Bái diện văn khai mạc lễ hội đền hùng năm 2024

Với tổng thời lượng 90 phút, chương trình nghệ thuật được đầu tư xây dựng công phu, quy mô hoành tráng theo hình thức nghệ thuật tổng hợp, lấy ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật các di sản văn hóa làm chủ đạo; âm nhạc, lời bình làm nhiệm vụ kết nối các tiết mục và diễn giải nội dung mang tính nghệ thuật cao, nổi bật không gian lễ hội, đậm nét văn hóa các vùng, miền.

Tôn vinh mảnh đất 2 di sản

Chương trình Lễ hội Đền Hùng năm nay đặc biệt bởi trong một chương trình có nhiều nội dung như: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng – Tuần văn hóa du lịch Đất Tổ 2023, Lễ Kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Liên hoan thực hành di sản văn hóa phi vật thể được UNECSO vinh danh.

Chương trình được tổ chức với điểm nhấn là lễ khai mạc diễn ra tối ngày 21/4. Đêm khai mạc sẽ lồng ghép nhiều ý tưởng, nội dung, vừa tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc đã được UNESCO ghi danh, vừa ca ngợi công ơn Vua Hùng, các tiền nhân đã góp phần dựng nước, giữ nước, ca ngợi Tổ quốc.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023 với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội – Đất Tổ Hùng Vương" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Tỉnh Phú Thọ chỉ đạo nội dung, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thực hiện, Kịch bản và tổng đạo diễn: Thạc sĩ, nhà biên kịch Lê Thế Song.

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật trung ương và các địa phương cùng lực lượng học sinh, sinh viên các trường phổ thông, đại học trên địa bàn thành phố Việt Trì. Trong đó có các nghệ sĩ tên tuổi như: Trọng Tấn, Anh Thơ, Ngọc Ký, Ngọc Liên, NSND Thanh Hoài, NSND Thúy Ngần, NSƯT Ngọc Bích, NSƯT Dịu Hương, Nghệ nhân Văn Tuấn, Khánh Hồng, Nghệ nhân dân gian Phạm Hải Hưng....

Tác giả kịch bản kiêm tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023 Lê Thế Song đã để lại nhiều dấu ấn trong vai trò đạo diễn nhiều lễ hội lớn. Ở chương trình lần này, công chúng có quyền tin tưởng và kỳ vọng, đạo diễn sẽ mang tới một chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu và đầy ấn tượng, làm nổi bật các giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Việt Nam.

Chương trình gồm 3 phần: Linh thiêng nguồn cội – Đất tổ Hùng Vương [Phần I], Tinh hoa di sản [Phần II], Khát vọng Lạc Hồng [Phần III].

Với điểm nhấn là tôn vinh văn hóa Đất Tổ - Phú Thọ, địa phương có 2 di sản phi vật thể được UNESCO ghi danh đó là Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và Hát Xoan, chương trình thể hiện tinh thần, niềm tự hào về truyền thống của miền Đất Tổ, tự hào có 18 đời vua Hùng đã khai sáng Tổ quốc Việt Nam từ bao đời.

Di sản văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng

Ngoài các phần hợp diễn về múa, nhạc, các ca khúc ca ngợi Đất Tổ Hùng Vương, ca ngợi Tổ quốc, điểm đặc biệt là màn trình diễn của 12 di sản của Việt Nam. Chương trình sẽ được kết cấu khéo léo đặc biệt là hình thức biểu diễn các di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, niềm tự hào của người dân Việt đã được UNESCO ghi danh đó là: Hát Then, Ca Trù, nghệ thuật xòe Thái, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Dân ca Ví- Giặm Nghệ Tĩnh, Nhã nhạc cung đình Huế, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, nghệ thuật Bài Chòi, Đờn ca tài tử, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên…. Các hình thức di sản được trình diễn xuyên suốt liên tục trên sân khấu qua sự dàn dựng của ê kíp sáng tạo, bằng thiết kế của nghệ thuật, hình ảnh, âm thanh, phối khí... hứa hẹn mang lại nhiều hiệu ứng làm tôn vinh các vùng, miền di sản nổi tiếng. Điều quan trọng nhất là khán giả sẽ cảm nhận được giá trị của di sản gốc một cách tốt nhất, từ đó thêm tình yêu, niềm tự hào về những giá trị văn hóa đã được cha ông ta dựng xây, vun đắp và trao truyền qua nhiều thế hệ.

Công chúng sẽ được thưởng thức thực hành di sản bằng các thể điệu của di sản gốc do 400 nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ trình diễn.

Chương trình huy động hàng ngàn người gồm từ các diễn viên, nghệ sĩ nghệ nhân dân gian cho tới đồng bào các dân tộc, các tầng lớp nhân dân tham gia, sự vào cuộc của một lực lượng hùng hậu dưới sự chỉ đạo khéo léo đã tạo nên sức mạnh và hấp dẫn riêng khi mà cả cộng đồng xã hội cùng hợp sức để tôn vinh những giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc.

Điều này cũng thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc, mỗi người Việt Nam đều là con cháu Vua Hùng... dù đa dạng bản sắc nhưng thống nhất trong sự phát triển, xây dựng một đất nước tươi đẹp, hòa bình, có sức sống hàng ngàn đời, có bản sắc văn hóa vô cùng đặc sắc, không phải quốc gia nào cũng có được. Đó là niềm tự hào của không riêng Phú Thọ mà của cả dân tộc Việt Nam.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2005, ngày Quốc lễ dân tộc, đã chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 14-4, tại sân vận động thành phố Việt Trì.

Phát biểu khai mạc, ông Ngô Đức Vượng, chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Quốc lễ dân tộc, thể hiện sự tri ân sâu sắc của các thế hệ người Việt Nam đối với công đức của các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, giáo dục đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Khoảng 30.000 khách thập phương đã được tận mắt chứng kiến một đêm khai hội diễn ra trang trọng, linh thiêng và hoành tráng. Lễ khai mạc kéo dài 70 phút với chủ đề “Đất Tổ Hùng Vương – Linh diệu muôn đời” do 2.500 diễn viên biểu diễn đã tái hiện cả một giai đoạn lịch sử mấy nghìn năm, từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh đoàn kết dân tộc đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin nhấn mạnh: Các vua Hùng đã nối tiếp nhau góp công khai phá, dựng nên Nhà nước Văn Lang độc lập, có chủ quyền của người Việt cổ. Đặc biệt là giúp cho sự phát triển vững bền của dân tộc. Đền Hùng, kinh đô Nhà nước Văn Lang xưa in đậm những sự tích ngợi ca “công cha, nghĩa mẹ”. Công đức các vua Hùng như non cao, biển rộng. Tinh thần tự chủ, tự cường của thời đại Hùng Vương là sáng chói và bất diệt.

Đêm khai mạc đã khép lại bằng màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời thành phố Việt Trì, song cũng mở đầu cho một mùa du khách thập phương hành hương về đất Tổ.

Lễ hội chính của Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra trong năm ngày, từ ngày 14 đến 18-4 [tức từ mồng 6 đến mồng 10-3 năm Ất Dậu”. Lễ hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội.

Phần lễ bao gồm các việc cúng, bái, rước nghi thức của các xã, huyện theo truyền thống lên chùa, đền, đình, lăng... Trong đó, lễ chính được tổ chức tại Đền Thượng, tiếp theo là các lễ cúng tế trời đất cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân được ấm no hạnh phúc, đất nước được thanh bình.

Phần hội, sẽ gồm các trò chơi dân gian như Trò Trám, Đánh Phết, Cướp cầu, Hội vật, Cướp cờ, bắt Chạch trong chum... Phần này cũng có các cuộc thi như bơi chải, thi bắt cá, đi cà kheo...

Tại nhiều địa điểm chung quanh đền Hùng cũng sẽ diễn ra nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật như hát xoan, ghẹo, dân ca quan họ, dân ca các miền, diễn chèo, múa rối nước, xiếc và ca múa nhạc hiện đại.

Trong những ngày diễn ra lễ hội nhiều cuộc triển lãm cũng được tổ chức như triển lãm ảnh nghệ thuật 15 tỉnh miền núi trung du phía bắc, triển lãm cổ vật Phú Thọ, tổ chức “chợ quê trung du” để giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống và bán các đặc sản làng quê của Phú Thọ.

Tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội có mười đoàn nghệ thuật trung ương và một số tỉnh, các đoàn nghệ thuật của tỉnh Phú Thọ và ba đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Chủ Đề