Bài học rút ra từ bài thơ Dặn con

Bài học rút ra từ bài thơ nói với con của Y Phương là gì? vừa được dethihsg247.com cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.

Bài học 1

Bài thơ Nói với con của Y Phương là một lời dặn dò chân tình tha thiết của người cha nói với con.Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Đoạn thơ mở ra khung cảnh gia đình ấm cúng với đứa trẻ đang bi bô tập nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc thì níu lấy tay cha.Từng bước đi, tiềng nói tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu đón nhận. Đằng sau những lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: Con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Chạ mẹ yêu thương và cham chút từng bước đi, tiếng nói tiếng cười của con. Ngày con ra đời là ngày hạn phúc nhất “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”. Không khí gia đình đầm ầm yên vui ấy là một hành trang quí báu đi suốt cuộc đời, tâm hồn con.
Người cha nói với con về tình yêu thương, sự nâng dỡ của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương núi rừng mà khi mới ra đời người con đã được hưởng những đặc ân ấy. Ta thấy được sau những câu thơ hiện lên hình ảnh người cha yêu thương con, mong con lớn lên nên người.

Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.

Người đồng mình thương lắm con ơi
……….
Không lo cực nhọc

Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để “người đồng mình” vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau “cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn” diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của “người đồng mình”: sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : “không chê…không chê….không lo” dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. “Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ “như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc”. Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.

Người cha thương con, yêu con, nên dặn con phải biết yêu nghững phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt
…….
Nghe con

Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy “thô sơ da thịt”, ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng “nghe con” kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.

Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Y Phương đã viết nên một bài thơ với tình cảm gia đình ấm cúng,ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình.

Bài học 2

Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người # tình cảm gia đình ruột thịt – 3 câu thơ đầu tiên: là hình ảnh một mái ấm hạnh phúc, người con được nuôi dững, chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ – lời thơ rất đặc biệt, nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm: bước chân chậm, tiếng cười. tiếng nói => cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người # sự đùm bọc nghĩa tình của quê hương – con trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù, tươi vui,nên thơ của quê hương – những hình ảnh về cuộc sống lao động tài hoa, yêu đời , diễn tả sự gắn bó quấn quýt đầy nghĩa tình của quê hương – trong rừng núi thiên nhiên thơ mộng, che chở và nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống – con người nơi quê hương yêu thương nhau trong sáng, hạnh phúc => quê hương mang vẻ đẹp truyền thống văn hóa, tinh thần và giàu nghĩa tình * Nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình – cuộc sống nhiều vất vả, khó khăn nhưng người đồng mình có 1 sức sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo – tâm hồn: lạc quan, vui vẻ, yêu đời. Đó là tâm thế, bản lĩnh của con người Việt Nam, mộc mạc nhưng giàu chí khí và niềm tin vượt lên trên mọi khó khăn thử thách – truyền thống cần cù nhẫn nại chịu đựng mọi hy sinh – mong ước của cha: con luôn nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận gian lao, thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. Biết tự hào, gắn bó với truyền thống quê hương. Trước thử thách, khó khăn không được sống tầm thường, hèn kém mà cần có ý chí , nghị lực vươn lên trong cuộc sống => tình cảm của cha: tình yêu thương tha thiết, trìu mền, niềm tin tưởng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương – ý nghĩa khái quát: khuyên con bài học đạo lí làm người, lẽ sốngở đời, biết giữ lấy cốt cách của người đồng mình

– tình cảm quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng, nuôi dưỡng và nâng đỡ trở lên lớn lao , kiêu hãnh.

Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Con người trong cuộc đời sống phải có nhau, quý là ở cái tình. Nó có thể khiến người ta cảm thông được cho nhau, có thể giúp người ta cùng nhau chia sẻ để vơi bớt buồn đau, nhân đôi niềm hạnh phúc.
- Tuy nhiên, không phải cứ có tình cảm chân thành là đã đủ. Đôi khi, cách cư xử cụ thể cũng quan trọng không kém so với động cơ tình cảm ở bên trong. Bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực nhân tình với những người bất hạnh quanh ta.
2. Triển khai
a. Lời dặn con của người cha
a.1. Cách đối xử với người bất hạnh [người ăn mày]
- Đồng cảm và sẻ chia: Hiểu được nguyên nhân của tình cảnh hiện tại mà người khác phải chịu đựng “tội trời đày” là bất hạnh do số phận, do không may, không phải do không nỗ lực, cũng không phải ai muốn lâm vào tình cảnh ấy]. Đặt mình vào tình cảnh của họ để cảm thông vói họ [cần quan tâm song sự quan tâm ấy phải tế nhị, đúng lúc. Với người hành khất, hỏi gốc gác, quê hương là điều cần tránh vì sẽ tạo cảm giác chạnh lòng, xót xa]. Chia sẻ với họ một phần trong những gì mình có - và sự sẻ chia ấy nên là hành động tự nguyện, tự nhiên cũng như tự nhiên họ đến với mình [Nhà mình sát đường họ đến/Có cho thì có là bao]. Tuyệt đối tránh thái độ kỳ thị, khinh miệt, thậm chí tránh cả biểu hiện của thái độ thương hại vì trong trường hợp này lòng thương hại cũng sẽ gây tổn thương không kém gì sự coi thường, khinh miệt.
- Bảo vệ và tránh những rào cản, ngăn cách: Tình thế của người hành khất là tình thế của con người yếu đuối, cô độc, dễ mất tự tin, sự cản trở dù nhỏ nhất cũng sẽ gây tổn thương, đau đớn. Phá bỏ rào cản mới là trọn vẹn cái tình, trọn vẹn tấm lòng mà con người có thể dành cho nhau [Con chó nhà mình rất hư/Hễ thấy ăn mày là cắn /Con phải răn dạy nó đi/Nếu không thì con đem bán].
a. 2. Ý nghĩa của cách đối xử ấy:
- Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng giảm bớt cả những thương tổn tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh, đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người - điều rất cần thiết để là người.
- Thương người cũng chính là cách để thương mình. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là tạo cho con một cách sống nhân ái, góp phần tạo nên một môi trường xã hội đầy nhân ái để những bất trắc, đảo lộn, đổi thay của thời thế cũng không đẩy con người đến chỗ cùng đường tuyệt lộ [Mình tạm gọi là no ấm/Biết đâu cơ trời vần xoay/Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này...].
b. Đề xuất ý kiến
b.1. Đánh giá quan điểm dạy con và cách sống của người cha trong bài thơ:
- Người cha hiểu thấu lẽ đời và rất giàu tình người. Hiểu thấu được những bất trắc trong cuộc xoay vần của “cơ trời” và giàu tình người để có thể “thương người như thể thương thân”.
- Người cha yêu thương con theo một cách thức đặc biệt - một tình yêu thương rất sâu và rất lớn lao khi rất chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp tình người cho tâm hồn người con từ một câu chuyện rất thông thường của đời sống.
- Trong bài thơ tuy không có sự hiện diện của người con song có thể hình dung tới cái dáng người con cúi đầu đón nhận lời răn dạy của người cha nhân từ.
- Nếu những bậc làm cha, làm mẹ bên cạnh việc chăm sóc nuôi dưỡng phần xác còn biết nuôi dưỡng, hoàn thiện phần hồn như người cha trong bài thơ, xã hội sẽ có những thế hệ con trẻ biết nghĩ và sống một cách khoan dung nhân ái.
b.2. Liên hệ - rút ra bài học
- Tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh.
- Bài học: cần biết điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để không chỉ thể hiện được lòng thương mà còn thể hiện được sự tế nhị - đó mới là cách sống, cách ứng xử của người có văn hoá.
3. Kết luận
- Trong xã hội hiện đại, cuộc sống vói quá nhiều áp lực và với nhịp độ gấp gáp có thể cuốn ta đi, khiến ta sống theo tốc độ mà khó sống vói các mối liên hệ rộng lớn, phong phú và thâm sâu của đời sống. Cách sống tốc độ có thể làm ta sống có hiệu quả hơn về mặt công việc và sự phát triển bản thân song cũng khiến khoảng cách giữa con người bị nới rộng.
- Sống chậm lại, dành ra những phút để nhìn lại mình là điều cần thiết. Bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh trở nên thấm thía bởi nó giúp mỗi người làm được điều đó.

Video liên quan

Chủ Đề