Bài thơ bánh trôi nước phương thức biểu đạt

“Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

 

Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.

Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Hay như:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.

Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:

 

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.

Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm

Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.

Bánh trôi nước

Tên tác giả :

Thể thơ : 

Phương thức biểu đạt chính :

Nội dung chính của văn bản hoặc các câu trong văn bản :

Các câu hỏi tương tự

Bài thơ " Bánh trôi nước " có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!

Phương thức biểu đạt có trong bài thơ là biểu cảm .

QHT:với,vẫn,giữ.

Biện pháp nghệ thuật vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường , mô típ dân gian , ngôn ngữ thơ bình dị gần gũi vứi lời ăn tiếng nói . Sử dụng thành ngữ ẩn dụ xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.Tăng sức gợi hình

Qua bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương em cảm nhận được bài thơ ca ngợi phẩm chất trong sáng son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa đồng thời cảm thương cho số phận lênh đênh chìm nổi của họ trong xã hội phong kiến . Tuy những người phụ nữ ngày xưa có số phận bảy nổi ba chìm lênh đênh , phụ thuộc nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất thủy chung . Em rất thương cho người phụ nữ ngày xưa.

5* cho mk nha

Nếu trẻ em chăm chỉ học tập thì? [Ngữ văn - Lớp 6]

1 trả lời

Viết một đoạn văn miêu tả dòng sông [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Những lợi ích khi trẻ tự giác học; chịu khó học [Ngữ văn - Lớp 6]

4 trả lời

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Phương thức biểu đạt của bài thơ Bánh trôi nước”cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 7

Trả lời câu hỏi: Phương thức biểu đạt của bài thơ Bánh trôi nước

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Bánh trôi nước là biểu cảm.

Kiến thức tham khảo về bài Bánh trôi nước

1. Tác giả Hồ Xuân Hương

a. Tiểu sử Hồ Xuân Hương

- Tiểu sử về nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương theo trích lược thông tin trên trang Wikipedia viết: "Hồ Xuân Hương [1772 - 1822] sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi" Ở phần tiểu sử, trang nêu khá ngắn gọn: "Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ".

- Những tác phẩm của bà đa số đều viết bằng chữ Nôm. Hồ Xuân Hương từng được nhà thơ Xuân Diệu suy tôn là “Bà chúa thơ Nôm”. Được sinh ra trong một gia đình phong kiến suy tàn cùng hoàn cảnh sống đã giúp bà tiếp cận được với cuộc sống của nhiều người lao động nghèo và bà hiểu hơn hết tâm trạng của những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Là một người phụ nữ tài hoa thế, có cá tính mạnh thế nhưng cuộc đời của bà vô cùng bất hạnh. Hồ Xuân Hương có hai đời chồng, hai lần đều làm lẽ và không hạnh phúc. Cuộc đời của bà vô cùng nhiều sóng gió thế nên những câu thơ như một lời tâm sự về cuộc đời của người phụ nữ tài hoa mà bất hạnh.

- Có thể nói tiểu sử và thân thế của Hồ Xuân Hương hiện nay vẫn gây tranh cãi rất lớn, có nhiều người cho rằng những bài thơ của Hồ Xuân Hương là do nhiều người sáng tác chứ không có bất cứ Hồ Xuân Hương nào ở đây. Tư liệu cuộc đời ít ỏi xung quanh nhiều tranh cãi thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị trong thơ của bà mang lại cho độc giả.

b. Sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương

- Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Nữ thi sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí [phát hiện năm 1964] gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.

- Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật [tám câu bảy chữ] và thất ngôn tứ tuyệt [bốn câu bảy chữ]. Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.

2. Tác phẩm Bánh trôi nước

a. Hoàn cảnh sáng tác bài Bánh trôi nước

- Là một người phụ nữ sống giữa xã hội phong kiến đầy những bất công đối với phụ nữ. Thi sĩ Hồ Xuân Hương đặc biệt thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi đau khổ, bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu. Đồng thời, bà cũng tự ý thức được những nét đẹp và giá trị phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Vì vậy, bà đã gói gém tất cả tâm tư, tình cảm mà viết nên tác phẩm Bánh trôi nước.

b. Xuất xứ bài Bánh trôi nước

- In trong hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập III, NXB Văn hóa Hà Nội, năm 1963

c. Giá trị nội dung

- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

d. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

e. Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề