Báo cáo tự kiểm tra văn bản qppl năm 2024

việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật [khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP].

2. Các phương thức kiểm tra văn bản QPPL ?

Hoạt động kiểm tra văn bản được thực hiện thông qua các phương thức sau :

- Tự kiểm tra văn bản do chính cơ quan ban hành văn bản thực hiện.

- Kiểm tra văn bản theo thẩm quyền của cơ quan cấp trên đối với văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành, gồm:

+ Kiểm tra văn bản do cơ quan, người ban hành văn bản gửi đến;

+ Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;

+ Kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản, chuyên đề, ngành, lĩnh vực.

3. Thẩm quyền kiểm tra văn bản QPPL ở địa phương ?

- Thẩm quyền tự kiểm tra văn bản: HĐND, UBND các cấp tự kiểm tra văn bản do mình ban hành.

+ Ban Pháp chế HĐND giúp HĐND thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của HĐND;

+ Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp là đầu mối giúp UBND cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;

+ Công chức tư pháp - hộ tịch giúp UBND cấp xã thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.

- Thẩm quyền kiểm tra văn bản theo thẩm quyền:

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện ;

+ Chủ tịch UBND cấp huyện kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp xã.

+ Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản do HĐND, UBND ban hành theo thẩm quyền nêu trên.

4. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm như thế nào trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL?

Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản như sau [Điều 185]:

- Quy định cụ thể quy chế kiểm tra, xử lý văn bản tại địa phương;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản ở địa phương;

- Đôn đốc, chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở địa phương;

- Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội thi về công tác kiểm tra, xử lý văn bản của địa phương; định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp [đối với cấp tỉnh], UBND cấp tỉnh [đối với cấp huyện] về công tác kiểm tra văn bản;

- Phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan kiểm tra văn bản thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền;

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; tổ chức và quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản tại địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học về kiểm tra văn bản;

- Tổ chức mạng lưới thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra văn bản;

- Khen thưởng, kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản ở địa phương mình; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và đề nghị HĐND, UBND cấp tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền.

5. Khi tiến hành kiểm tra văn bản QPPL cần kiểm tra những nội dung nào?

Theo quy định tại Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP thì nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của văn bản theo các nội dung, bao gồm:

- Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.

- Kiểm tra về nội dung của văn bản.

- Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.

Nội dung kiểm tra văn bản được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nội dung kiểm tra

Thẩm quyền

Nội dung văn bản

Căn cứ ban hành

Thể thức, kỹ thuật trình bày

Trình tự, thủ tục

6. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử lý văn bản QPPL trái pháp luật?

Theo quy định tại Điều 120 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện như sau:

- Đối với văn bản trái pháp luật do UBND cấp dưới trực tiếp ban hành thì quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ.

Ví dụ: Khi Sở Tư pháp tỉnh A kiểm tra, phát hiện văn bản của UBND huyện B ban hành có nội dung trái pháp luật sẽ thực hiện việc kết luận kiểm tra và gửi cho UBND huyện B để xem xét, xử lý theo quy định. Trường hợp UBND huyện B không thực hiện việc xem xét, xử lý hoặc Sở Tư pháp không đồng ý với kết quả xử lý đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Tư pháp sẽ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh A xem xét, quyết định đình chỉ thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND huyện B.

- Đối với nghị quyết trái pháp luật do HĐND cấp dưới trực tiếp ban hành thì quyết định đình chỉ việc thi hành và báo cáo UBND để đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ

Ví dụ: Khi Sở Tư pháp tỉnh A kiểm tra, phát hiện văn bản của HĐND huyện B ban hành có nội dung trái pháp luật sẽ thực hiện việc kết luận kiểm tra và gửi cho HĐND huyện B thực hiện xem xét, xử lý theo quy định. Trường hợp HĐND huyện B không xử lý hoặc Sở Tư pháp không đồng ý với kết quả xử lý đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Tư pháp sẽ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh A xem xét, quyết định đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND huyện B và báo cáo UBND để đề nghị HĐND tỉnh A bãi bỏ tại Kỳ họp HĐND gần nhất.

  1. Hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL?

Các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Điều 133 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, gồm:

- Không gửi văn bản theo quy định; không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản.

Ví dụ: Ngày 01/01/2020, HĐND, UBND cấp huyện ban hành văn bản QPPL thì chậm nhất ngày 04/01 HĐND, UBND cấp huyện phải gửi văn bản đến Sở Tư pháp để kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, quá thời hạn trên là vi phạm Luật ban hành văn bản QPPL.

- Không thực hiện việc đăng Công báo, niêm yết các văn bản QPPL đã được xử lý theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ngày 01/01/2021 HĐND, UBND cấp huyện hoặc cấp xã ban hành văn bản QPPL thì chậm nhất ngày 04/01 HĐND, UBND cấp huyện hoặc cấp xã phải niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND cấp huyện hoặc cấp xã hoặc các địa điểm khác theo quy định tại Điều 98 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, thời gian niêm yết phải đảm bảo liên tục và ít nhất đến ngày 01/02/2021. Trường hợp niêm yết chậm hơn hoặc niêm yết không đủ 30 ngày liên tục đều là hành vi vi phạm Luật Ban hành văn bản QPPL.

- Không tổ chức tự kiểm tra để phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật do mình ban hành.

- Không xử lý văn bản khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra hoặc yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan thông tin đại chúng.

- Có hành vi cản trở, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra trong quá trình kiểm tra văn bản.

- Báo cáo sai sự thật khi thực hiện các quyền quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 132 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản do mình ban hành.

- Những hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản.

Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản, cơ quan, người có văn bản được kiểm tra phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL được kiểm tra có quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 132 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được kiểm tra có các quyền sau đây:

- Được thông báo về kế hoạch, nội dung kiểm tra, nội dung được yêu cầu.

- Trình bày ý kiến liên quan đến nội dung văn bản được kiểm tra.

- Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước không được phép cung cấp theo quy định của pháp luật.

- Giải trình và đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản xem xét lại kết luận kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật.

- Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản vẫn quyết định xử lý theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP thì cơ quan, người có văn bản được kiểm tra có quyền đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản xem xét lại quyết định xử lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại quyết định xử lý, nếu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản không trả lời thì cơ quan, người có văn bản được kiểm tra có quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nếu cơ quan, người đã xử lý văn bản là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, hoặc báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nếu cơ quan, người đã xử lý văn bản là HĐND, Chủ tịch UBND cấp huyện.

Chủ Đề