Bài tập chuyên de đồ thị hóa học

Tóm tắt nội dung tài liệu

NGUYỄN CÔNG KIỆT
[ //nguyencongkiet.blogspot.com/ ]

BÀI TẬP CHUYỀN ĐỀ

ĐỒ THỊ HÓA HỌC

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 08 năm 2017

Nguồn page: //www.facebook.com/nguyencongkiethoahoc/
LỜI TÂM SỰ
Qua một thời gian cũng viết và xuất bản khá nhiều sách, vì nghĩ đến việc in ấn và phát
hành quá nhiêu khê, giá thành lại cao và phải chờ đợi thời gian rất lâu tập sách này mới đến
tay bạn đọc nên tác giả đã hoãn lại. Nghĩ rằng cung cấp cho đọc giả, các bạn học sinh, sinh
viên và giáo viên thêm một tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm kiến thức: về phương
pháp giải hóa là việc nên làm. Vì vậy tác giả chọn phương án phát hành qua mạng và truyền
tay dưới dạng tập tin với phương châm "sách hữu ích thì mới có nhuận bút".
Các bạn thân mến!
Việc biên soạn tài liệu về luyện thi, nhất là dạng bài tập mới, đòi hỏi người biên soạn ngoài
kinh nghiệm chuyên môn còn bỏ rất nhiều thời gian và công sức. Do đó sẽ là một niềm động
viên vô cùng to lớn cho tác giả đế tiếp tục hoàn thành các chuyên đề tiếp theo trong bộ chuyên
đề luyện thi vào ĐH môn Hóa Học. Nếu thấy sách này giúp ích cho các bạn thì khi các bạn sở
hữu nó [có được từ bất kỳ phương tiện nào] ở dạng tập tin hoặc được in ra ở dạng sách, xin
vui lòng động viên tác giả bằng cách chuyển tiền vào tài khoản số 2002 2062 18330 cho
Nguyễn Công Kiệt, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn [Agribank] chi
nhánh Liên Chiểu, Đà Nẵng với số tiền tủy theo ý của các bạn.

Thông báo gửi đến quý thầy cô giáo
Sau nhiều năm học tập, viết bài cho tạp chí Hóa Học và Ứng Dụng cũng như
viết sách đến nay NCK có sở hữu bộ tài liệu về Hóa Học khá lớn. Thiết nghĩ để
trong ổ cứng máy tính cũng vô nghĩa. Do đó, thầy cô nào cảm thấy tài liệu của
NCK có thể dùng được cho việc giảng dạy có thể liên hệ với NCK. Tôi có thể
chuyển giao full toàn bộ dạng file word [có thể copy, chỉnh sửa]. Tài liệu bao
gồm tất cả các cuốn sách đã xuất bản của NCK:
1. Rèn luyện và tư duy phát triển giải bài toán ĐIỂM 8, 9, 10.
2. Phân tích hướng giải tối ưu chinh phục bài tập hóa học chuyên đề PEPTIT.
3. Phân tích hướng giải tối ưu chinh phục bài tập hóa học chuyên đề ESTE.
4. Phân tích hướng giải tối ưu chinh phục bài tập hóa học chuyên đề HNO3.
5. Tuyển tập các đề thi ĐH-CĐ chính thức của Bộ từ 2007 đến 2017
[gồm 30 đề có giải chi tiết].
Tài liệu này mất phí, học sinh và sinh viên đừng nên hỏi.
Quý thầy cô nào cần xin liên hệ qua e-mail


Nguyễn Công Kiệt

//nguyencongkiet.blogspot.com/

Trang 2

Nguồn page: //www.facebook.com/nguyencongkiethoahoc/
MỤC LỤC
Trang
Dạng 1: CO2 tác dụng với dung dịch chứa Ba[OH]2, Ca[OH]2 ................................ 4
Dạng 2: CO2 tác dụng với Ca[OH]2 và NaOH ........................................................... 12
Dạng 3: Zn2+ tác dụng OH- .......................................................................................... 24
Dạng 4: Zn2+ và H+ tác dụng OH- .............................................................................. 29
Dạng 5: Al3+ tác dụng OH- ........................................................................................... 33
Dạng 6: Al3+ và H+ tác dụng với OH- ......................................................................... 46
Dạng 7: AlO2- tác dụng H+ ........................................................................................... 64
Dạng 8: Muối cacbonat tác dụng với H+ .................................................................... 75
Dạng 9: Điện phân ........................................................................................................ 78
Dạng 10: Kim loại tác dụng với dung dịch muối ....................................................... 81
Dạng 11: Bài toán HNO3 .............................................................................................. 83
Dạng 12: Vài dạng mới xuất hiện ............................................................................... 85
Bài đọc thêm………………………………………………………………………….. 86

//nguyencongkiet.blogspot.com/

Trang 3

Nguồn page: //www.facebook.com/nguyencongkiethoahoc/
Dạng 1 : Cho CO2 tác dụng với Ca[OH]2 hoặc Ba[OH]2
CO2 làm hai nhiệm vụ :
Sườn trái: đưa kết tủa lên cực

n

đại với tỷ lệ mol 1 : 1
Sườn phải: hòa tan kết tủa với
tỷ lệ mol cũng 1 : 1
C
a

x

b

nCO2

Một số cách giải:
Cách 1: Dùng công thức giải nhanh
n  = n CO
2


2
n  = n CO3   n OH  n CO2


Cách 2: Dùng các định luật bảo toàn
Thường là bảo toàn nguyên tố C và kim loại.
Cách 2: Dùng hình học - lưỡng giác
 Nếu bài cho hai giá trị của CO2 như đồ thị thì
[x - a] = [b - x] và x cũng chính là số mol kết tủa lớn nhất.
 Các cạnh của tam giác nghiêng góc 45o nên mỗi giá trị trên trục hoành ta có thể tìm được
giá trị trên trục tung và ngược lại.
 Có thể tách đồ thị ra làm 2 phần:
Hướng 1:
Phần từ 0 đến a [ a mol CO2] xảy ra phản ứng: CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3.
Phần từ a đến b [ b - a mol CO2 ] xảy ra phản ứng: 2CO2 + Ca[OH]2 → Ca[HCO3]2
Hướng 2:
Phần từ 0 đến x [ x mol CO2] xảy ra phản ứng: CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3.
Phần từ x đến điểm C xảy ra phản ứng: CO2 + CaCO3 + H2O→ Ca[HCO3]2
Tại điểm C dung dịch không còn chứa CO32-. Toàn bộ quá trình từ gốc tọa độ đến điểm C
được biểu diễn bằng phản ứng: CO2 + OH- → HCO3-.

//nguyencongkiet.blogspot.com/

Trang 4

Nguồn page: //www.facebook.com/nguyencongkiethoahoc/
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca[OH]2. Sự phụ thuộc của
số mol kết tủa thu được vào số mol CO2 phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
CaCO3

0

a

CO2

b

Mối quan hệ giữa a, b là
A. b = 0,24 – a.
B. b = 0,24 + a.
[ Sở GD&ĐT Hà Nội- 2017 ]

C. b = 0,12 + a.

D. b = 2a.

Câu 2: Sụ từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa Ca[OH]2 . Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ
đồ sau.
n CaCO3

0,4
0,1
0

n CO2
x

0,4

y

0,8

Giá trị của x và y là :
A. 0,5 ; 0,2.

B. 0,1 ; 0,7.

C. 0,5 ; 0,1.

D. 0,7 ; 0,2.

[ Sở GD & ĐT Hải Phòng ]
Câu 3: Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca[OH]2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên
[số liệu tính theo đơn vị mol]. Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là :

n

nCO2
0,8
A. 30,45%

B. 34,05%

//nguyencongkiet.blogspot.com/

1,2
C. 35,40%

D. 45,30%

Trang 5

Page 2

YOMEDIA

Mời các bạn tham khảo tài liệu Bài tập chuyên đề đồ thị Hóa học sau đây để biết được các dạng bài tập cũng như đáp án các bài tập về đồ thị Hoá học. Tài liệu giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập từ đó có cơ sở để ôn thi môn Hóa học một cách hiệu quả.

30-08-2017 1112 70

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Các dạng bài sử dụng khảo sát đồ thị:

+ Bài toán cho CO2 [SO2] tác dụng với dung dịch Ca[OH]2 hoặc Ba[OH]2

Phương trình:

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

Khi CO2 dư tiếp tục xảy ra phản ứng

CO2 + CO32- → HCO3-

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần đến hết

- n↓ cực đại = a = nCO2

- Nếu 0 < n↓ < a ⇒ Có 2 giá trị của CO2

TH1: CO2 thiếu tạo kết tủa chưa cực đại: nCO2 = a

TH2: CO2 dư tạo kết tủa cực đại sau đó hòa tan kết tủa:

nCO2 = 2a – n ↓= nOH- - n ↓

+ Bài toán liên quan tới muối Al3+ tác dụng với OH-

Phương trình:

Al3+ + 3OH- → Al[OH]3

Nếu OH- dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

Al[OH]3 + OH- → AlO2- + 2H2O

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại sau đó tan dần đến hết

- n↓cực đại = a khi đó nOH- = 3a

- Nếu 0 < n↓ < a thì có 2 trường hợp của OH-

TH1: n↓ tạo ra chưa cực đại nOH- = 3n↓;

TH2: n↓ đạt cực đại sau đó lại tan khi đó nOH- = 4a – n↓

+ Muối AlO2- tác dụng với dung dịch H+

Phương trình:

AlO2- + H+ + H2O → Al[OH]3

Khi H+ dư tiếp tục xảy ra phản ứng:

Al[OH]3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan cho đến hết

- n↓cực đại = a khi đó nH+ = a

- 0 < n ↓ < a khi đó có 2 trường hợp:

TH1: Kết tủa chưa đạt cực đại: n↓ = nH+

TH2: Kết tủa đạt cực đại sau đó bị H+ hòa tan: nH+ = 4a – 3n↓

Ví dụ 1: Sục CO2 vào dung dịch Ba[OH]2 ta có kết quả theo đồ thị như hình

Giá trị của x là:

A. 1,8 mol.

B. 2,2 mol.

C. 2,0 mol.

D. 2,5 mol.

Giải:

Dựa theo đồ thị xác định được: Khi nCO2 = 1,5 kết tủa đã đạt cực đại và bị hòa tan

⇒ nCO2 = 1,5 = 2n↓ cực đại – n↓ = 2a – 0,5a = 1,5a

⇒ a = 1

Khi nCO2 = x kết tủa đã bị hòa tan hết ⇒ nCO2 = 2n ↓ cực đại = 2a = 2

Đáp án C

Ví dụ 2: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ca[OH]2 và b mol NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b là:

A. 4 : 5.

B. 5 : 4.

C. 2 : 3.

D. 4 : 3.

Giải:

Dựa theo đồ thị ta có:

Khi kết tủa đạt cực đại nCaCO3 = nCa[OH]2 = a = 0,5 mol

Khi nCO2 = 1,4 khi đó CO32- bị hòa tan hết

⇒ nCO2 = nOH- = 2a + b = 1,4

⇒ b = 0,4

⇒ a : b = 0,5 : 0,4 = 5 : 4

Đáp án B.

Ví dụ 3: Trong 1 bình kín chứa 0,2 mol Ba[OH]2. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0,05 mol đến 0,24 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị của m biến thiên trong khoảng nào sau đây?

A. 0 đến 39,4 gam.

B. 0 đến 9,85 gam.

C. 9,85 đến 39,4 gam.

D. 9,85 đến 31,52 gam.

Giải:

n↓ cực đại = nBa2+ = 0,2 mol; Khi kết tủa hòa tan hết nCO2 = nOH- = 0,4

Ta có: 0,05 < n↓ cực đại = 0,2 < 0,24 < 0,4

Ta có đồ thị:

Từ đồ thị: Khi nCO2 = 0,05 mol kết tủa chưa đạt cực đại

⇒ x =n↓ = nCO2 = 0,05 mol ⇒ m↓ = 9,85g

Khi nCO2 = 0,24 kết tủa đạt cực đại và hòa tan một phần

⇒ y = n↓ = 2n↓ cực đại – nCO2 = 0,4 – 0,24 = 0,16mol ⇒ m↓ = 39,4g

Vậy kết tủa phải biến thiên trong khoảng 9,85 gam đến cực đại là 39,4 gam.

Đáp án C

Ví dụ 4: Sục từ từ 0,6 mol CO2 vào V lít dung dịch chứa Ba[OH]2 0,5M thu được 2x mol kết tủa. Mặt khác khi sục 0,8 mol CO2 cũng vào V lít dung dịch chứa Ba[OH]2 0,5M thì thu được x mol kết tủa. Giá trị của V, x lần lượt là:

A. V = 1,0 lít; x = 0,2 mol.

B. V = 1,2 lít; x = 0,3 mol.

C. V = 1,5 lít; x = 0,5 mol.

D. V = 1,0 lít; x = 0,4 mol.

Giải:

Dễ thấy số mol CO2 tăng từ 0,6 → 0,8 thì lượng kết tủa giảm ⇒ ứng với 0,8 mol CO2 sẽ có pư hòa tan kết tủa.

nkết tủa cực đại = nBa2+ = 0,5V

TH1: Với nCO2 = 0,6 mol kết tủa chưa bị hòa tan. Đồ thị như sau:

Từ đồ thị suy ra:

Khi nCO2 = 0,6 mol ⇒ nCO2 = n↓ ⇒ 2x = 0,6

⇒ x = 0,3

Khi nCO2 = 0,8 kết tủa đã bị hòa tan một phần:

nCO2 = 2. 0,5V – 2x ⇒ x = V – 0,8

⇒ V = 1,1 lít [loại không có đáp án]

TH2: nCO2 = 0,6 mol kết tủa đã hòa tan. Đồ thị như sau:

Từ đồ thị: ⇒

⇒ V = 1,0 và x = 0,2 ⇒ Đáp án A

Ví dụ 5: Dẫn từ từ 4,928 lít CO2 ở đktc vào bình đựng 500 ml dung dịch X gồm Ca[OH]2 xM và NaOH yM thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác cũng dẫn 8,96 lít CO2 đktc vào 500 ml dung dịch X trên thì thu được 10 gam kết tủa. Tính x, y ?

A. 0,2 và 0,4.

B. 0,4 và 0,2.

C. 0,2 và 0,2.

D. 0,4 và 0,4.

Giải :

Ta có : Với nCO2 = 0,22 mol thì n↓ = 0,2 < nCO2

⇒ Với nCO2 = 0,22 mol thì kết tủa đã bị hoà tan

Với nCO2 = 0,4 mol thì n↓ = 0,1

nOH⁻ = x + 0,5y ; nCa²⁺= 0,5x

⇒ n↓max = 0,5x.

Đồ thị :

Từ đồ thị:

+ Nếu tạo ra 20g kết tủa Ba2+ vẫn còn dư [ 0,5x >0,2]

Ta có hệ:

Vô nghiệm

⇒ Khi tạo 20g kết tủa ion Ba2+ đã kết tủa hết với ion CO32-

0,5x = 0,2 ⇒ x = 0,4

Ta có 20g là kết tủa cực đại ⇒ khi kết tủa 10g là kết tủa hòa tan 1 phần:

0,4 = x + 0,5y – 0,1 ⇒ y = 0,2 mol

Đáp án B

Ví dụ 6: Cho 800 ml dung dịch KOH x mol/l phản ứng với 500 ml dung dịch Al2[SO4]3 0,4M đến pư hoàn toàn thu được 11,7 gam kết tủa. Gía trị của x là:

A. 0,5625

B. 1,8125

C. 0,15

D. Cả A và B

Giải:

Số mol Al3+ = 0,4 mol⇒ n↓ max = 0,4 mol > n↓ = 11,7 : 78 = 0,15 mol

Ta xây dựng được đồ thị

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ a = 3nAl[OH]3 = 0,15. 3 = 0,45 mol

4nAl3+ - n↓= nOH- ⇒ 1,6 – 0,15 = b ⇒ b = 1,45 mol

⇒ x = 0,45 : 0,8 = 0,5625 lít hoặc x = 1,45 : 0,8 = 1,8125 lít.

Đáp án D

Ví dụ 7: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hh gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm Tỉ lệ a : b là :

A. 4 : 3.

B. 2 : 1.

C. 1 : 1.

D. 2 : 3.

Giải

Từ đồ thị ⇒ Khi bắt đầu có kết tủa thì HCl đã bị trung hòa hết

nHCl = a = 0,8 mol

Khi nOH- = 2,8 kết tủa bị hòa tan một phần

ta có: nOH- = nH+ + 4nAl3+ - n↓ = a + 4b – 0,4 = 2,8 ⇒ b = 0,6 mol

⇒a : b = 4 : 3 ⇒ Đáp án A

Ví dụ 8: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2[SO4]3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là:

A. 0,1 và 400.

B. 0,05 và 400.

C. 0,2 và 400.

D. 0,1 và 300.

Vô nghiệm

Giải:

Ta có nH+ = 0,1 mol; nAl3+ = 0,1 mol.

Vì kết tủa cực đại bằng số mol Al3+ = 0,1 mol ⇒ a = 0,1 mol.

Từ đồ thì ta cũng có:

Khi kết tủa cực đại nOH- = b= nH+ + 3nAl3+ = 0,1 + 3.0,1 = 0,4 mol

⇒ b = 0,4 : 1 = 0,4 lít = 400 ml

Đáp án A

Ví dụ 9: Hoà tan vừa hết m gam Al vào dung dịch NaOH được dung dịch X và 3,36 lít H2 [đktc]. Rót từ từ đến hết V lít dung dịch HCl 0,2 M vào X thì thu được 5,46 gam kết tủa. Gía trị của m và V lần lượt là:

A. 2,7g và 0,36 lít

B. 2,7 g và 0,95 lít

C. 4,05g và 0,36 lít

D. Cả A và B

Giải:

nAl = nNaAlO2 = 2/3 nH2 = 0,1 mol

⇒m = 2,7g

Vì số mol NaAlO2 = 0,1 mol ⇒ Đồ thị của bài toán:

Vô nghiệm

Từ đồ thị

Khi nH+ = a kết tủa chưa cực đại ⇒nH+ = a = n ↓ = 0,07

Khi nH+=b kết tủa bị hòa tan một phần

⇒nH+ = 4n↓ max - n↓ = 0,4 – 3.0,07= 0,19 mol

⇒ V = 0,35 hoặc 0,95 lít ⇒ Đáp án D

Ví dụ 10: Rót từ từ dung dịch HCl 0,1M vào 200 ml dung dịch K[Al[OH]4] 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được phụ thuộc vào V [ml] dung dịch HCl như hình bên dưới. Giá trị của a và b lần lượt là:

A. 200 và 1000.

B. 200 và 800.

C. 200 và 600.

D. 300 và 800.

Vô nghiệm

Ta có số mol Al[OH]3 trên đồ thị = 1,56 : 78 = 0,02 mol

⇒ nH+ = a = 0,02 mol [1].

Số mol K[Al[OH]4] = 0,04 mol ⇒ kết tủa cực đại = 0,04 mol.

Từ đồ thị: nH+ = b = 4n↓max – 3n↓ = 4.0,04 – 3.0,02 = 0,1⇒ nH+ = 0,1 mol [2].

Từ [1, 2] ⇒ a = 200 ml và b = 1000 ml.

Đáp án A

Vô nghiệm

Bài 1: Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba[OH]2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M, thu được 0,78 gam kết tủa. Tính V?

Hiển thị đáp án

nOH- = 0,04 mol; nAlO2- = 0,02 mol; nAl[OH]3 = 0,01 mol.

Ta có đồ thị:

Vô nghiệm

Từ đồ thị⇒nH+ = a = nOH- + n↓= 0,04 + 0,01 = 0,05 mol;

nH+ = b kết tủa bị hòa tan một phần

nH+ = b = nOH- + 4n↓max – 3n↓ = 0,04 + 4.0,02 – 3.0,01 = 0,09 mol

⇒V = 25 ml hoặc 45 ml.

Bài 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol Ba[OH]2 và y mol Ba[Al[OH]4]2 [hoặc Ba[AlO2]2], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm

Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,05 và 0,15.

B. 0,10 và 0,30.

C. 0,10 và 0,15.

D. 0,05 và 0,30.

Hiển thị đáp án

Từ đồ thị ta thấy: Khi bắt đầu xuất hiện kết tủa OH- đã được trung hòa hết bởi H+ ⇒n OH- = 0,1 mol ⇒ 2x = 0,1 ⇒ x = 0,05 mol.

Từ đồ thị ⇒khi kết tủa tan một phần

n HCl = 0,7 = n OH- + 4n ↓max – 3n ↓

⇒ n ↓max = [0,7 + 0,6 – 0,1 ]:4 = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố Al⇒ y = 0,15 mol

Đáp án A

Bài 3: Cho từ từ dung dịch chứa x mol NaOH vào 300 ml dung dịch ZnSO4 1,5M thu được 19,8 gam kết tủa. Giá trị của x là:

A. 0,4 mol hoặc 1,4 mol.

B. 0,4 mol hoặc 1,2 mol.

C. 0,4 mol hoặc 1,6 mol.

D. 0,5 mol hoặc 1,4 mol.

Hiển thị đáp án

Ta có: Zn2+ = 0,45 mol ⇒ kết tủa cực đại = 0,45 mol.

Số mol Zn[OH]2 = 0,2 mol.

Ta có đồ thị

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ a = 2n Zn2+ = 0,2.2 = 0,4 mol

và 1,8 - b = a ⇒ b = 1,4 mol[ hình học]

Vậy x = 0,4 mol hoặc 1,4 mol. ⇒ Đáp án A

Bài 4: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol ZnSO4. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ sau :

Vô nghiệm Tỉ lệ a : b là:

A. 1 : 2.

B. 3 : 2.

C. 2 : 3.

D. 3 : 4.

Hiển thị đáp án

Từ đồ thị khi bắt đầu xuất hiện kết tủa H+ được trung hòa hết bởi OH-

⇒ a = 0,4 mol [*].

n↓ max = b mol.

Ta có đồ thị:

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ 2x = 1 – 0,4 ⇒ x = 0,3 mol

Ta cũng có : 1,0 – 0,4 = 0,4 + 4b – 3,0 ⇒ b = 0,8 mol [**]. [ Dựa vào hình học]

Từ [*, **] ⇒ a : b = 1 : 2. ⇒ Đáp án A

Bài 5: Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên [số liệu tính theo đơn vị mol]. Giá trị của x [mol] là:

A. 0,4.

B. 0,6.

C. 0,7.

D. 0,65.

Hiển thị đáp án

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒ a = 0,25 mol.

Dễ thấy : [0,45 – 0,25] = [0,25 + 4x] – 2,45 ⇒ x = 0,6 mol.

Đáp án B

Bài 6: Sục V lít CO2 [đktc] vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba[OH]2 0,375M thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 1,344l lít.

B. 4,256 lít.

C. 8,512 lít.

D. 1,344l lít hoặc 4,256 lít.

Hiển thị đáp án

Ta có : n Ba2+ = 0,075 mol ; n OH- = 0,25 mol ; n BaCO3 ↓ = 0,06 mol ;

n BaCO3 max = 0,075 mol.

Vô nghiệm

Từ đồ thị ⇒x = 0,06 mol và 0,25 – y = 0,06 ⇒ y = 0,19 mol

⇒ V = 1,344 lít hoặc V = 4,256 lít

Đáp án D

Bài 7: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca[OH]2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên [số liệu tính theo đơn vị mol]. Giá trị của x là:

A. 0,12 mol.

B. 0,11 mol.

C. 0,13 mol.

D. 0,10 mol.

Vô nghiệm

Hiển thị đáp án

Từ đồ thì suy ra: AD = 0,15; AE = CD = BE = 0,5 – 0,45 = 0,05 ⇒x = DE = AD – AE = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol.

Đáp án D

Bài 8: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba[OH]2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm

Giá trị của x, y, z lần lượt là:

A. 0,60; 0,40 và 1,50.

B. 0,30; 0,60 và 1,40.

C. 0,30; 0,30 và 1,20.

D. 0,20; 0,60 và 1,25.

Hiển thị đáp án

n ↓max = 0,6 mol ⇒ y = 0,6.

n OH- = 1,6⇒ 0,1 + x + 2y = 1,6 ⇒ x = 0,3 mol.

Từ đồ thị ⇒ 1,6 – z = 0,2 ⇒ z = 1,4 mol.

Đáp án B

Bài 9: Cho V[lít] khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba[OH]2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại?

A. 2,24 lít ≤ V ≤ 8,96 lít.

B. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít.

C. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít.

D. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít.

Hiển thị đáp án

Ta có: n Ba[OH]2 = 0,1 mol; n NaOH = 0,2 mol ⇒ n Ba2+ = 0,1 mol và n OH- = 0,4 mol. ⇒n BaCO3 max = 0,1 mol.

Để kết tủa max thì số mol CO32- ≥ 0,1 mol. Theo giả thiết ta có đồ thị:

Vô nghiệm

Theo sơ đồ ⇒ x = 0,1; 0,4 – y = x ⇒ y = 0,3.

Để kết tủa lớn nhất thì: x ≤ CO2 ≤ y hay 0,1 ≤ CO2 ≤ 0,3 [mol]

⇒ 2,24 ≤ V ≤ 6,72 [lít] ⇒ Đáp án D

Bài 10: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca[OH]2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Vô nghiệm Tỉ lệ a : b là:

A. 4 : 5.

B. 5 : 4.

C. 2 : 3.

D. 4 : 3.

Hiển thị đáp án

n ↓max = 0,5 mol ⇒ b = 0,5 mol.

Mặt khác : n OH- = 1,4 = a + 2b ⇒ a = 0,4 mol ⇒ a : b = 4 : 5.

Đáp án A

Xem thêm các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hay khác:

  • Phương pháp bảo toàn điện tích trong hóa học hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp bảo toàn electron trong hóa học hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp bảo toàn khối lượng trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp bảo toàn nguyên tố trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp chọn đại lượng thích hợp trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp đường chéo trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp trung bình trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay, chi tiết, có lời giải
  • Phương pháp sử dụng phương trình ion thu gọn trong hóa học cực hay, có lời giải
  • Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học cực hay, có lời giải

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

cac-phuong-phap-giai-nhanh-hoa-hoc-huu-co-vo-co.jsp

Video liên quan

Chủ Đề