Bao lâu người dân mới tái đàn sau dịch tả châu Phi

Skip to content

Đây là câu hỏi trăn trở của người chăn nuôi lợn[heo] trên cả nước trước bão dịch tả lợn Châu Phi [DTLCP] đang lan rộng và khó kiểm soát như hiện nay

1.Tổng quan và dự báo DTLCP trên cả nước hiện nay và thời gian tới

1.1 Thực trạng dịch tả lợn Châu Phi trên cả nước

  • Tính đến ngày 31/05/2015 có 48 tỉnh và thành phố đang có DTLCP
  • Với trên 2 triệu con lợn bị tiêu hủy, tương đương 117 ngàn tấn bằng 6,5 % tổng đàn lợn Toàn quốc
  • DTLCP có diễn biến phức tạp và công tác chống bệnh tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều hạn chế
  • Việt Nam cũng như trên Thế giới vẫn chưa có vacxin đặc trị bệnh dịch một cách đại trà
  • Nhiều hộ chăn nuôi rơi vào cảnh kiệt quệ sau,trắng tay vì tiêu hủy lợn bệnh

1.2 Xu hướng tăng giá thịt lợn từ nay đến Tết nguyên đán 2020

  • Trung Quốc thị trường xuất khẩu thịt lợn chính của Việt Nam cũng đang thiếu nguồn thịt sau cơn bão DTLCP
  • Thịt lợn vẫn chiếm 70% nhu cầu thực phẩm trong bữa ăn của người Việt
  • DTLCP như diễn biến hiện nay có khả năng xóa sổ đàn lợn của Việt Nam
  • Không riêng gì Việt Nam,Trung Quốc mà bệnh cũng đang lây lan ra nhiều nước khác trong khu vực
  • Chính vì vậy giá lợn tăng là điều tất yếu

1.3 Tái đàn lợn sau Dịch tả lợn Châu Phi là nên hay không nên ?

  • Gía lợn tăng,hi vọng tái đàn lợn sẽ gỡ lại kinh tế cho người chăn nuôi là động lực để họ đưa ra câu hỏi trên
  • Nhưng Tái đàn lợn lúc này như đánh một canh bạc đỏ đen với người chăn nuôi nước ta hiện nay vậy
  • Bởi sau khi DTLCP đi qua,họ gần như mất hết,kiệt quệ về kinh tế cũng như tinh thần
  • Nguy cơ rủi ro khi bệnh quay trở lại vẫn đau đáu trong đầu họ
  • Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi là một hướng đi kinh tế cho nhiều người chăn nuôi sau đại dịch tả lợn Châu Phi
  • Nhưng chuyển đổi vật nuôi không dễ bởi chuồng trại,thức ăn,kĩ thuật,nguồn giống,thị trường đầu ra
  • Muốn tài đàn lợn lúc này phải được dựa trên nhiều yếu tố

2. Các bước chuẩn bị để Tái đàn lợn cho người chăn nuôi

2.1 Điều kiện để có thể tái đàn lợn sau DTLCP

  • Với các địa phương đang trong vùng dịch thì không nên tái đàn vì nguy cơ dịch quay trở lại là rất cao
  • Chỉ được tái đàn sau thời gian ít nhất 1-1,5 tháng kể từ khi địa phương đó công bố hết dịch
  • Chỉ nên tái đàn 10% so với quy mô dự kiến trong 30 ngày, lấy mẫu xét nghiệm nếu âm tính với DTLCP thì tiếp tục nuôi

2.2 Các biện pháp bắt buộc để người chăn nuôi có thể tái đàn lợn

a, Khuyến cáo từ các chuyên gia Thú y

  • Tiên quyết phải đảm bảo nguồn giống lợn nuôi phải sạch bệnh
  • Virus DTLCP có thể tồn tại trong dãi rớt,máu,da khô của con lợn,dụng cụ chăn nuôi,con người,côn trùng……
  • Đẩy mạnh phun sát trùng chuồng trại
  • Xây dựng hệ thống kín hay các biện pháp an toàn sinh học tức
  • Ngăn cản tối đa sự lây lan mầm bệnh từ bên ngoài vào bên trong và ngược lại
  • Dọn dẹp,đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi ra khỏi khu chuồng
  • Ngâm dụng cụ chăn nuôi trong thuốc sát trùng từ 2-3 ngày,đem phơi khô để sử dụng tiếp
  • Dùng vôi củ trải đều lên nền chuồng,phun nước vào như khi tôi vôi xây nhà
  • Phía ngoài chuồng kết hợp phun vôi bột và phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh 

b,Một số lưu ý mà bà con dễ mắc sai lầm khi sát trùng chuồng trại

  • Mỗi loại thuốc sát trùng có nồng độ pha khác nhau theo khuyến cáo từ để tiêu diệt virus gây bệnh
  • Không phải cứ pha đậm đặc là tốt vì vô hình chung vừa tốn kém lại làm hỏng dụng cụ chăn nuôi
  • Thuốc sát trùng chủ yếu nên dùng là foocmol được pha từ 1,5-2 %
  • Lưu ý khi phun foocmol phải đeo găng tay,đồ bảo hộ cho người phun trực tiếp
  • Cách phun:phun với áp lực lớn sau khoảng 1 phút,dụng cụ chăn nuôi hoặc nền chuồng có độ ẩm nhất định
  • Dùng ngón tay miết vào dụng cụ chăn nuôi hay nền chuồng thấy ướt ngón tay là được
  • Phun 3 ngày/lần trong suốt thời gian xảy ra bệnh dịch
Lưu ý: Hiện chưa có vacxin chống DTLCP, bà con hãy cẩn trọng với các đối tượng trục lợi khi đưa thông tin giả mạo

Bài viết có thể rất hữu ích

Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam và cuộc chiến chưa có hồi hết?Nên làm gì để không bị cái chết trắng

Nguồn: Nông nghiêp-Nông thôn-Nông dân [VTC16]

Tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi: Cần đảm bảo các giải pháp an toàn 

 Sau cơn “bão” dịch tả lợn châu Phi [DTLCP], chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh sụt giảm lớn. Để bù đắp nguồn cung, tỉnh ta đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tăng cường tái đàn lợn, tăng thêm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường, cụ thể là trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 việc đảm bảo an ninh lương thực cũng là điều cấp thiết. Tuy nhiên, việc tái đàn cần có những biện pháp tuần tự để kiểm soát và bảo đảm an toàn sinh học.

 Cụ thể, chỉ nên tái đàn tại các cơ sở chăn nuôi chưa bị bệnh hoặc bị dịch nhưng đã qua 30 ngày không tái phát và đã công bố hết bệnh DTLCP, phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học tuyệt đối, đây là điều kiện tiên quyết để người chăn nuôi có thể tái đàn và “sống chung” với dịch tả lợn châu Phi. Bởi dịch tả lợn châu Phi là bệnh dịch nguy hiểm với nhiều chủng virus có độc lực cao, tồn tại lâu trong môi trường, có nhiều nguồn phát tán và đặc biệt là chưa có thuốc chữa cũng như vaccine phòng bệnh. Do đó, nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh rất cao. Người chăn nuôi phải xác định tâm lý cảnh giác và sống chung với dịch bệnh. Việc tái đàn lợn, khi đủ điều kiện phải theo lộ trình cụ thể: Mới tái đàn chỉ được phép nuôi 10% số lượng so với trước khi có dịch, có thể nuôi tại cơ sở. Sau 30 ngày nuôi sẽ lấy mẫu xét nghiệm, nếu cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP, khi đó mới nâng dần số lượng lợn nuôi theo năng lực của cơ sở. Việc tái đàn lợn cũng chỉ được thực hiện khi cơ sở chăn nuôi có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo được các yêu cầu về an toàn sinh học trong chăn nuôi, chủ động kiểm soát về con giống và nguồn thức ăn. Cơ sở chăn nuôi phải định kỳ thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi; hạn chế người không có nhiệm vụ ra, vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn các loại vật khác đến. Trước mắt, các hộ chăn nuôi nên tập trung ưu tiên tái đàn lợn nái các loại để có con giống tại chỗ phục vụ nhu cầu chăn nuôi. Trong quá trình tái đàn, cần bám sát theo mục tiêu, không nên thực hiện một cách ồ ạt mà phải triển khai đúng với lộ trình, hướng dẫn của T.Ư, và tỉnh; bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế, đồng thời kiểm soát tốt các nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh, không để tái phát dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, các cơ sở chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giống, sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi lợn. Đồng thời, xây dựng quy trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn theo chuỗi sản phẩm; hình thành được những mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc.

Để đảm bảo việc tái đàn diễn ra an toàn, hiệu quả, người chăn nuôi khi tổ chức tái đàn và tăng đàn lợn phải lựa chọn mua con giống ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, Trung tâm giống vật nuôi là đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc, giống ông bà, sản xuất các loại giống vật nuôi cấp bố mẹ đáp ứng một phần nhu cầu giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Với việc thường xuyên nhập ngoại những giống mới và cho lai tạo, chọn lọc những dòng giống phù hợp, hy vọng sẽ đáp ứng một phần con giống tốt, an toàn, sạch bệnh cho người chăn nuôi tái đàn.


TT Giống vật nuôi Quảng Bình

Video liên quan

Chủ Đề