Bài tập trắc nghiệm lý 7 chương 3

Bộ sách gồm 4 cuốn [từ lớp 6 đến lớp 9] được biên soạn sát với chương trình Vật lý THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cấu trúc mỗi cuốn đều bao gồm các phần chính sau:

- Phần thứ nhất: Cách giải các dạng bài tập. Trong phần này, nội dung quyển sách được phân loại và nêu cách giải các dạng bài tập cơ bản và nâng cao của từng chương theo chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình của từng lớp học. Mỗi dạng bài tập đều có một số ví dụ vận dụng được lựa chọn và trình bày khá kỹ lưỡng để các em hiểu và vận dụng được cách giải đã trình bày trước đó. Cuối mỗi chương đều có một hệ thống các bài tập luyện tập dưới dạng trắc nghiệm và tự luận khá đa dạng để các em rèn luyện kỹ năng giải các dạng bài tập trong chương trình Vật lý THCS.

- Phần thứ hai: ở phần này, cuốn sách giới thiệu một số đề thi học kỳ kết hợp giữa hai hình thức kiểm tra là trắc nghiệm và tự luận để các em tự kiểm tra vốn kiến thức và kỹ năng của mình sau khi đã học xong một học kỳ, một năm học và làm quen với cấu trúc của một dạng đề thi khá phổ biến hiện nay.

Sau khi tổng hợp những kiến thức cơ bản và trọng tâm của chương trình Vật lý lớp 7, Hoc247.net xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Ôn tập Vật Lý 7 Chương 3 Điện Học. Đây là tài liệu giúp các em học sinh bổ sung và củng cố kiến thức của mình, hướng dẫn các em phương pháp làm bài để các em nắm vững và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Ngoài ra, tài liệu còn có các đề thi trắc nghiệm online Chương 3, các đề kiểm tra 1 tiết được sưu tầm và tổng hợp từ nhiều trường THCS trên cả nước, giúp các em có thể ôn tập và luyện thi một cách dễ dàng và hiệu quả nhất, rèn luyện tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề thi, qua đó có thể tự đánh giá năng lực bản thân mình và thực hành nhiều hơn. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích, không chỉ giúp các em học tập tốt hơn mà còn là hành trang vững vàng cho những kỳ thi quan trọng ở phía trước của các em.

Đề cương Ôn tập Vật Lý 7 Chương 3

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Sự nhiễm điện do cọ xát – Hai loại điện tích.

- Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

- Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

- Vật bị nhiễm điện [vật mang điện tích] thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

*Ví dụ: Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ [các vụn giấy, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ].

- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .

- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau .

- Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương [ + ] ; Điện tích của thanh nhựa sẩm màu vào vải khô là điện tích âm [ - ].

2. Chất dẫn điện và chất cách điện

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện .

Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, ...

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua .Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện .

Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su,

*Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

3. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mô tả cách mắc các bộ phận của mạch điện bằng các kí hiệu .

- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng .

- Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .

- Chiều dịch chuyển có hướng của các Electron tự do trong dây dẫn kim loại ngược với chiều dòng điện theo quy ước .

- Dòng điện cung cấp bởi Pin và Aquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều .

4. Dòng điện- Nguồn điện

- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

- Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay… là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó.

Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.

- Các nguồn điện thường dùng trong thực tế là pin và acquy.

- Nguồn điện có hai cực là cực âm, kí hiệu là dấu trừ [-] và cực dương, kí hiệu là dấu cộng [+]

- Nhận biết được các cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau [pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy…]

5. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

- Mọi vật được cấu tạo từ cắc nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động.

- Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

- Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

6. Cường độ dòng điện

- Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.

- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng

- Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I.

- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA.

1A = 1000mA; 1mA = 0,001A.

7. Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

- Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA. Mỗi ampe kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định, có 02 loại ampe kế thường dùng là ampe kế dùng kim chỉ thị và ampe kế hiện số. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có 1 chốt ghi dấu [-] các chốt còn lại ghi dấu [+], ngoài ra còn chốt điều chỉnh kim chỉ thị.

8. Các tác dụng của dòng điện

- Có 5 tác dụng của dòng điện: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý

+Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mỗi vật dẫn thông thường,đều làm cho vật dẫn nóng lên.Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

+Tác dụng phát sáng:Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn,bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.

+Tác dụng từ:

-Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.

-Mỗi nam châm đều có 2 cực từ,tại đó các vật bằng sắt hoặc bằng thép bị hút mạnh nhất

-Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.Nam châm điện có tác dụng từ vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.

-Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

+Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch tạo nên lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

+Tác dụng sinh lý:

-Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật.

-Dòng điện có thể gây ra tính mạng cho con người.Phải thận trọng hết sức khi dùng điện,nhất là mạng điện ở gia đình.Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ.

Đóng khoá k ,Ampe kế A1 chỉ 0,1A. Ampe kế A2 chỉ 0,2A.

.png]

  1. Số chỉ Am pe kế A1, A2 cho biết gì?
  1. Tính số chỉ Am pe kế A?
  1. Thay nguồn điện trên bằng nguồn điện khác thì Am pe kế A chỉ 0,9A. Số chỉ Am pe kế A1, A2 bây giờ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

  1. Số chỉ Am pe kế A1,A2 cho biết cường độ dòng điện qua đèn1,đèn2

b]

Hai đèn mắc song song nên ta có: I= I1+ I2= 0,1A+0,2A =0,3A

Vậy số chỉ Am pe kế A là 0,3A.

  1. Ta có: \[\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \] I2=2I1

Vì 2 đèn mắc song song nên: I=I1+I2= I1+2I1

⇒ I= 3I1 ⇔ 3I1=0,9

\=> I1=0,3A , I2=0.6A

Vậy số chỉ ampe kế A1 là 0,3A, số chỉ ampe kế A2 là 0,6A

Bài 2:

Cho mạch điện theo sơ đồ hình vẽ

.png]

  1. Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.
  1. Biết các hiệu điện thế U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.
  1. Biết các hiệu điện thế U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.

Hướng dẫn giải:

a/ Ta có U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9[V]

b/ Ta có U23 = U13 - U12 = 11,2 - 5,8 = 5,4 [V]

c/ Ta có U12 = U13 - U23 = 23,2 - 11,5 = 11,7[V]

Trắc nghiệm Vật Lý 7 Chương 3

  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 17 Sự nhiễm điện do cọ xát
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 18 Hai loại điện tích
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 19 Dòng điện - Nguồn điện
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 20 Chất dẫn điện và chất cách điện
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 21 Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 22 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 24 Cường độ dòng điện
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học

Đề kiểm tra Vật Lý 7 Chương 3

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 3 Vật lý 7 [Thi Online]

  • Đề ôn tập Chương Điện học môn Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Trưng Vương
  • 30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Điện học môn Vật lý 7
  • Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học

Đề kiểm tra Chương 3 Vật lý 7 [Tải File]

  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đồng Hiệp
  • Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tân Sơn

Lý thuyết từng bài chương 3 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 7 Chương 3

  • Vật Lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
  • Vật Lý 7 Bài 18: Hai loại điện tích
  • Vật Lý 7 Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện
  • Vật Lý 7 Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
  • Vật Lý 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
  • Vật Lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
  • Vật Lý 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
  • Vật Lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
  • Vật Lý 7 Bài 25: Hiệu điện thế
  • Vật Lý 7 Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
  • Vật Lý 7 Bài 27: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
  • Vật Lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
  • Vật Lý 7 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện
  • Vật Lý 7 Bài 30: Tổng kết chương III Điện Học

Hướng dẫn giải Vật lý 7 Chương 3

  • Giải bài tập SGK Bài 17 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 18 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 19 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 20 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 21 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 22 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 23 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 24 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 25 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 26 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 27 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 28 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 29 Vật lý 7
  • Giải bài tập SGK Bài 30 Vật lý 7

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 7 Chương 3 Điện Học. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 3 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !

Chủ Đề