Bản xứ và bản ngữ khác nhau thế nào

Nhiều bạn khi học tiếng Anh luôn thích được học với giáo viên bản ngữ hơn. bởi giáo viên bản xứ phát âm chuẩn hơn; biểu cảm đa dạng, tự nhiên; có cơ hội được nghe những câu chuyện văn hóa hay kinh nghiệm sống từ vùng đất khác.

Vậy liệu giáo viên nước ngoài có dạy tiếng Anh hiệu quả không các bạn?

Lợi thế của giáo viên bản xứ

Thứ nhất, giáo viên bản xứ có cách phát âm chuẩn bẩm sinh (native pronunciation). Họ mang những âm giọng địa phương khác nhau, nhưng dù nói tiếng Anh-Anh; Anh-Mỹ hay Anh-Australia, chúng đều là thứ tiếng Anh chuẩn mực và phổ biến. Họ có lợi thế hơn rất nhiều so với giáo viên bị ảnh hưởng từ những ngôn ngữ khác như Anh-Ấn, Anh-Mexico, hay thậm chí Anh-Việt. Và khi lên lớp, cách phát âm của giáo viên bản xứ luôn là mẫu chuẩn nhất cho học sinh luyện tập theo.

Thứ hai, giáo viên bản xứ hiểu rõ những khác biệt và tinh tế của tiếng Anh hơn ai hết. Họ biết rõ ý nghĩa của từ vựng đặt trong bối cảnh khác nhau sẽ biến hóa thế nào, biết rõ những câu nào mang ý bóng gió, bông đùa hay mỉa mai. Họ sử dụng nhuần nhuyễn những câu nói thông tục, câu nói tắt hay cả từ lóng. Đã bao giờ bạn đứng giữa một nhóm bạn Mỹ và thử một vài từ lóng trong tiếng Anh để gây cười cho họ? Bạn sẽ phải luyện tập rất nhiều mới có được những biểu cảm “đúng lúc, đúng chỗ”, hợp với những từ lóng đã dùng. Những giáo viên bản xứ sẽ giúp học sinh nói tiếng Anh sao cho tự nhiên nhất, không hoa mỹ hay trang trọng quá mức như đọc diễn văn trong sách vở.

Bản xứ và bản ngữ khác nhau thế nào

Lợi thế của giáo viên không bản ngữ

Thứ nhất, giáo viên bản địa luôn hiểu học sinh, bởi từng phải học tiếng Anh và trải qua tất cả khó khăn học sinh đang gặp phải. Các thầy cô bản địa thường có kho bí kíp học tiếng Anh để truyền và giúp học sinh vượt qua môn tiếng Anh hiệu quả, dễ dàng hơn.

Thứ hai, dù trong tiếng Anh có vô vàn từ ngữ đặc biệt và lắt léo, nhưng những giáo viên tiếng Anh giỏi luôn tìm được cách giải thích dễ hiểu nhất. Chẳng hạn, thầy cô người Việt có thể so sánh cho bạn thấy các từ tiếng Anh có nghĩa tương tự nên dùng trong bối cảnh khác nhau thế nào bằng cách liên hệ với nghĩa tiếng Việt, điều này giúp bạn hiểu sâu và nhớ lâu hơn rất nhiều.

Thứ ba, được học tiếng Anh từ giáo viên cùng quốc tịch sẽ giúp bạn có được sự tương đồng về văn hóa. Thầy cô Việt hiểu văn hóa Việt, biết rõ khác biệt giữa văn hóa Việt và văn hóa Anh/Mỹ, vì vậy sẽ có cách tiếp cận học sinh Việt tốt hơn, đem lại cho học sinh môi trường học tập thân thiện và thoải mái hơn.

Giáo viên bản xứ liệu có luôn luôn tốt hơn?

Chúng ta đều thấy cả giáo viên nước ngoài lẫn giáo viên bản địa đều có những lợi thế riêng. Một số trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam có xu hướng mời người nước ngoài (nhiều người chưa được đào tạo về nghiệp vụ giảng dạy) về làm giáo viên, bởi lợi thế lớn nhất của họ là phát âm tiếng Anh chuẩn mực, tự tin và lưu loát.

Tuy nhiên, có quốc tịch nước ngoài không phải là yếu tố quyết định giúp đảm bảo họ sẽ dạy tiếng Anh tốt. Nói tiếng Anh và dạy tiếng Anh là hay vấn đề khác nhau hoàn toàn. Tương tự, việc nhiều thầy cô Việt Nam nói tiếng Anh có giọng Việt không có nghĩa không thể trở thành giáo viên giỏi. Có những thầy cô vẫn truyền được cảm hứng môn học, giúp học sinh yêu thích tiếng Anh và học tập hiệu quả ngay cả khi họ phát âm tiếng Anh không tốt.

Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở phát âm: người học tiếng Anh cần thầy cô phát âm chuẩn để học theo. Và thầy cô người bản xứ dễ dàng đáp ứng xuất sắc yêu cầu này.

Đa số các bạn trẻ Việt nam bây giờ đang bị khó khăn ở môn tiếng Anh, bởi học ở đâu để có hiệu quả mới là vấn đề, tiền thì bỏ ra nhiều rồi, học hàng bao nhiêu trung tâm anh ngữ rồi nhưng vấn thế. Nếu các bạn vấn đang bế tắc thì hãy đầu tư thuê giáo viên người nước ngoài về dạy tiếng Anh xem nhé. Hiệu quả bất ngờ luôn đó

Tiếng bản xứ, còn gọi bản ngữ, là ngôn ngữ hoặc phương ngữ của một nhóm dân cư nhất định, đặc biệt là khi phân biệt với một ngôn ngữ văn chương, quốc gia hoặc tiêu chuẩn, hay một lingua franca (ngôn ngữ cầu nối) được sử dụng tại khu vực hay quốc gia mà nhóm dân cư đó sinh sống. Tiếng bản xứ thường là ngôn ngữ đầu tiên, thường được nói thay vì viết, và được xem là bậc dưới so với các dạng thức được chuẩn định hóa hơn. Một số nhà ngôn ngữ học coi "bản ngữ" đồng nghĩa với "phương ngữ phi tiêu chuẩn".

Bản xứ và bản ngữ khác nhau thế nào
Thủ bản cổ nhất được biết đến bằng tiếng Scania, viết về tiếng Scania và Giáo luật.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Các khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ học tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Đối lập với lingua franca[sửa | sửa mã nguồn]

Bậc dưới của song tầng ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ học xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ vực phi trang trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Phương ngữ phi tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Lý tưởng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Yule, George (27 tháng 10 năm 2016). The Study of Language 6th Edition (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 9781316776780.
  2. Wolfram, Walt; Schilling-Estes, Natalie (1998). American English: dialects and variation. Malden, Mass.: Blackwell. tr. 13–16.