Bao nhiêu tuổi được gọi là trẻ em năm 2024

Trẻ em là người dưới 18 tuổi. Quy định này ngay tại điều 1 của Luật Trẻ em đã gây tranh cãi đến tận phút cuối phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hôm 14/8.

Lý do nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 đến dưới 18 được Chính phủ lý giải là quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi của luật hiện hành chưa thực sự tương thích với công ước về quyền trẻ em.

Hai chiều lập luận

Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam đã phát triển ở mức nhất định, có khả năng áp dụng các quy định về quyền trẻ em đối với nhóm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, song lại không có cơ sở pháp lý để triển khai, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trình bày.

Quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi bảo đảm phù hợp hơn với công ước về quyền trẻ em, phù hợp với quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, Chính phủ nhấn mạnh.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng, cơ quan thẩm tra dự án luật tán thành nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi, vì điều chỉnh này có căn cứ lý luận, thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cũng đồng ý nâng lên 18 tuổi, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, tuổi đó mới hoàn thiện cả thể chất và tinh thần.

Một “phiếu thuận” khác cho việc nâng tuổi đến từ Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì “học sinh 14 tuổi đã đeo huy hiệu Đoàn, là cánh tay phải của Đảng rồi, nếu đến trường cấp 3 nói các cháu là trẻ em thì học sinh sẽ cười ầm cả sân trường”.

Vẫn theo tính toán của ông Hiển thì học sinh học xong lớp 9 đã 15 tuổi có thể vào trường nghề rồi, và 16 - 17 là tuổi “bẻ gẫy sừng trâu”, nên nếu không cẩn thận sự nâng độ tuổi là trẻ em sẽ làm chậm sự phát triển.

Với quan điểm không nên chỉ nhìn ra thế giới mà cần xem cái gì phù hợp với điều kiện của Việt Nam và được cuộc sống chấp nhận thì đưa vào luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị cần cân nhắc hết sức về quy định trẻ em và người chưa thành niên.

Ở Việt Nam thì trẻ em và vị thành niên là khác nhau nên cần phân biệt, không phải cứ dưới 18 tuổi là trẻ em, ông Hiện góp ý.

Để đảm bảo tính khả thi, Chủ nhiệm Hiện cho rằng cần lấy ý kiến nhóm tuổi từ 16 - 18 xem họ có chấp nhận là “trẻ em” hay không, chứ không nên ngồi trong phòng lạnh mà làm luật.

“Ra quán bia mà gọi mấy cậu 17 là trẻ em có khi nó lấy chai bia nó đập vào đầu”, ông Hiện bình luận.

18 tuổi thì đã là mẹ của trẻ em rồi, có nơi 18 tuổi có mấy con, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.

Luật cho người lớn

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là dự án luật nói về quyền trẻ em, nhưng làm luật này là cho người lớn, phải trả lời được câu hỏi người lớn đảm bảo các quyền đó thế nào.

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bày tỏ sự băn khoăn khi quy định về trách nhiệm của gia đình, của các ngành chức năng chưa rõ trong dự thảo luật.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phân tích, luật quy định rất nhiều quyền của trẻ em nhưng trẻ em không biết có quyền đó. Vì thế luật phải chủ động quy định là Nhà nước, nhà trường, gia đình làm việc gì để thực hiện quyền đó.

“Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu, có đâu, ở nông thôn còn khó, thành thị thì có miếng sân nào là chia sạch, đất thì cứ cắt ô chia hết cả, vỉa hè cũng bịt mất rồi, thuê để ôtô rồi”, Chủ tịch bình luận.

Và theo ông thì luật phải có chế tài để nhà nước, cac cơ quan liên quan đáp ứng các yêu cầu về quyền trẻ em, mà có sân chơi là một ví dụ.

“Qua báo chí thì thấy trẻ em bị xâm hại nặng nề quá, trẻ bị buôn bán, hiếp dâm, bắt cóc, giết rất man rợ. Rồi còn bị bạo lực tại gia đình, tại nhà trẻ, nhà trường. Lần này luật cũng phải tập trung vào quy định trách nhiệm và xử lý buộc tội những người thiếu trách nhiệm, chứ cứ kêu gọi thì không khả thi đâu”, Chủ tịch yêu cầu.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì trẻ em là người bao nhiêu tuổi? Và người chăm sóc trẻ em là ai? Căn cứ cụ thể tại văn bản nào?

  • Căn cứ Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định như sau: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định như sau: Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Như vậy trẻ em là người dưới 16 tuổi và người chăm sóc trẻ em được quy định cụ thể nêu trên. Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Bao nhiêu tuổi được gọi là trẻ em năm 2024
  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

  • Bao nhiêu tuổi được gọi là trẻ em năm 2024
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 7302 2286 E-mail: [email protected]

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Từ 16 đến 18 tuổi gọi là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Con gái 18 tuổi gọi là gì?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên.

Trẻ em từ 4 đến 9 tuổi gọi là gì?

Trẻ em hay trẻ nhỏ, con nít, đứa trẻ, đứa bé, đứa nhỏ, thiếu nhi, cháu bé, cháu nhỏ, trẻ thơ, bé thơ là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì về mặt sinh học,. Theo định nghĩa pháp lý, một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.

Bao nhiêu tuổi mới được gọi là Kid?

Lớp KIDS dành cho các bạn nhỏ từ 6-12 tuổi.