Người giao chỉ là ai

Theo sự khảo cứu của ông Đào Duy Anh, ở đời thái cổ từ Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương trong lịch sử Trung Hoa, trong khi người Hán tộc đương quanh quẩn ở lưu vực sông Hoàng Hà và sông Vị Thủy thì ở miền Nma trong khoảng lưu vực sông Dương Tử, sông Hán và sông Hoài có những giống người văn hóa khác hẳn với văn hóa người Phương Bắc.

Trong thư tịch của người Trung Hoa, bọn người đó là Man Di sống ở bên các bờ sông, bờ biển, các đầm hồ và trong các rừng hoang. Họ sinh hoạt bằng nghề chai lưới, săn bắt. Họ có tục đặc biệt là xâm mình và cắt tóc ngắc; để giải thích phong tục đó người ta nói rằng người Man Di hằng ngày lăn lội dưới sông, biển thường bị giống Giao Long làm hại nên xêm mình thành hình trạng Giao Long để Giao Long tưởng là vật cùng người giống mà không giết hại.

Từ đời Nghiêu Thuấn, một dân tộc khai hóa rất sớm là người Giao Chỉ đã giao thiệp với người Hán tộc. Đem đối chiếu những điều trong thư tịch thì Giao Chỉ ở về miền Hồ Nam ngày nay, gần hồ Động Đình và núi Nam Lĩnh.

Người Hán tộc gọi nhóm Man Di đó là Giao Chỉ. Ban đầu người Giao Chỉ xâm mình để thành hình trạng Giao Long rồi dần dần chính họ phát sinh mối tin tưởng mình là đồng chủng của giống Giao Long. Quan niệm “Tô Tem” bắt nguồn từ chỗ này. Người Hán thấy họ có hình trạng Giao Long, thờ Giao Long làm tổ nên gọi nơi họ ở là Giao Chỉ tức là miền đất của giống người Giao Long.

Một thuyết khác cho rằng người Giao Chỉ có tên này do hai ngón chân cái giao nhau.Theo hai Bác sĩ P. Huard và Bigot trong Bulletin de la Société Médico-Chirurgicale de L’Indochine quyển XV, số 5 tháng 5, năm 1937 trang 489-506, dưới tiêu đề: “Les Giao Chỉ” thì việc người Giao Chỉ có hai ngón chân cái giao nhau không đáng coi là một điều đặc biệt, tức là nhiều dân tộc khác ở Á Đông cũng có hình tích này.

Bộ Từ Nguyên [quyển Tí, trang 141] chép: Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp có tiếng đối trụ, lân trụ để gọi loài người nhau]. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp với nghĩa đối trụ vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau. [Chữ Giao Chỉ chép ở Sử Tầu trước nhất vào đời Thần Nông].

Ngoài nghề đánh cá là nghề căn bản, người Giao chỉ ở nơi đầm lầy hay đất bồi đã biết trồng trọt và làm ruộng. Trong lúc này, ở khoảng giữa hồ Động Đình và hồ Phiên Dương từ đời Nghiêu Thuấn đã có giống người Tam Miêu biết nghềcanh nông rồi; và người Giao Chỉ đã ở trên một phần đất của người Tam miêu. Căn cứ vào nghề đánh cá, nghề nông cùng chế độ vật tổ là đặc tính của xã hội thị tộc, người ta cho rằng người Giao Chỉ bấy giờ ít nhất cũng là ở cuối đời đá cũ và đầu đá mới [đã đẽo với đá mài] tuy chưa tìm được di tích sinh hoạt gì của họ ở dưới đất. Còn về thời Nghiêu Thuấn, những đồ làm ruộng toàn bằng đá cả, xét vào các di vật đào được ở Ngưỡng Thiều tỉnh Hà Nam và ở lưu vực sông Hoàng Hà.

Họ làm nhà bằng cây, bằng tre hay nứa, có lẽ như nhà sàn của người thượng du ngày nay, trên các đầm hồ hay khe núi. [Theo thiên Vũ Cống ở miền đất châu Kinh có nhiều tre].

Sách xưa chép ở phía Nam đất Giao Chỉ, cuối đời Chu nước Việt Thường đã có phen thông sứ với Chu Thành vương và có cống một con bạch trĩ. Nước Việt Thường xuất hiện có lẽ đã lâu lắm từ đầu đời nhà Chu ở trên địa bàn cũ của nước Tam Miêu [ở giữa hồ Động Đình và hồ Phiên Dương], trung tâm điểm của nước ấy là xứ Việt Chương. Vua Sở Hùng Cừ [thế kỷ thứ 9] phong cho con út là Chấp Tỳ ở đây. Nước Việt Thường bắt đầu suy từ khi có Sở thành lập ở miền Hồ Nam, Hồ Bắc sau những cuộc lấn đất về phía Tây [của Việt Thương qua đến đời Hùng Cừ đất Việt Chương ở miền hồ Phiên Dương thời hết]. Người Việt Thường cũng sinh hoạt bằng nghề đánh cá như người Giao Chỉ, có lẽ cũng có tục xâm mình nhưng họ thông thạo nghề nông hơn. Theo thiên Vũ Cống thì miền châu Kinh và châu Dương có những sản vật như

vàng, bạc, gỗ quý để làm nhà, các thứ trúc để làm nỏ, lông chim, da bò, ngà voi, da tê ngưu , vải gai… Dân Việt Thường còn biết chế độ đồng đỏ. Trình độ kỹ thuật đã tới trình độ đá mới. Họ cũng sống theo chế độ thị tộc và cũng có tín ngưỡng “Tô Tem” như người Giao Chỉ.

Mối quan hệ giữa người Giao Chỉ và Việt Thường thế nào đến nay vẫn chưa được rõ rệt chỉ biết rằng khi Việt Thường xuất hiện thì tên Giao Chỉ không còn nữa. Và địa bàn ức đoán của Việt Thường choán một phần Đông Nam của Đại bàn ức đoán của người Giao Chỉ.

Ngoài ra Việt Thường với Giao Chỉ đều là người Man Di thuộc về Việt tộc là giống người đã sinh tụ ở khắp lưu vực sông Dương Tử, từ miền Vạn Huyện [đời Chu là nước Quý Việt], tỉnh Tứ Xuyên ra tới biển, nghĩa là suốt Châu Kinh, Châu Dương trong Vũ Cống.

Cứ những điều chúng ta biết về đặc tính văn hóa thì Việt tộc vào thời đó có lẽ không thuộc ảnh hưởng chủng tộc Mông Gô Lích một phần nào như người Hán, tuy chưa thể nói thấy tục xâm mình là tục đặc biệt của các dân tộc thuộc giống Anh-đô-nê-dieng ở miền nam và Tây Nam Á Châu, [từ người Miêu Tử, Lô Lô, Mán, Lái, Lê, Dao, Xa, Đản, Đông cho đến người Dayak ở đảo Bornéo đều là di duệ của người Man Di]. Đám người này, theo các nhà nhân chủng học chia ra hai giống Tạng Miến [Tibéto-birman] và Anh-đô-nê- dieng. Nhưng họ không khác biết nhau mấy, ngay cả về đặc tính kỹ thuật. Theo các nhà bác học Leroy, Gourhan về nhân loại học, người Anh-đô-nê-diêng và giống Tạng Miến gần nhau quá, nếu có khác nhau thì sự khác biệt đó cũng hết sức mỏng manh, có lẽ vì sự pha trộn tức là sự lai giống. Hai đám dân tộc này phải chăng đã sống gần gũi nhau nên có sự trạng này hay là để cùng thoát thai ở một gốc? Và chúng tôi nghĩ rằng cái gốc người ta đề cập đó có lẽ là Việt tộc. Các nhà tiền sử học và ngôn ngữ học phát biểu rằng suốt từ miền A-Xam ở phía Bắc Ấn Độ trải qua Nam Bộ Trung Hoa xuống tới Nam Dương quần đảo có một thứ văn hóa hiện nay còn di tích trong các dân tộc Anh-đô-nê-diêng. Chúng ta có thể ngờ rằng người Việt tộc xưa có lẽ là một nhánh của chủng tộc Anh-đô-nê-diêng. Chủng tộc này trong thời thái cổ đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Á Châu.


Có một “huyền thoại” lưu truyền rất rộng rãi về bàn chân Giao Chỉ, với hai ngón cái choãi ra, chạm vào nhau, đó mới là đặc điểm người Việt cổ, còn chúng ta không liên quan gì tới người Việt cổ bởi không còn giữ được đặc điểm đó [!]. Thật kỳ lạ là cho đến tận bây giờ, “huyền thoại” đó vẫn được lưu truyền rộng rãi, ít được xác thực những thông tin liên quan tới nó. Câu chuyện xoay quanh khái niệm Giao Chỉ này tuy “đơn giản”, nhưng đã gây được ảnh hưởng [tiêu cực] không hề nhỏ tới tâm lý của người Việt, gây ra những hiểu lầm, mặc cảm trong tâm tư, tình cảm của người Việt. Vì lý do đó, và cũng là để “giải ảo” “huyền thoại” này, tôi sẽ thực hiện bài khảo cứu này để tìm hiểu về khái niệm Giao Chỉ và bàn chân giao chỉ, cũng như xét lại tính thiếu thực tế và cơ sở khoa học của nó.

1/ Nguồn gốc hai chữ Giao Chỉ

Vấn đề nguồn gốc chữ Giao Chỉ, hay giải nghĩa của nó liên quan tới ngón chân, không chỉ xuất hiện gần đây, mà đã có từ rất lâu rồi: thế kỷ 8 SCN, Đỗ Hựu, soạn giả của Thông Điển đời Đường, có ghi: “Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ [chỉ là ngón chân cái]”. [3]

Các thông tin về bàn chân Giao Chỉ sau đó được ghi lại với nhiều cách giải nghĩa khác nhau nhưng đều hướng về “chân”:

“Về chữ “chỉ” trong từ ghép “Giao Chỉ”: Khang Hy Tự Điển, Từ Hải ấn hành từ 1947 về trước, Hán Việt Tự Điển của Thùy Chửu đều giảng nghĩa “chỉ” là cái chân. Riêng Hán Việt Tự Điển của Thùy Chửu và Từ Hải ấn hành sau 1950 có ghi chú thêm: sau này cũng gọi “chỉ” là ngón chân.” [3]

“Về Giao Chỉ, Từ Hải ghi: Theo sách Lễ Vương chế, người Man ở phương Nam, xâm trán, giao chỉ. Lại giảng rõ thêm: chỉ là chân vậy. Người Man khi nằm, đầu hướng vào trong, chân hướng ra ngoài, hai chân gác tréo lên nhau nên gọi là giao chỉ.” [3]

Các học giả Việt Nam sau này đều theo các cách giải nghĩa từ Giao Chỉ trong sách vở Trung Hoa.

Tới thời Pháp thuộc, thông tin về bàn chân Giao Chỉ này còn được “ghi lại” và tuyên truyền bởi người Pháp: vào năm 1868, ông bác sĩ Thorel người Pháp của đoàn thám hiểm Doudart de Lagrée cho rằng “hai ngón chân cái giao nhau là ‘một đặc điểm của giống người An Nam'”, và sau này, các học giả Pháp khác cũng hoạ theo ý kiến đó của ông Thorel. [2]

Chúng ta có thể thấy ngay là vấn đề này được “ghi lại” bởi những kẻ thù của chúng ta, một trong thời Hán thuộc, còn lại trong thời Pháp thuộc, và hai thời kỳ này chế độ đô hộ ra sức tấn công vào tinh thần dân tộc của người Việt, với mục đích đồng hoá và dễ cai trị hơn, nên nếu là người Việt, đáng lẽ chúng ta phải chất vấn ngay tính xác thực của chúng, bởi họ có đủ động cơ để gắn những mục đích không tốt vào câu chữ của mình. Thế nhưng, chúng ta không hề chất vấn chúng, mà thậm chí còn tán đồng và ủng hộ nữa. Và rồi sau đó thông tin này trở lại, và “ám ảnh” người Việt trong suốt mấy thập kỷ vừa qua, gây không ít hệ luỵ với tinh thần của dân tộc, khiến họ hiểu nhầm về nguồn gốc dân tộc mình, mang trong mình một mặc cảm tự ti về một dân tộc “dị chủng”.

Về nghĩa của chữ Giao trong Giao Chỉ, Tiến sĩ Nguyễn Việt lý giải: chữ Giao được sử dụng với hàm ý “vùng đất thấp ngập nước ven biển”, được sử dụng đầu tiên trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Phải đến tận khi tây Hán thôn tính Nam Việt, thì mới xuất hiện địa danh Giao Chỉ bao gồm các quận hành chính như Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Tượng Quận, sau đó Giao Chỉ được đổi thành Giao Châu, bao gồm quận Giao Chỉ ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Và Giao trong Giao Chỉ có thể tương đồng với Lạc, có nghĩa là vùng đất thấp ngập, nằm trong cách gọi phân biệt tộc người theo vùng cư trú: cao – thấp, núi – biển, cao khô – thấp ướt, như việc người Việt gọi những người vùng thấp là Việt Rặc [Lạc Việt] và những người Việt vùng cao là Việt Âu. “Chỉ” và “Châu” trong Giao Chỉ, Giao Châu đều cùng nghĩa chỉ địa danh cư trú lớn, tương tự với nghĩa của “vùng”. Và theo Tiến sĩ Nguyễn Việt, suy diễn “chỉ” là ngón chân choạc ra của người Việt là thiếu cơ sở khoa học. [1]

3/ Và “bàn chân giao chỉ” có cơ sở và căn cứ khoa học nào nào không?

Có hai trường hợp dẫn đến sự biến dị ở ngón chân cái:

a. Dân tộc ta là một dân tộc gốc nông nghiệp, đời sống gắn bó chặt chẽ với ruộng đồng, đôi chân thường xuyên đi chân đất, để làm ruộng cho được tiện lợi, và khi lội bùn, ngón cái phải choãi ra để giữ thăng bằng, tránh bị ngã. Cùng với đó là một chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thiếu canxi, khiến cho xương dễ bị biến dạng, nên hai ngón chân cái dễ toẽ ra, hình thành bàn chân “giao chỉ” như bức tranh dưới đây. [2]

b. Hiện tượng biến dị ở chân: đây là hiện tượng hai ngón chân cái chệch ra ngoài không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nhóm dân tộc khác như Mã Lai, Thái Lan, Trung Hoa, Ả Rập, Melanesia và người Negrito da đen, chỉ khác nhau ở mức độ. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý, mà có thể coi là một biến dị lại tổ [variation atavique] do xương mọc không thẳng như bình thường. Hiện tượng này thường sẽ mất sau 1-2 thế hệ. [2]

Và dù là trường hợp a hay trường hợp b, thì theo PGS Hà Văn Phùng, Viện trưởng Viện khảo cổ học, kiểu ngón chân có dạng giao nhau này đều là do bệnh lý chứ không phải là đặc điểm đặc trưng của người Việt. Các bộ xương Việt cổ thời Đông Sơn hay thời thuộc Hán sau này, đều không có đặc điểm đó, thế nên, chỉ có thể nói một bộ phận nhỏ, hoặc rất nhỏ trong toàn thể dân tộc Việt có đặc điểm đó. Các “bàn chân Giao Chỉ” chỉ trong một thời gian ngắn đã biến mất trong các thế hệ sau, thể hiện rõ tính thiếu căn cứ khoa học của nó.

Vậy nên, chúng ta có thể khẳng định ngay: nói tổ tiên người Việt có ngón chân Giao Chỉ là hoàn toàn không chính xác, và cũng không có cơ sở cả về thực tiễn lẫn khoa học.

Bàn chân Giao Chỉ không chỉ không có căn cứ khoa học, mà lịch sử, ngữ âm cũng đều khác với những gì được diễn giải. Chúng ta nên cẩn trọng hơn khi lưu truyền và đón nhận những thông tin lệch lạc tương tự như thế.

Video liên quan

Chủ Đề