Bài tiểu luận về văn hoá giữ nước năm 2024

2. NỘI DUNG....................................................................................................................................................

2.1Ý THUYẾT...........................................................................................................................................................

2.1. Văn hóa là gì ?.............................................................................................................................................

Từ "văn hóa" có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức [trình độ văn hóa], lối sống [nếp sống văn hóa]; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn [văn hóa Đông Sơn]... Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từnhững sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động...

Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm [sự vật] ấy với khái niệm [sự vật] khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay [coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội...]

Qua những điều trên ta có thể hiểu “ văn hóa ” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

2.1. Văn hóa Việt Nam là gì ?.............................................................................................................................

Văn hóa Việt Nam như đang tồn tại là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người. Hiện nay Việt Nam gồm có tất cả 54 tộc người, trong đó tộc người Việt/ Kinh là tộc người chủ thể. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái văn hóa của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng. Tiếp cận văn hóa Việt Nam cần phải hiểu và phản ánh được tính thống nhất trong sự đa dạng ấy.

Hiện trạng văn hóa Việt Nam là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài, bắt đầu từ khi hình thành những nền tảng văn hóa thời Tiền sử và Sơ sử cho đến nay, đã hình thành những hằng số văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Hằng số và bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ và phát huy, và nó đang là nền tảng cho việc xây dựng một “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

2.1. Giao lưu văn hóa là gì ?..............................................................................................................................

Giao lưu văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm. Sự giao lưu văn hóa cũng là sự vận động thường xuyên của xã hội gắn với sự tiến hóa xã hội và cả sự phát triển của văn hóa.

Thuật ngữ giao lưu văn hóa được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học,... tức là những ngành học có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhân văn.

Để diễn ra sự giao lưu văn hóa thì hai bên phải có sự tương đồng về trình độ phát triển trong quá trình phát triển và giao lưu. Giao lưu văn hóa thường diễn ra theo hướng một chiều, nền văn minh nào phát triển hơn sẽ tạo ra sức ảnh hưởng mạnh hơn lên những nền văn minh ít phát triển hơn. Nhưng muốn có sự giao lưu văn hóa thì hai bên nhất định phải có sự tiếp xúc.

2.1. Sự hình thành và phát triển của giao lưu văn hóa......................................................................................

Con người chúng ta là loài động vật có tính bầy đàn sống theo cộng đồng và đã là con người thì bất cứ ai cũng có những nhu cầu trong cuộc sống gần như nhau. Để đáp ứng và thỏa mãn những như cầu đó họ đã bắt đầu chế tạo những công cụ cần thiết vào thời sơ khai. Trải qua hàng ngàn năm, sống trong những hoàn cảnh địa lý và lịch sư khác nhau, từng nhóm dân cư đã tạo nên những nền văn hóa riêng biệt, mang dấu ấn riêng của họ. "Một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hóa là trao đổi kinh tế. Giữa các cộng đông sống trên các địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau mà sau này là sự trao đổi hàng hóa"[Sự trao đổi kinh tế thường được tiến hành bàng những cuộc tiếp xúc tập thể hay cá nhân tại các địa điểm quy định trên đường biên giới giừa lành thổ của các cộng đống [bộ lạc hay một nhóm bộ lạc...].

Trên tiến trình phát triển của xã hội loài người, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định. Sự biến đổi này được nhanh nhờ vào giao lưu văn hóa, từ ban đầu là các tộc người gần gũi nhau, cùng trình độ và về sau là giữa các tộc người hay dân tộc có trình độ phát triển xã hội khác nhau. Sự biến đổi hàn sắc của văn hóa dân tộc chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Những nét lạc hậu, lỗi thời sẽ dần mất đi thay vào đó là những điều được khẳng định là văn minh, hiện đại.

Ngoài những hoạt động trao đổi kinh tế thì còn có những hoạt đọng trao đổi “ phi kinh tế ” mà ảnh hưởng của chúng đế sự giao lưu văn hóa là không hề nhỏ [ sự trao đổi vặt phẩm, vật phẩm tôn giáo,...] Sự tiếp xúc văn hóa còn có thể có được nhờ những sự tiếp xúc như quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao...

Anthony Christie đã nói trong Dawn of Civilisation rằng: “Đông Nam Á chẳng có sáng tạo gì đáng kể... ngoài trống đồng và có thể kể thêm cái nơm úp cá”! Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Đông Nam Á là vùng đất nơi đại chủng Oxtralôit cư trú. Những cư dân này đã xây dựng nên nền văn hóa của mình. "Nền văn hóa đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biến, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng dóng vai trò chủ đạo.”

Tùy theo địa bàn định cư mà người ta trổng lúa nước hay lúa cạn. Trâu bò, nhất là trâu đã được thuần hóa và được dùng để làm sức kéo. Kim khí, chủ yếu là đồng và sát đã được dùng để chế tạo công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ. Cư dân thành thạo trong nghé đi biển. Người phụ nữ có vai trò quvết định trong mọi hoạt động của gia đình, một cộng đồng xã hội nhỏ. Đời sống tinh thần của cư dân vần ở dạng bái vật giáo với việc thờ các thẩn; thấn đất, thần nước, thần lúa. Ngoài ra là tục thờ mặt trôi, thờ cây, thờ đá, thờ hổ, thô cá sáu v... Tổ tiên được thờ phụng, dáng lưu ý là quan niệm vể tỉnh chất lường phân, lưỡng hợp của thế giới của cư dân thời kỉ này ; đồng thời là việc sử dụng các ngôn ngữ đơn tố có khả năng phát sinh phong phú bàng tiến tố, hậu tố và trung tố...

Văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm chung của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á như vậy, trong một phần nào đó, ý kiến của GS Phạm Đức Dương là chính xác với khía cạnh này. "Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ có đủ ba yếu tố văn hóa núi, đồng bàng và biển, có đủ các sác tộc thuộc các ngữ hệ Autroasiatique, Tibeto-birman. Cùng như các nước Đông Nam Ấ, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc., nhưng ở đây, người Việt đóng vai trò chủ thể. Đó là một cộng đồng tộc người làm ruộng nước được hinh thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng".

Do hoàn cảnh lịch sử, việc giao lưu văn hóa với thế giới của Việt Nam bị chậm trễ cả về không gian và thời gian so với nhiều nước. Nhưng bù lại, chúng ta có kinh nghiệm hội nhập văn hóa mà không bị đồng hóa. Trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Pháp, khoảng từ năm 1919 trở đi, một phong trào canh tân các loại hình văn hóa - nghệ thuật được dấy lên: từ văn tự, ngôn ngữ, báo chí, giáo dục, văn thơ, hội họa, âm nhạc đến sân khấu, điện ảnh nhằm chuyển tải những giá trị dân tộc, nói lên tâm hồn, lối sống, tập quán, tâm lý, thị hiếu của người Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ. Trong hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của phong kiến Trung Hoa, khi tiếp xúc với văn hóa phương Bắc, các văn nhân, trí sĩ của ta luôn sáng tạo với phương châm “dĩ bất biến ứng

vạn biến” để hôm nay chúng ta có được một nền văn hóa riêng, độc lập mà không biệt lập, hội nhập mà không hòa tan.

2.2. Giao lưu văn hóa về nghệ thuật...................................................................................................................

Với vị trí, vai trò là lĩnh vực rất quan trọng, nhạy cảm và tinh tế, văn hoá, văn học và nghệ thuật đã hun đúc, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, khí phách của biết bao thế hệ người Việt Nam. Các phương tiện, phương thức sản xuất, trình diễn, sử dụng, truyền bá sản phẩm văn học, nghệ thuật có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại, góp phần đưa văn học, nghệ thuật đến nhanh hơn, gần hơn với người dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và các nước bạn bè.

Về âm nhạc: Âm nhạc nước ta dần vươn ra thế giới, rất nhiều du khách các nước đến với nước ta để thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế hay dân ca Quan họ, ... Có những người nước ngoài học cách chơi nhạc cụ truyền thống của đất nước ta như sáo trúc, đàn bầu, đàn T’ rưng, bộ gõ dân tộc,.. những âm điệu truyền thống tới gần hơn với con người hiện đại. Những người trẻ ở Việt Nam cũng có thể tiếp xúc với các loại nhạc cụ nước ngoài như dương cầm, violin,...

Về văn học: Thơ ca Việt Nam đang hòa nhập với không khí của văn hóa hiện đại thế giới. Trong không khí đó, lớp trẻ đang đem đến một giọng điệu và sắc màu mới lạ cho thơ ca Việt Nam. Đọc thơ họ ta thấy rất rõ nét một không khí thời đại mới. Họ chịu ảnh hưởng của cái không khí văn hóa thế giới nói chung, chứ không chịu ảnh hưởng trực tiếp của một nhà văn, nhà thơ cụ thể nào của thế giới. Những nhà thơ trẻ đổi mới là đến với cái mới một cách trực tiếp. Họ không có gì phải đổi mới với chính mình mà là mang sứ mạng đổi mới của thời đại, bởi lẽ họ sinh ra ngay trong thời đại đã và đang đổi mới. Họ được tiếp xúc trực tiếp với những cái mới của thời đại, tiếp thu trực tiếp những cái mới của thời đại. Thơ của họ đầy ắp những sự kiện mới và những suy tư mới. Chúng ta vẫn đang ở vào giai đoạn tiếp nhận lý luận - phê bình văn học nước ngoài có phần nào lựa chọn nhưng chưa triệt để, mà chưa bước sang giai đoạn đối thoại với bên ngoài, một khâu tất yếu của quá trình giao lưu.

Về hội họa: Những năm gần đây, nền hội họa Việt Nam có nhiều thay đổi, đặc biệt ở nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm, cùng với tư duy, cá tính đa dạng của người nghệ sĩ đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ cho nền hội họa Việt Nam giai đoạn hội nhập. Với mỗi tác giả mỗi người đều có cách tiếp cận khác nhau, văn hóa đô thị, nhiên nhiên làng quê, hình tượng người thiếu nữ, khung cảnh, dãy phố... Các tác giả vẫn luôn truyền tải tới công chúng được văn hoá bản địa Việt

Thực tế, nhiều người có thể nhận thấy được sự khác biệt đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam so với các nước khác trên thế giới: Món Trung thiên về bổ dưỡng, món Nhật thích mắt, món Việt thiên về sự ngon miệng,... Tuy nhiên đặc điểm này ngày càng phai nhạt trong thời đại hội nhập.

Một ví dụ về sự giao lưu ẩm thực này thì ta sẽ nói đến Trung Quốc, một quốc gia không hề xa lạ với chúng ta. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có khoảng 1406 km đường biên giới đất liền, là một điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa hai nền văn hóa, tiêu biểu là ẩm thực vì đều là niềm tự hào và hãnh diện về nền ẩm thực lâu đời của người dân hai nước. Hai quốc gia có hai nền chủ quyền riêng biệt, khí hậu, bề dày lịch sử, phong tục tập quán khác nhau nên cũng có những nét riêng biệt, từ đó dẫn đến việc giao lưu và tiếp nhận không toàn bộ mà chỉ chọn lọc những điểm tiêu biểu, những giá trị phù hợp đối với dân tộc của mỗi quốc gia. Như là:

  • Thịt lợn kho, món ăn mặn truyền thống của Việt Nam với cơm trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc do kết quả của 1000 năm bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Hán. Trong thời gian này, nét giao thoa ẩm thực của hai nền văn hóa đã có cơ hội tiếp xúc với nhau, người Trung Quốc đã đem những món thịt kho hay cá kho vào Việt Nam. Cho đến hiện nay, thịt kho hay cá kho trở nên rất phổ biến trong bữa ăn thường ngày của người dân Việt Nam từ Bắc vào Nam. Đối với Trung Quốc, thịt kho tuyệt đối phải kho với xì dầu chứ không dùng nước mắm hay cả cốt dừa như người Việt Nam.
  • Bánh bao là một món ăn bình dân có thể thấy trên khắp các đường phố ở Việt Nam, thường được dùng làm bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ. Ít ai biết rằng, bánh bao cónguồn gốc từ Trung Quốc với rất nhiều loại nhân đa dạng, tiêu biểu có thể kể đến là Momo [ loại bánh bao có nhân gồm hỗn hợp khoai tây và rau băm nhỏ, thịt gà, gừng và tỏi ], Manti [ loại bánh bao có nhân là hỗn hợp thịt bò hoặc cừu, được bọc trong một lớp vỏ bột mì ],... Về đến Việt Nam, bánh bao phổ biến nhất là loại nhân gồm trứng cút, hỗn hợp gồm thịt lợn băm nhỏ và miến. Gần đây, do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, một số loại bánh bao khác ra đời có thể kể đến như bánh bao chay, bánh bao gà nấm, bánh bao trứng muối,...
  • Mì vằn thắn [hay còn được gọi là hoành thánh ] cũng là một món ăn ngon ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, mì vằn thắn được phục vụ trongmột món súp nóng hổi với tôm và trang trí bằng các loại rau. Về đến Việt Nam, món ăn này có thể được phục vụ cùng với súp hoặc để súp riêng. Thành phần phổ biến trong món mì vằn thắn của Việt Nam là mì lúa mì vàng, thịt lợn, thịt lợn xay, hẹ cùng với các loại sủi cảo và mọc bên trên.
  • Hủ tiếu là món ăn nổi tiếng ở Việt Nam thịnh hành từ những năm 50 của thế kỉ XX và phổ biến nhất ở miền đất Nam Bộ. Tùy từng địa phương sẽ có những nguyên liệu và cách chế biến linh hoạt khác nhau, nhưng về cơ bản thì nước dùng và sợi hủ tiếu sẽ khá giống nhau. Dù có tên tuổi tại Việt Nam nhưng món ăn đậm hương vị này lại có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Trung Quốc chế biến.

Việc giao lưu ẩm thực giúp gắn kết tình hữu nghị giữa các nước, một phương pháp quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới,... nhưng ta không nên “ sính ngoại” mà chê bai ẩm thực nước mình nâng tầm ẩm thực nước bạn lên quá cao. Như có một số thanh niên trẻ hiện nay họ ăn uống theo phong cách ngày càng “ Tây” hơn thì họ quay lại và tỏ vẻ chê bai ẩm thực nước nhà. Một ví dụ khá điển hình là chê bai bánh mì – một món ăn mang chất riêng của người Việt từ lâu đời nhưng rất dân dã mà tôn thờ món Hamburger hay Sandwich vì mang danh nước ngoài. Vô tình chung những tâm lý đó đã khiến ẩm thực nội địa bị mất đi vị thế của mình. Nền ẩm thực không phân chia sang quý, nghèo hèn dù là món ăn nào cũng mang trong mình sự cao quý riêng biệt ẩn bên trong chúng.

2.2. Lễ hội.........................................................................................................................................................

Các lễ hội truyền thống của nước ta rất đa dạng, diễn ra quanh năm và mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của địa phương và quốc gia. Theo thống kê hiện nay quanh năm đều có lễ hội, khắp các vùng miền đều có lễ hội, đã có rất nhiều lễ hội cổ truyền và lại thêm không ít các lễ hội mới. Ngành văn hóa đã đưa ra một thống kê sơ sơ như sau: Hiện cả nước có gần 9000 lễ hội, trong đó có khoảng 7000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng,... và ngoài ra còn khoảng gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào. Đó là chưa kể các lễ hội nội bộ [ngành, địa phương, đơn vị, dòng họ,...] mà ngành văn hóa không nắm hết được.

Bên cạnh các lễ hội truyền thống thì nhờ vào sự giao lưu văn hóa, nước ta đã tiếp nhận một vài lễ hội của các nước khác như:

  • Lễ Giáng Sinh là lễ hội hàng năm kỉ niệm sự ra đời của Giesu, được tổ chức vào 25/12 như một lễ kỉ niệm tôn giáo và văn hóa của mọi nơi trên thế giới. Văn hóa đón Giáng Sinh vào đêm Noel bắt nguồn từ các quốc gia phương Tây. Lâu dần,điều này trở thành một nét văn hóa không thể thiếu đối với người dân quốc tế nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.
  • Lễ Valentine – lễ hội vinh danh thánh Valentine [ người được cho là vị thánh bảo hộ hạnh phúc vợ chồng, đôi lứa ] và cũng là ngày cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới diễn ra vào

Hồ Chí Minh coi V.Iênin là “hiện thân của tình bác ái”, còn chủ nghĩa Lênin là “Cẩm nang thần kỳ... là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng” tức là văn hóa. Giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam, bởi nó là phẩm chất tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của chúng ta, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm. Nhờ giao lưu văn hóa đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành những nước phát triển trong thời gian ngắn.

Tuy văn hóa Việt có tiềm năng phát triển cao, nhưng như thực tế lịch sử cho thấy, nó vẫn phát triển kém so với những nền văn hóa đã tiếp xúc, làm hạn chế sự phát triển của ngôn ngữ và sức mạnh của dân tộc. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều lý giải, nhưng tựu trung là do hoàn cảnh địa lý - lịch sử và xã hội mà hình thành nên ở người Việt những tính cách dẫn đến hạn chế sự phát huy tiềm năng phát triển: giỏi bắt chước và cải tiến cái đã có, nhưng dễ thỏa mãn và kém sáng tạo cái mới, nặng về duy tình hơn duy lý, ưa đồng đều hơn khuyến khích cá nhân vượt trội, biết lo gần nhưng ít chịu nhìn xa, thích sống thoải mái tùy tiện hơn sống theo nếp tổ chức kỷ luật, từ đó thích làm việc cá nhân hơn là làm việc phối hợp tập thể, sính ngoại...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam”. Lời chỉ dẫn của Người đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị, nói lên tính chất, đặc trưng và quy luật vận động của nền văn hóa dân tộc.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................

  1. Hoàng Thị Hương Trà, “ Giao lưu, hợp tác văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay ”, từ tapchicongsan.org/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825489/gi ao-luu%2C-hop-tac-van-hoa-viet-nam---trung-quoc-tren-linh-vuc-van-hoc%2C- nghe-thuat-trong-giai-doan-hien-nay [17-06-2022]
  2. Phan Kỳ Anh, “Lễ hội du nhập từ nước ngoài và sự tương thích văn hóa ”, từ nhandan/le-hoi-du-nhap-tu-nuoc-ngoai-va-su-tuong-thich-van-hoa- post222225 [05/01/2015]
  3. PGS, TS. Lê Thanh Bình, “Giao lưu văn hóa thế giới trong chiến lược phát triển văn hóa của Việt Nam ”, từ tapchicongsan.org/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi- ngoai1/-/2018/823661/giao-luu-van-hoa-the-gioi-trong-chien-luoc-phat-trien- van-hoa-cua-viet-nam# [15-07-2021]
  4. Tạp chí Tuyên giáo, “Giao lưu văn hóa - quan điểm nhất quán, cởi mở và có hệ thống của Đảng ta ”, từ binhdinh.dcs/chinh-tri/-/view- content/142771/giao-luu-van-hoa-quan-diem-nhat-quan-coi-mo-va-co-he-thong- cua-dang-ta [09/05/2022]
  5. TS. Nguyễn Huy Phòng, “Mối quan hệ giữa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh trong phát triển văn hóa ”, từ tuyengiao/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/moi- quan-he-giua-nguon-luc-noi-sinh-va-ngoai-sinh-trong-phat-trien-van-hoa- 129442 [24/8/2020]
  6. Trần Ngọc Thêm, “ Cơ sở Văn hóa Việt Nam ”, nxb Giáo dục 1999 trang 2, 3, 8
  7. studocu/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va- nhan-van/triet/dac-trung-tiep-bien-van-hoa/
  8. Anh Vũ, “ Phim của người Việt gây sốt khi giành giải tại Liên hoan phim Cannes ”, từ danviet/nhung-phim-viet-gay-sot-khi-gianh-giai-tai-lien- hoan-phim-cannes-20220531105627598 [31/05/2022]
  9. Gia Tân, “Có nên tồn tại lễ hội Halloween ở Việt Nam? ”, từ thanhnien/co-nen-ton-tai-le-hoi-halloween-o-viet-nam- post1516311 [31/10/2022]

Nguyễn Thị Thu Hương, “ Yếu tố bản sắc trong hội họa Việt nam thời kỳ hội nhập quốc tế ”, từ cand.com/Ly-luan/Yeu-to-ban-sac-trong-hoi-hoa- Viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te-i595172/ [22/01/2021]

Chủ Đề