Bảo lãnh thuế là gì

08:23, 20/10/2016

Từ ngày 01/9/2016, ngoài quy định về nộp thuế thì người nộp thuế có thể bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu [XK], nhập khẩu [NK]. Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Luật thuế XK, NK.

Mục lục bài viết

Theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP, người nộp thuế thực hiện bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung. Trong đó:

Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng [TCTD] hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thủ tục áp dụng bảo lãnh riêng số tiền thuế phải nộp cho 01 tờ khai hải quan được hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:

  • Người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của TCTD nhận bảo lãnh cho cơ quan hải quan;
  • Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo, nội dung thư bảo lãnh và xử lý việc bảo lãnh như sau:
    • Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không được quá thời hạn quy định;
    • Nếu số tiền thuế bảo lãnh < số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh. Nếu người nộp thuế muốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh trước khi nhận hàng.

      Đối với hàng hóa nhập khẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có số tiền bảo lãnh

    • Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Nếu có nghi ngờ về tính trung thực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với TCTD bảo lãnh để xác minh.
  • Theo dõi, xử lý việc bảo lãnh:
    • Hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hết số tiền thuế được bảo lãnh thì TCTD nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp [nếu có] thay cho người nộp thuế;
    • Cơ quan hải quan theo dõi, đôn đốc nhắc nhở người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
      Cơ quan hải quan nơi phát hiện TCTD nhận bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trên Hệ thống dữ liệu điện tử [nếu đã có Hệ thống dữ liệu điện tử] cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận Thư bảo lãnh của TCTD đó;
    • Trường hợp người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cùng đồng thời nộp thuế, tiền chậm nộp [nếu có] thì tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp thừa được hoàn trả cho TCTD nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh chung là việc TCTD hoạt động theo quy định của Luật các TCTD cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp.

Thông tư 38 quy định thủ tục đối với hình thức bảo lãnh chung như sau:

  • Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá XK, NK người nộp thuế có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá NK;
  • Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh:
    • Nếu đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá XK, NK của người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo qui định.
    • Nếu không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh và thông báo cho người nộp thuế biết.
    • Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản trao đổi với TCTD bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định;
  • Trong trường hợp số tiền bảo lãnh còn lại < số tiền thuế phải nộp thì được xử lý tương tự như quy định ở bảo lãnh riêng
  • Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự bảo lãnh riêng và phải theo dõi trừ lùi, đảm bảo số tiền thuế mỗi lần bảo lãnh phải ≤ số dư của bảo lãnh chung và được khôi phục hạn mức bảo lãnh tương ứng với số thuế đã nộp của tờ khai sử dụng bảo lãnh. Hạn mức còn lại của thư bảo lãnh được căn cứ trên hạn mức ban đầu của thư bảo lãnh trừ [-] số tiền thuế đã thực hiện bảo lãnh cộng [+] số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước cho các tờ khai đã thực hiện bảo lãnh chung;
  • Trường hợp TCTD nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung [hủy ngang]: Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của TCTD nhận bảo lãnh thì thực hiện dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó trên Hệ thống, có văn bản thông báo cho TCTD việc chấp thuận dừng bảo lãnh chung với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt [nếu có] của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.

Tổ chức tín dụng trong trường hợp nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp [nếu có] thì tổ chức này có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan.

Những vấn đề liên quan đến nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

  • Từ khóa:
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP
  • Bảo lãnh riêng
  • Bảo lãnh tiền thuế

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về bảo lãnh
  • 2. Khái niệm bảo lãnh theo luật dân sự
  • 3. Chủ thể của bảo lãnh
  • 4. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
  • 5. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
  • 6. Nội dung của bảo lãnh

1. Quy định chung về bảo lãnh

Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Việc bảo lãnh phải được thành lập văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người được bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt; việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thoả thuận của các bên.

2. Khái niệm bảo lãnh theo luật dân sự

Thông thường, bên có nghĩa vụ trong các quan hệ nghĩa vụ là bên bảo đảm trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ không có điều kiện để đảm nhận sự bảo đảm đó trước bên có quyền. Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng và xác lập quan hệ nghĩa vụ mà vẫn bảo đảm được quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó, pháp luật quy định người khác có thể đứng ra cam kết trước người có quyền về việc thay người có nghĩa vụ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ".

3. Chủ thể của bảo lãnh

Theo khái niệm về bảo lãnh đã nêu trên thì khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra sẽ xuất hiện nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau và có sự liên hệ nhất định giữa các quan hệ đó [Ví dụ: A, B, C].

Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh [được hình thành từ sự thoả thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật], quan hệ giữa A với c là quan hệ bảo lãnh [được hình thành từ sự thoả thuận giữa A và C], quan hệ giữa c với B chỉ phát sinh khi c đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A [được gọi là nghĩa vụ hoàn lại].

Về chủ thể: Chủ thể của quan hệ bảo lãnh là A và c, trong đó c là bên bảo lãnh, A là bên nhận bảo lãnh; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là A và B, trong đó A là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại là c và B trong đổ c là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ.

Về sự liên hệ giữa các quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng bảo lãnh [nên B đồng thời được gọi là bên được bảo lãnh]; quan hệ giữa A với c là quan hệ bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của B; qụan hệ giữa c với B là quan hệ mà trong đó B phải hoàn trả cho c các lợi ích mà c đã thay B thực hiện cho A.

Từ việc xác định trên cho thấy khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra thì ngoài các bên chủ thể trong quan hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh [C] và bên nhận bảo lãnh [A], còn có một chủ thể liên quan là bên được bảo lãnh [B].

Bên được bảo lãnh bao giờ cũng là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc hoặc không biết về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.

4. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh

Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bão lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.

Như chúng ta đã biết, lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Chỉ thông qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo đảm được một lợi ích vật chất. Vì vậy, người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh.

Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thoả mãn thì người nhận bảo lãnh phải thực hiện một công việc. Trong Trường hợp này, người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.

Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị thì người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.

Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu không có thoả thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh; đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại. Như vậy, phạm vi bảo lãnh gồm bao nhiều phần so với tổng giá ttị của nghĩa vụ chính tuỳ thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh.

5. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trước bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bắt đầu từ thời điểm nào thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể.

Pháp luật hiện hành có quy định rằng bên bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” [Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015]. Theo quy định trên thì thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định theo hai trường hợp sau:

Thứ nhất, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh đến thời hạn thực hiện. Xác định việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời điểm này trong trường hợp các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thoả thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy, trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ kể từ thời điểm bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đến hạn.

Thứ hai, khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Neu các bên trong quan hệ bảo lãnh có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì dù nghĩa vụ đã đến thời hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện, bên nhận bảo lãnh vẫn không được quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đó khi chưa có đủ căn cứ để xác định bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp này được xác định từ thời điểm có đủ căn cứ để xác định về việc bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.

6. Nội dung của bảo lãnh

Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt. Khi đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thoả thuận giữa họ với người được bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định.

Trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ mà giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh không có thoả thuận khác thì nghĩa vụ của những người cùng bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh được xác định theo nghĩa vụ liên đới và họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh. Vì vậy, người nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bất cứ người nào trong số những người cùng bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Khi một trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh thì có quyền yêu càu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện cho mình phần nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã bảo lãnh.

Theo nguyên tắc, khi bên được bảo lãrih không thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được chuyển cho bên bảo lãnh, cho nên nếu người bảo lãnh được người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì người được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ [khoản 1 Điều 341].

Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh [Điều 341 Bộ luật dân sự].

Biện pháp bảo lãnh chấm dứt theo các căn cứ quy định tại Điều 343 Bộ luật dân sự năm 2015.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề