Cách tóm tắt bài bánh chưng bánh giầy lớp 6

Ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy Lớp 6

Bài viết tham khảo dành cho giáo viên và học sinh hiểu hơn về truyền thuyết bánh chưng bánh giầy trong Ngữ Văn 6. Đây là bài tóm tắt truyện bánh chưng bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyền thuyết này, bài viết do dafulbrightteachers.org tự biên soạn.

1. Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy

Bài tóm tắt 1

Vua Hùng thứ 6 về già mong muốn tìm được người truyền ngôi phù hợp. Không nhất thiết phải là con trưởng mà người được chọn phải phải dâng lên những lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào làm hài lòng vua sẽ được truyền ngôi.

Những người con của vua Hùng thi nhau đi tìm sản vật, không quản ngại khó khăn, vất vả miễn sao tìm được lễ vật quý giá nhất. Chỉ có Lang Liêu là không biết phải dâng lên nhà vua lễ vật nào cả.Suy nghĩ nhiều và thiếp đi, trong cơn mơ chàng được vị thần hướng dẫn cho các tạo ra lễ vật dâng vua.

Lang Liêubắt đầu vào thực hiện, chàng dùng những nguyên liệugạo nếp đậu xanh và thịt lớn tạo thành 2 loại bánh gọi là bánh chưng và bánh giầy.

Nhà vua thấy lễ vật rất là và chàng mới nói về ý nghĩa của hai loại bánh này. Nhà vua rất ưng ý và quyết định nhường ngôi choLang Liêu.

Xem thêm >>>Tóm tắt truyện Bánh chưng, bánh giầy

Bài tóm tắt 2

Hùng Vương đời thứ 6 có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.

Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật.Trong cơn mơ chàng được vị thần mách chocách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có.Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.

Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

2. Ý nghĩa truyện Bánh chưng bánh giầy

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy có nhiều ý nghĩa:

– Giải thích nguồn gốc ra đời của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa của nước ta.

– Ca ngợi vềthành tựu văn minh nông nghiệp trong thời kì đầu của nước ta,khen ngợi sự khéo léo, sáng tạo người lao động.

–Với việc truyền ngôi cho Lang Liêuđề cao sự tôn kính tổ tiên thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Vừa rồi chúng tôi đã có bài tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy và nêu lên ý nghĩa truyện rất mong được sự đóng góp phản hồi của các bạn học sinh.

Lớp 6 -
  • Kể lại truyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em [Lớp 6]

  • Tóm tắt và ý nghĩa truyện Con rồng cháu tiên lớp 6

  • Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn & Dế Choắt trong truyện

  • Kể lại bài thơ Đêm nay bác không ngủ Lớp 6

  • Tóm tắt bài Sông nước Cà Mau Ngữ Văn lớp 6

  • Tả ông tiên [bụt] theo tưởng tượng của em LỚP 6

  • Viết đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm

Cunghocvui trong bài viết này sẽ gửi đến bạn top 4 mẫu tóm tắt truyện bánh chưng bánh giầy lớp 6 hay nhất, điểm nhìn nhân vật cũng như ngôi kể cũng được linh hoạt giúp bạn dễ dàng tiếp cận bài học.

1. Vào đời vua Hùng thứ 6, khi nhà vua về già có ý muốn truyền lại ngôi cho người con vừa có đức lại vừa có tài nhưng ông lại có đến 20 người con trai. Để chọn ra người phù hợp trao ngai vàng nhất thì nhân lễ Tiêu Vương nhà vua truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ sẽ truyền cho người đó.

Khi các anh và các em háo hức đi tìm của ngon thức lạ thì Lang Liêu - người con thứ 18 từ nhỏ mất mẹ, làm việc đồng áng không biết phải làm thế nào để tìm ra của ngon thức lạ cúng Tiên vương.

Vào một đêm nằm mộng Lang Liêu được thần mách bảo rằng chàng hãy làm loại bánh từ gọa nếp, đậu xanh, thịt lợn và nặn thành hai thứ bánh. Bánh tròn tượng trung cho trời, bánh vuông tượng trưng cho đất.

Ngày lễ đến, tất cả các anh dâng lễ vật nhưng tất cả đều không vừa ý vua cha, đến lượt Lang Liêu dâng lễ. Vua cha thấy bánh vừa ngon lại ý nghĩa nên đã chọn làm lễ vật tế lễ và truyền lại ngôi vàng cho chàng. Kể từ đó việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam vào mỗi ngày lễ Tết, thể hiện thành kính với tổ tiên.

2. Vua Hùng thứ 6 có 20 người con trai, đến khi tuổi già muốn nhường lại ngai vàng nhưng lại không thể lựa chọn bởi ai cũng giỏi giang. Nhân dịp lễ Tiên Vương, nhà vua truyền lệnh nếu vị hoàng tử nào kiếm được của ngon vật lạ thì sẽ được nhà vua truyền lại ngai vàng cho, không phân biệt trưởng thứ.

Các vị hoàng tử ai nấy cũng háo hức đi tìm của ngon vật lạ để cung tiến vào ngày lễ tế Tiên Vương, duy chỉ có mình vị hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu là không biết phải làm thế nào. Chàng mất mẹ từ nhỏ, hàng ngày lao động, tiếp xúc với việc đồng áng nên không biết tìm của ngon vật lạ cũng là điều không thể tránh khỏi.

Vào đêm khi chàng say giấc ngủ, trong giấc ngủ đêm đó Lang Liêu được thần mách bảo làm bánh từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Chia thành hai loại bánh, loại bánh có hình tròn tượng trưng cho trời, còn loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất.

Ngày lễ Tiên Vương, khi các anh cung tiến lễ đều bị vua cha lắc đầu thì đến lượt Lang Liêu, nhà vua rất hài lòng vì hai thứ bánh này vừa ngon lại mang ý nghĩa cho trời, cho đất. Từ đó mỗi dịp Tết đến xuân về nhân dân ta đều làm loại bánh này, thể hiện cho sự nhớ ơn đến tổ tiến.

3. Khi vua Hùng thứ 6 về già, có ý muốn truyền ngôi cho các con nên đã ra điều kiện bất kể con trưởng hay con thứ, nếu ai làm vừa ý lễ vật tế Tiên Vương thì nhà vua sẽ truyền ngôi cho. Các lang đua nhau đi tìm của ngon vật lạ trên rừng, dưới biển để dâng lên vua cha. Còn riêng vị lang thứ 18 tên là Lang Liêu được thần mách bảo làm hai món bánh có hình tròn tượng cho trời, hình vuông tượng cho đất để dâng lên vua. Lễ vật của Lang Liêu xuất phát từ những nguyên liệu đơn thuần nông nghiệp của nước ta thời bấy giờ, lại mang thêm ý nghĩa sâu sắc nên đã được nhà vùa truyền lại ngôi vua.

4. Ta là Lang Liêu, vốn thiệt thòi hơn so với các anh là khi ta còn nhỏ mẹ đã mất, hàng ngày phải lao động, trực tiếp làm các công việc đồng áng. Mà nay vua cha truyền lệnh tất cả 20 người anh em ta nếu ai tìm được món lạ về cúng lễ Tiên Vương thì sẽ được truyền lại ngôi vua. Các anh ai nấy cũng lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ, duy có ta thì chẳng biết làm tìm đâu ra của ngon vật lạ.

May sao đêm đó ta được thần về giúp đỡ, mách bảo ta làm hai loại bánh từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, nặn thành hình tròn tượng trưng cho thời, hình vuông tượng trưng cho đất. Ta lấy làm vui mừng vì tất thảy nguyên liệu đó đều có sẵn trong nhà. Sau đêm đó ta liền bắt tay vào thực hiện.

Cho đến ngày mang đến dâng lên vua cha, các món lạ mà các anh dâng lên đều làm vua cha không hài lòng. Đến lúc ta mang lễ vật vào, vua cha thấy bánh vừa ngon lại có ý nghĩa nên đã quyết định làm vật tế lễ và truyền lại ngôi vua cho ta.

Xem thêm >>> Tham khảo soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 chuẩn nhất

Trên đây là bài kể tóm tắt truyện bánh chưng bánh giầy mà Cunghocvui gửi đến bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Chúc các bạn học tập tốt

Chủ Đề