Nguyễn tác vàng xây dựng trường học hạnh phúc

Yêu thương, an toàn, tôn trọng

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm [Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội], lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho học sinh. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa thầy và trò. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng. Hiện nay, chúng ta quen làm theo lối cũ.

Tức là đặt ra tiêu chuẩn rồi áp đặt giáo viên, học sinh phải thực hiện theo. Tuy nhiên, điều này nên thay đổi và áp dụng ngược lại. Cụ thể, trước một vấn đề, nên để giáo viên và học sinh cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý theo chuẩn mực của nhà trường đưa ra thì áp dụng thực hiện. Chúng ta không nên khống chế, áp đặt ở điều này, khoản kia. Mọi người nên trao đổi, bàn bạc với nhau để tìm ra chân lý. Nói cách khác là cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, chúng ta cần xây dựng những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc để giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học.

Chúng ta cần xây dựng những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc để giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở thầy trò hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để học sinh được đóng góp, cống hiến và quan trọng là được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để mỗi nhà trường, giáo viên và học sinh thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.

Cô giáo Phạm Thị Mỹ Linh [Chủ tịch Công đoàn Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu] cho rằng: Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc; là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; là nơi học sinh không có áp lực học hành mà luôn được phát huy khả năng của mình, các môn học được biến hóa thành các bài học thú vị thông qua các trò chơi, trải nghiệm; là nơi mà thầy cô giáo có các phương pháp dạy học tích cực, luôn hỗ trợ và giúp đỡ học sinh kịp thời, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, tạo cho chúng sự an tâm, tin tưởng và cảm thấy được yêu thương. Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo. Hiểu một cách đơn giản, trường học hạnh phúc là nơi mà cả học sinh và thầy cô đều “muốn đến”.

Hưởng ứng lời phát động Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019 - 2020, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu coi xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Trong đó, giáo viên chính là chủ thể tích cực góp phần xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với 3 giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Tháng 4/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc". Tại đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.

Theo cô giáo Phạm Thị Mỹ Linh, xây dựng trường học hạnh phúc là cả một quá trình, trong đó, bản thân mỗi giáo viên cần thay đổi tư duy nhận thức, hành động và cả cảm xúc để có được các bài học hay, đầy hứng thú với học sinh, tạo ra bầu không khí thân thiện và yêu thương. Thời gian qua, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu đã phối hợp tổ chức thực hiện nhiều dự án giúp thầy cô thay đổi. Tiêu biểu như phối hợp với Công ty Cổ phần FCE Việt Nam thực hiện chương trình The Leader in me tại trường trong thời gian 3 năm [bắt đầu từ năm học 2018 - 2019].

Đây là chương trình lãnh đạo bản thân giúp mỗi người thay đổi tư duy, làm chủ cuộc sống, phát huy được các thế mạnh tiềm ẩn và vai trò lãnh đạo của mình. Qua một năm thực hiện, chương trình bước đầu có hiệu quả với bản thân cán bộ, giáo viên, nhân viên và với cả các em học sinh trong công việc, học tập cũng như trong cuộc sống. Các thầy cô và học sinh đã biết cách đặt mục tiêu sao cho khoa học, hiệu quả; biết lập kế hoạch tuần, tháng, học kì, năm học, chủ động hơn trong công việc giảng dạy cũng như học tập, biết cách ưu tiên việc quan trọng, có tư duy cùng thắng, biết cách lắng nghe và thấu hiểu...

Ngoài ra, Trường THCS &THPT Nguyễn Siêu còn thành lập các Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển theo tổ chuyên môn từ đầu năm học. Mỗi nhóm nhà giáo đều đăng ký thực hiện một nội dung, có thể là áp dụng một phương pháp dạy học tích cực nào đó, có thể là cùng nhau thực hiện nhiệm vụ làm thế nào để học sinh có hứng thú với bộ môn... Cuối năm sẽ tổ chức báo cáo, tổng kết, rút kinh nghiệm và tuyên dương khen thưởng các nhóm nhà giáo cùng giúp nhau tiến bộ, đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy. Đồng thời, để tạo thuận lợi cho các nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển, Ban Giám hiệu nhà trường đã sắp xếp vị trí bàn làm việc của các giáo viên cùng tổ ngồi gần nhau để dễ dàng hơn trong việc trao đổi chuyên môn và hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy.

Cũng theo cô giáo Phạm Thị Mỹ Linh, một nhân tố quan trọng nữa trong việc xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng một không gian học tập tốt cho học sinh vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thoải mái của học sinh. Theo đó, năm học 2019 - 2020, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu đã phát động phong trào xây dựng Trường học xanh - Lớp học hạnh phúc [Eco school - Happy class] trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Hưởng ứng tích cực phong trào, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường luôn nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, đề cao khẩu hiệu “thấy rác là nhặt”, biết cách phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định [thùng rác vô cơ, thùng rác hữu cơ], tham gia trồng cây xanh phục vụ cho việc học tập và làm đẹp cảnh quan sân trường, tiết kiệm nước, tắt khi không sử dụng các thiết bị điện, đặc biệt loại bỏ rác thải nhựa và nilon, thay thế bằng một lối sống và thói quen thân thiện với môi trường như: Không bọc sách, vở bằng túi bọc nilon mà thay thế bằng bọc giấy; không sử dụng cốc, chai nhựa để uống nước mà thay vào đó là bình nước thủy tinh; thay túi nilon đựng đồ ăn bằng túi giấy...

Còn theo thầy giáo Nguyễn Văn Khoa [Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THCS - THPT Ban Mai], điều quan trọng nhất để tạo nên trường học hạnh phúc chính là sự yêu thương. Chỉ có yêu thương hết mình thì mới tạo nên hạnh phúc. Chỉ có yêu thương, thầy cô mới tạo ra môi trường an toàn cho học sinh. Chỉ yêu thương, thầy cô mới đủ tầm và tâm để tìm ra điểm khác biệt của mỗi học sinh và tạo động lực cho các con phát triển.

“Hạnh phúc đến từ những điều thật giản đơn, nhưng không dễ gì đạt được những điều đó. Quan điểm về trường học hạnh phúc của mỗi giáo viên và học sinh là khác nhau. Nhưng tựu chung lại là lớp học đó phải tạo được cảm giác thoải mái cả về thể chất và tinh thần cho học sinh và giáo viên, giúp cho học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất, để sao cho học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui” - cô giáo Phạm Thị Mỹ Linh khẳng định.

Phạm Thảo

+ Trước hết là sự đầy đủ về CSVC và trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng được các nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nhưng thực tế thì sao ạ? Rất nhiều nhà trường còn khó khăn, CSVC và trang thiết bị dạy học thiếu thốn. Vậy chúng ta phải làm ntn? Bên cạnh nguồn ngân sách do cấp trên cấp, chúng ta cần tích cực làm công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia hỗ trợ nhà trường. Nếu đồng chí hiệu trưởng nào luôn ngại việc và sợ trách nhiệm chúng ta sẽ không làm được điều đó. Và để làm tốt điều này, không có cách nào khác là các đồng chí CBQL cần tìm hiểu kỹ các văn bản, nắm rõ quy định, tham khảo ý kiến và các cách làm hay để học hỏi.  

+ Môi trường lý tưởng còn là việc chúng ta thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực; bao dung với học trò; duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong trường học, trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Ở ngôi trường của chúng tôi, quy chế dân chủ và tinh thần tập thể, đoàn kết luôn được đề cao, mọi thành viên đều được tôn trọng. Chúng tôi gắn kết với nhau như một đại gia đình, đồng nghiệp không chỉ giúp đỡ chia sẻ với nhau về chuyên môn mà còn cùng nhau tạo ra niềm vui, chia sẻ với nhau mọi buồn vui trong cuộc sống. GV được quan tâm đúng mức, chế độ chính sách, đãi ngộ được đảm bảo, họ có vui, có hạnh phúc không ạ? Đương nhiên có. [hình ảnh minh họa: công đoàn tổ chức sinh nhật, tham quan du lịch, …]. Học sinh được quan tâm, được bày tỏ và được đáp ứng mong muốn, nguyện vọng về vui chơi, về học tập, có vui, có hạnh phúc không? Đương nhiên là vui và hạnh phúc rồi. [hình ảnh minh họa: ngày tựu trường; ngày khai giảng; Hội chợ nhân ái- Đêm hội trăng Rằm; giao lưu với GS Nguyễn Lân Dũng; hội thảo “Dạy con thời hiện đại”; HS tham gia các hoạt động trải nghiệm; thuyết trình về ngôi trường mơ ước….].

2- Tiêu chí về dạy và học, trong đó tập trung vào việc tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh. Tôi rất tâm đắc với một câu nói về sự đánh giá, đó là: đừng đánh giá khả năng của một con cá qua việc leo cây. Mỗi 1 học sinh sẽ có một đặc điểm, hoàn cảnh cũng như khả năng khác nhau. Vì vậy, người làm giáo dục như chúng ta là phải biết làm thế nào để học trò của mình có thể phát triển theo đặc điểm, hoàn cảnh và khả năng đó. 

Ở ngôi trường của chúng tôi, mỗi giờ lên lớp là một sự đổi mới. Việc đổi mới PPDH luôn được chú trọng, trong mỗi tiết học, HS được phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo trong việc hình thành và tiếp nhận kiến thức mới cũng như vận dụng vào thực tiễn. Mọi đối tượng HS đều được quan tâm và được ghi nhận kết quả làm việc trong mỗi giờ học [hình ảnh minh họa: các tiết học]. 

3- Tiêu chí về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, trong đó tập trung vào việc giúp đỡ chia sẻ với HS có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng; đồng thời quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh và đồng nghiệp, làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác giao tiếp và đối thoại; Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh [hình ảnh minh họa: GV- CMHS luôn đồng hành trong mọi hoạt động giáo dục].

Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý! 

Kính thưa các thầy, cô giáo tham dự hội thảo!

Tôi thiết nghĩ, muốn xây dựng một trường học hạnh phúc, bản thân mỗi nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chúng ta phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Và để cùng nhau xây dựng “Trường học hạnh phúc” cần lắm sự chung tay của tất cả chúng ta. Trước tiên là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tới các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường, tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống cho đội ngũ nhà giáo, tới việc động viên tinh thần cũng như quan tâm và có chế độ chính sách phù hợp với nhà giáo, làm thế nào để đảm bảo được đời sống tối thiểu của thầy cô, để họ yên tâm công tác, yêu nghề và mong muốn được cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Chúng tôi mong muốn rằng, sau buổi hội thảo hôm nay, sẽ có những quan tâm hơn nữa, những thay đổi tích cực hơn nữa từ ngành, để nhà giáo chúng ta  có thêm động lực yêu đời, yêu nghề hơn, để mỗi thầy cô thực sự hạnh phúc và hạnh phúc đó sẽ được lan tỏa tới tất cả các con học sinh. 

Các thầy, cô giáo- những đồng nghiệp yêu quý của tôi!

  Trường học hạnh phúc, hiểu một cách đơn giản nhất, là mỗi ngày đến trường, GV, HS đều vui. Vì thế, nhiệm vụ của các thầy cô bây giờ, không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để đối với các con, trường học trở thành một nơi thú vị để sống và học được một điều thú vị để làm. Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của các con HS. Vì thế, sứ mệnh của người thầy lại càng trở nên thiêng liêng và cao cả hơn bao giờ hết. 

Để xứng đáng với sứ mệnh vẻ vang và cao cả trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội, bản thân mỗi nhà giáo chúng ta phải luôn có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị thế của nghề sư phạm, trọng trách cao cả của mình trong xã hội. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, ứng xử nhân văn để mỗi nhà giáo thực sự là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo. Bởi lẽ, sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là ở sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trò, sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo. Hãy yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, hãy lan tỏa cho các con niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình. Hãy làm cho mỗi lớp học, mỗi ngôi trường thực sự trở nên hạnh phúc, mỗi ngày đến trường của các con thực sự là một ngày vui, các thầy cô nhé! Có thể ngày hôm nay, đời sống của đại đa số những thầy cô giáo như chúng ta vẫn còn khó khăn, thử thách, nhưng tôi tin rằng, với hai chữ nhà giáo trên vai, chúng ta sẽ luôn luôn phấn đấu và cố gắng hết mình để xứng đáng với sứ mệnh cao cả đó phải không các thầy cô? 

Và tôi rất tâm đắc một câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục  “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”. 

Cuối cùng, xin được kính chúc các quý vị đại biểu, khách quý luôn dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, thành công. Chúc các đồng chí CBQL, các thầy cô giáo, những đồng nghiệp yêu quý của tôi luôn vui khỏe, và luôn luôn hạnh phúc, bởi chúng ta có hạnh phúc chúng ta mới lan tỏa hạnh phúc tới những người xung quanh, mới làm cho ngôi trường hạnh phúc được phải không ạ? 

Xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu, khách quý, các thầy cô đã chú ý lắng nghe phần trình bầy của tôi. Và chúng ta hãy cùng nhau tin tưởng, cùng nhau hành động vì những lớp học hạnh phúc, vì ngôi trường hành phúc nhé. Xin 1 tràng pháo tay thật lớn để thể hiện quyết tâm “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” được không ạ? Vâng, xin trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề