Bản jd là gì

JD là gì? Nếu bạn là nhà tuyển dụng và đang loay hoay không biết viết JD sao cho đúng tiêu chí, thu hút nhất, hãy để BenComputer giúp bạn!

Trong hành trình tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy cụm từ JD. Thực chất JD không có gì cao siêu như bạn nghĩ đâu nhé!

1- Ý nghĩa của JD

Job Description [JD] được hiểu là bản mô tả công việc, yêu cầu, tiêu chí của Công ty mong muốn ở vị trí tuyển dụng. 

JD thường viết đơn giản, rõ ràng các yêu cầu về công việc để ứng viên hiểu rõ về công ty, vị trí cũng như tự đánh giá năng lực bản thân có đủ đáp ứng nhà tuyển dụng hay không. 

Trong bất cứ cuộc tuyển dụng nào, JD và CV là 2 thứ bắt buộc không thể thiếu. Nếu JD là mong muốn từ Công ty, người tuyển dụng thì CV là bản “trình diễn” các kĩ năng, kinh nghiệm mà người lao động đã tích lũy, có được nhằm thuyết phục rằng “tôi là người bạn đang tìm”. 

2- Lợi ích của việc làm JD

Nếu đã hiểu rõ JD là gì, bạn cũng cần nắm rõ bản mô tả công việc không đơn thuần là ghi rõ các mục tiêu, yêu cầu của phía người tuyển dụng. Chúng còn mang tới nhiều lợi ích cho cả 2 bên trong công cuộc “headhunt”.

Đối với nhà tuyển dụng:

  • JD giúp Công ty khắc họa chính xác đối tượng nhân viên mình cần tìm. 
  • Giúp hình ảnh và công tác vận hành tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn. 

  • Bảng mô tả công việc được dùng như thước đo đánh giá xem nhân viên này có phù hợp với tiêu chí đang tuyển không? 
  • Xây dựng hệ thống quy chuẩn trong hành chính nhân sự, tuyển dụng nhân viên có năng lực đồng đều theo từng phân cấp rõ ràng. 

Đối với người lao động: 

  • Nắm rõ các yêu cầu bắt buộc trong công việc, cách đánh giá kết quả. 
  • Chuẩn bị tốt hơn trong cuộc phỏng vấn sắp tới. 
  • Ra quyết định gửi CV, thư ứng tuyển để tạo cuộc gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với doanh nghiệp.

  • Có mục tiêu để phấn đấu đạt được kì vọng của doanh nghiệp. 
  • Hiểu về lợi ích của bản thân khi cộng tác cùng Công ty. 

II/ Những mục cần có trong JD công việc

Trong 1 bản mô tả công việc, bạn không thể viết qua loa cho xong bởi đây chính là bộ mặt, văn hóa của doanh nghiệp.

Bản JD càng chi tiết, chỉn chu càng chứng tỏ doanh nghiệp chuyên nghiệp, chuyên môn cao. Đặc biệt, viết mô tả công việc chi tiết cũng là cách để tôn trọng người lao động, tránh hiểu nhầm và tốn thời gian của đôi bên khi phỏng vấn.

Dưới đây là 1 số mục cơ bản cần có trong Job Description:

1- Thông tin về đơn vị tuyển dụng 

Khi viết JD, phần tự giới thiệu bản thân doanh nghiệp được xếp vào mục ưu tiên đầu tiên. 1 doanh nghiệp đàng hoàng, có uy tín sẽ không ngần ngại nêu ra điểm nổi bật của mình để thu hút ứng viên, minh bạch nội dung.

2- Thông tin về vị trí tuyển dụng

JD là gì nếu bạn không viết ra tên việc làm đang cần tuyển nhân sự đúng không? 

Tiêu đề tuyển dụng sẽ giúp bản JD của bạn rõ ràng, người tìm việc cũng hiểu rằng đây là công việc có thể phù hợp với mình. 

Trong đó, nhân sự có thể ghi chi tiết chức vụ, cấp bậc [Nhân viên – Chuyên viên – Leader,..]. 

3- Mô tả chi tiết công việc, trách nhiệm

Đây là phần quan trọng nhất trong bản mô tả công việc. Bạn cần viết rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm, kĩ năng cần có của ứng viên đối với công việc. 

Đồng thời, bảng mô tả các công việc cần làm còn giúp ứng viên tự đánh giá mình có phù hợp không, qua đó có thể nộp CV ứng tuyển hoặc đi tìm cơ hội khác. 

4- Quyền hạn, đãi ngộ tương xứng 

Trong JD, bên cạnh việc mô tả yêu cầu trách nhiệm của ứng viên, bạn cần cho họ biết họ sẽ nhận lại được gì khi đáp ứng hết các tiêu chí trên. 

Cuối cùng, bạn đừng quên để hạn nộp hồ sơ để ứng viên biết rõ về thời gian diễn ra tuyển dụng. 

III/ Bí quyết viết Job Description thu hút 

Để có nhân sự xuất sắc về làm việc cho Công ty, đòi hỏi bản JD mô tả công việc sử dụng ngôn từ phù hợp, rõ ràng, không sáo rỗng. 

  • Đi thẳng vào trọng tâm vấn đề công việc tuyển dụng. 
  • Viết càng chi tiết càng tốt. 

  • Đưa ra các yêu cầu kĩ năng, kinh nghiệm, độ tuổi, giới tính,.. sẽ giúp bạn và ứng viên hiểu rõ tiêu chí của nhau. 
  • Chú ý ghi rõ, chi tiết về quyền lợi, mức lương, thời gian thử việc, chế độ BHXH, thưởng,.. của người lao động nhận được. 
  • Cuối JD nên có phần giới thiệu văn hóa doanh nghiệp, chứng tỏ bạn là đơn vị uy tín, phát triển và đang rất cần ứng viên giỏi chuyên môn.

Với những chia sẻ xoay quanh JD là gì? Cách viết Job Description sao cho hấp dẫn nhất? Hy vọng bạn đã có thông tin bổ ích cho bản thân. Chúc các bạn thành công!

Bạn có thể tham khảo thêm:

JD là một thuật ngữ rất hay dùng trong quản trị nhà hàng hay khách sạn ngày nay. Chúng ta thường hay bắt gặp những cụm từ viết tắt như: JD [Job Description], JP [Job Profile], JS [job specification] và CV [Curriculum Vitae]. Vậy, những thuật ngữ này có nghĩa là gì? Cùng với Lưu sơn Hotel tìm hiểu rõ hơn những cụm từ này thông qua những thông tin dưới đây.

JD [Job Description] là gì?

JD [Job Description] là bảng mô tả công việc cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của một vị trí mà nhà tuyển dụng đề ra. Một bản JD chuẩn, phải có đầy đủ những thông tin như: vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm, chỉ tiêu công việc, quyền hạn…

Nội dung cần có của một JD

Không có một bản chuẩn nào danh JD nhưng theo lời khuyên của các chuyên gian thì nhà tuyển dụng cần tạo nên một bản JD để hấp dẫn ứng viên ứng tuyển vào.

Và một bản JD cần phải có đầy đủ những thông tin chi tiết sau:

– Công việc, vị trí: Mỗi doanh nghiệp khi tuyển dụng cần phải nên lên được những vị trí cần tuyển dụng, thời gian tuyển, địa chỉ mà doanh nghiệp làm việc ở đâu, và địa chỉ mà các ứng viên làm việc ở đâu để từ đó giúp cho các ứng viên dễ hình dung hơn về vị trí mà mình ứng tuyển vào.

– Mô tả trách nhiệm: Đây là phần cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ giúp ứng viên hiểu được công việc mình sẽ đảm nhận là gì, cần làm gì để hoàn thành tốt và cách thực hiện công việc của mình như thế nào. Hoạt động teamwork hay cá nhân độc lập.

– Nền tảng kiến thức: Nhà tuyển dụng cần đưa ra những yêu cầu về kiến thức, xem thử những ứng viên có đáp ứng được những yêu cầu đó không? Những ứng viên cần có những kiến thức gì, kỹ năng gì? Vậy nên trong bản JD nhà tuyển dụng không nên bỏ qua phần này.

Không chỉ giúp cho việc tuyển dụng được thuận lợi mà JD còn mang rất nhiều ý nghĩa, Cụ thể như:

– Thông qua JD, người quản trị biết việc sắp xếp người làm việc đã hợp lý chưa, đã giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu hay chưa. Từ đó, giúp phát hiện sự bất hợp lý để bố trí lại nhân sự và sắp xếp khối lượng công việc sao cho phù hợp nhất.

– JD là cơ sở quan trọng để tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân sự. Với JD sẽ giúp cho người quản trị có thể đánh giá và xem xét mức lương cùng với phúc lợi mà vị trí làm việc của nhân viên có phù hợp chưa? Mức lương hiện tại là cao hay thấp? Có nên đề xuất tăng không? Và từ đó thiết lập được một chính sách nhân sự phù hợp với doanh nghiệp và với thị trường chung

– JD hỗ trợ Ban quản trị quản lý đánh giá hiệu quả công việc của từng phòng ban, vị trí, từ đó có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả công việc.

JP [Job Profile] là gì?

[Job Profile – tạm dịch là “hồ sơ công việc”]

Về chức năng, nhiệm vụ, JP [Job Profile] có sự tương đồng với JD [Job Description]. Tuy nhiên, với những cải tiến nhất định, hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng xây dựng JP để thay cho JD.

Vì sao nhiều doanh nghiệp lại chủ trương xây dựng JP thay cho JD vốn đã quen thuộc từ lâu?

Nếu JD chủ yếu để trả lời câu hỏi “Phải làm gì?”, thì JP trả lời đồng thời hai câu hỏi “Chủ yếu làm gì?” và “Phải làm tốt như thế nào?”.

Hầu hết các JD hiện nay chỉ mô tả cho người giữ chức danh đó biết mình phải làm gì – đúng với tên gọi “mô tả công việc”. Khi chuyển từ JD sang JP, người đọc sẽ hiểu được chức danh này sẽ làm những việc gì [KPA – Key Performance Area], và những việc này sẽ được đánh giá thông qua các tiêu chí nào [KPI – Key Performance Indicator]. Thực ra, KPA bao hàm ý nghĩa một lĩnh vực công việc chủ yếu, có thể hiểu tương đương với một chức năng [Function].

Chẳng hạn, một trong những KPA của bộ phận nhân sự là tuyển dụng, đồng nghĩa với việc bộ phận này có chức năng tuyển dụng. Còn KPI là chỉ số hay thước đo chủ yếu để đánh giá hiệu quả làm việc của cá nhân [hoặc bộ phận]. Trong JP, mỗi công việc sẽ có ít nhất một tiêu chí chủ yếu để đo lường và đánh giá. Chẳng hạn, trong JP của một trưởng phòng nhân sự có một KPA là “tuyển dụng” và KPI tương ứng để đánh giá có thể là “thời gian đáp ứng yêu cầu tuyển dụng”.

Khác với JD – thường liệt kê khá nhiều công việc mà nhân viên phải làm, JP chỉ liệt kê những lĩnh vực [Nhóm] công việc chủ yếu. Khi thay JD bằng JP, người giữ chức danh tương ứng không chỉ hiểu rõ những công việc mình phải làm, mà còn hiểu thêm mình sẽ được đánh giá hiệu quả công việc thông qua các tiêu chí nào. Điều này sẽ tạo động lực để người có JP cố gắng phấn đấu hoàn thành công việc theo các tiêu chí đã biết.

CV [Curriculum Vitae] là gì?

CV [Curriculum Vitae] xuất phát từ tiếng Latinh và mang ý nghĩa là sơ yếu lý lịch.

Đây chính là một văn bản chủ yếu là dùng để đi xin việc và đây được xem là một những yếu tố quan trọng trong khi đi xin việc. CV được xem là một lời giới thiệu, thể hiện năng lực cùng với đó là nguyện vọng được làm việc cùng với nhà tuyển dụng.

Và khi ứng viên viết CV thì nên điền các thông tin cần thiết như: Thông tin về cá nhân [Họ tên, ngày, tháng năm sinh, quê quán, email, số điện thoại liên lạc], thông tin về trình độ học vấn [bằng cao đẳng, đại học, nghiệp vụ…], thông tin về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp cũng những chứng chỉ và giải thưởng đạt được.

Một số lưu ý khi viết CV

– Không nên dùng từ ngữ quá khoa trương, trình bày ngắn gọn, súc tích.

– Không nên viết tất cả những công việc bạn làm, kỹ năng bạn có mà hãy lọc những điều liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển thôi.

– Chú ý đến những ngôn từ khi viết CV và thông thường thì CV dài từ 1-2 trang là hợp lý và nhớ nên bật những mong muốn và những sở trường của mình để nhà tuyển dụng có ấn tượng với bạn.

Với bài viết này bạn đã hình dung được JD, JP và CV là gì rồi đúng không?

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Tham khảo thêm bài viết:

Video liên quan

Chủ Đề