Bài chợ Tết của Đoàn Văn Cừ đã phác hoa bức tranh như thế nào

a. Tả khung cảnh phiên chợ quê em

  • Buổi sáng mặt trời mọc ở phía bên sông
  • Những tia nắng lọt qua khe lá
  • Tiếng xe cộ qua lại ồn ào
  • Tiếng người nói rôm rả
  • Những hàng cây đung đưa theo gió

b. Tả con người ở phiên chợ quê em

  • Mọi người tấp nập kẻ bán người mua
  • Nhiều người đi chợ vào buổi sáng
  • Các người bán hàng chào mua khách hàng
  • Những người mua đứng xem và trả giá từng sản phẩm
  • Những người ở chợ từ trẻ con đến người già đều rất hân hoan

c. Tả các món đồ bán ở chợ

  • Các loại gia cầm: vịt, gà, chim,….
  • Các loại rau như: cúc, cải, ngò, mồng tơi, rau má,…
  • Các loại củ
  • Các loại vật dụng gia đình và vật dụng công nghiệp
  • Các loại quần áo giày dép
  • Các loại hoa quả, trái cây
  • Các đồ dùng có thể bán khác

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ quê em

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.

Văn lớp 6 em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em mẫu 2

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

Thời tiền chiến, Đoàn Văn Cừ chỉ mới có một số bài thơ đăng rải rác trên báo. Thế nhưng, trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã giới thiệu 4 bài thơ của Ông với những lời nhận xét đầy trân trọng: “Trong lúc nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cứ”.

Hãy đến với bài thơ “Chợ tết”. Đầu thế kỉ 20, Nguyễn Khuyến có bài thơ “Chợ Đồng” viết về cảnh chợ tết của làng quê thân thuộc nơi Ông sinh ra và lớn lên:

“… Dở trời mưa bụi còn hơi rét,

Nếm rượu tường đến được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xao xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung…

Chợ tết diễn ra trong mưa bụi, mưa phùn và rét. Chị nghe tiếng đòi nợ cất lên “lung tung”. Chợ tết và lòng người sao mà buồn và “xao xác” thế! Đó là một trong những cảnh lầm than của dân tộc và đất nước ta dưới thời Pháp thuộc.

Còn phiên chợ tết được nói đến trong thơ Đoàn Vãn Cừ lại tưng bừng tươi vui. Bài thơ được viết vào những năm 1936-1939, thời kì nền kinh tế Việt Nam phát triển nhất trước Cách mạng. Nông thôn được mùa liên tiếp nhiều năm. Hiện thực ấy đã được phản ánh một cách sinh động, nên thơ trong bài “Chợ Tết”. Đó là điều cần biết để cảm hiểu bài thơ này.

“Chợ tết” gồm có 44 câu thơ, viết bằng thể thơ 8 tiếng, sử dụng vần chân, hai câu đi liền nhau một vần; vần bằng, vần trắc nối tiếp, luân chuyển. Bài thơ có 3 phần:

  • 15 câu đầu: Cảnh bình minh đi chợ tết.
  • 23 càu giữa: Cảnh chợ tết đông vui.
  • 6 câu cuối: Cảnh chiều tàn, chợ tan, người ra về.

Đó là bố cục – kết cấu theo vận động của thời gian và không gian. Qua đó, nhà thơ như dẫn người đọc cùng đi chợ tết, được sống lại một không khí đẹp của làng quê xa xưa, hơn 60 năm về trước.

Cảnh bình minh đi chợ tết.

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên làng quê lúc mờ sáng, một buổi sáng đẹp trời. Có “mây trang đỏ chín ”, có núi, có “sương hồng lam”, có nhà gianh. Các từ ngữ “nhỏ dần ” và “ôm ấp” là hai nét vẽ gợi tả mây và sương rất hữu tình biểu cảm. Bầu trời và cảnh vật cứ đỏ dần. hồng lên dán lúc mờ sáng:

Xem thêm:  Kể về giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh Bốn màu được phối sắc hài hòa: trắng, đỏ, hồng. lam. Hình ảnh đỉnh núi có mây vờn. nóc nhà tranh có sương ôm ấp gợi lên vẻ đẹp bình dị, thân thuộc đối với chúng ta.

Chín câu thơ tiếp theo tả con đường đi chợ tết rất đẹp “viền trắng mép đồi xanh ”; rất vui: “Người các ấp tưng bừng ra chợ tết”. Tưng bừng nghĩa là vui vẻ, náo nhiệt, cảnh đi chợ tết vui như đi hội:

“Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,

Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc”.

Màu trắng con đường, màu xanh của đồi, màu biếc của cỏ như quấn quýt lấy bàn chân người đi chợ tết. Hai chữ “kéo hàng” dùng rất “đắt” gợi lên dòng người đông vui nối đuôi nhau đi chợ tết như trẩy hội. Những câu thơ tiếp theo như đoạn phim cận cảnh làm hiện lên cảnh người đi chợ tết. Là những thằng cu “áo đò chạy lon xon”, nhỏ bé, hồn nhiên hớn hớ. Là vài cụ già phúc hậu lưng còng chống gậy “bước lom khom”. Là những nàng thôn nữ duyên dáng, tình tứ xinh tươi “yếm thắm che môi cười lặng lẽ”. Là thằng em bé lần đầu được đi chợ tết, nhiều ngỡ ngàng và rụt rè “nép đầu bên yếm mẹ”. Trời mỗi lúc một sáng rõ, người đi chợ phải “chạy”, phải “đuổi” rất vội vã, vội vàng. Cảnh đi chợ sống động hẳn lên:

“Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau”.

Người đi chợ tết đông vui, có già trẻ trai gái, có đàn ông, đàn bà, có người đi chơi, có người đi sắm tết. có người gồng gánh bán hàng. Mỗi người một dáng điệu, một cử chỉ rất mộc mạc, hiền lành, chất phác đáng yêu. Thật đúng là “màu nào nét nào cũng ngộ nghĩnh vui [Hoài Thanh].

Dòng người đi chợ tết hiện ra trong cảnh bình minh tráng lệ. cảnh vật được so sánh và nhân hóa vừa đẹp tươi vừa đầy sức sống như chia vui cùng lòng người. Những giọt sương trắng “như giọt sữa”, một vẻ đẹp ngọt ngào. Cách so sánh mới mẻ, sáng tao. Lúa xanh ướt đẫm sương đêm phản chiếu ánh bình minh lấp la lấp lánh. Tia nắng sắc “tia” như đang reo vui với dòng người đi chợ tết. nên “nháy hoài trong nộng.lúa”. Núi khoác chiếc áo the xanh cũng “nhấn mình” làm duyên. Những trái đồi ứng lên dưới ánh bình minh như “đang” khoe sắc. Tia nắng, núi, đồi được nhân hóa trở nên xinh đẹp, hữu tình, đáng yêu. Đáy là bức tranh màu về núi đồi trung du, bức tranh rạng dông thanh bình, ấm áp. Ta ít gặp một cảnh sắc đầy thi vị như thế trong “Thơ mới” trước Cách mạng. Thơ đầy sắc màu tươi tắn

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa”.

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”.

Cảnh chợ tết đông vui

Đoàn Văn Cừ đã dành 23 câu thơ tả cảnh chợ tết họp đông vui. Giữa cảnh chợ đông vui nhộn nhịp, con trâu vốn hiền lành thế mà vẫn không kém phần “tinh quái”, giả vờ ngủ để “lắng nghe” chuyện người. Thật là hóm hỉnh:

” Người mua bán ra vào đầy cổng chợ,

Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,

Để lắng nghe người khách nói bô bô”.

Có rất nhiều người mua bán và đi chơi chợ tết. Có anh hàng tranh “kĩu kịt quầy đòi bồ…”. Cạnh thầy khoá “tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân”, là cụ đồ nhỏ râu cằm” ung dung, đắc ý “miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ”. Cảnh chợ tết là nét đẹp của nền văn hóa lâu đời được ghi lại một cách đạm đà, ý vị.

Đây là bức chân dung bà cụ lão, bức truyền thần tuyệt tác:

“Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,

Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”.

Miếu cổ như cái khung, cái nền làm cho bức vẽ truyền thần thêm cổ kính. Tuổi tác và thời gian năm tháng đã làm cho bà cụ lão “tóc trắng phau phau” – một vẻ đẹp phúc hậu, bền bỉ. Miếu cổ như một chứng tích, bà cụ lão như một chứng nhân về chợ tết đồng quê, về cuộc sống yên bình tồn tại dã láu dời trong dân gian. Tác giả không viết: “Màu thời gian” mà lại nói: “Nước thời gian”, thế nên cách dùng từ sáng tạo mới mẻ.

Xem thêm:  Giải pháp giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh hiện nay

Kẻ mua, người bán, người đi chợ tết, trăm người trăm vẻ. Là chú hoa man “đầu chít chiếc khăn nâu” ngồi bán vàng mã. Là cụ lí bị chen lấn, bị kéo áo, chiếc khăn trên đầu “tung ra” thật buồn cười. Là lũ trẻ mải mé hổn nhiên ngắm tranh tết. là mấy cô gái ”võ tâm”, say sưa quá đỗi:

“Mấy cô gái gái ôm nhau cười rũ rượi ”Cạnh anh chàng bán bán dưới cây đa”.

Nông sản bày bán nhiều và tươi ngon. Cam “đỏ chót tựa son pha”. Gao nẽp trắng thơm “đong đầy như núi tuyết”. Con gà sống “mào thâm như cục tiết”. Ba hình ảnh so sánh rất đẹp, gợi tả đặc sản phong phú của một miền quê ấm no, thanh bình, cho thấy thơ của Đoàn Văn Cừ “đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc vui tươi ”

“Những mẹt cam đỏ chót lựa pha son.

Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,

Con gà sống mào thâm như cục tiết.

Một người mua cầm cằng dốc lên xem”.

Cảnh và người trong phiên chợ tết là cà “một thế giới linh hoạt” thể hiện cái tài quan sát tỉ mỉ, cách nhận xét tinh tế, hồn thơ phong phú, chân cầm, tài hoa. Nét vẽ nào cũng sống dộng, lung linh rực rỡ sắc màu, ú nhiéu hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.

Sáu câu cuối là cảnh chợ tan: “Những người quê lũ lượt trở ra về” khi chiều đã tàn. Tiếng chuông chùa vãng váng xa đưa. Tiếng lá đa rụng trong màu vàng của ánh dương “kéo lê thê” trên cỏ. Chợ tan cũng như hội tàn. phảng phất một nỗi buồn man mác:

“Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê.

Lá đa rụng tơi bời quanh xóm chợ”.

Quán chợ trống trơn, vắng vẻ mới nghe rõ tiếng lá đa rụng. Chữ “the thé’ và “tơi bởi” có giá trị gợi không khí vắng lặng buồn của cảnh chợ tan. ngày tàn Người đọc cảm thấy hồn mình nhập vào một thế giới mộng, lòng xao xuyến bâng khuâng. Một nét đẹp của đồng quê ngày xưa chỉ còn trong mộng.

Bài “Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ đẹp như một bức cổ họa đầm ấm, dịu dàng… Bức tranh đồng quê rực rỡ sắc màu ấy nay đã phủ mờ trong thời gian và hoài niệm. Chợ tết, một nét đep của hồn quê, đáng yêu và đáng nhớ.

Video liên quan

Chủ Đề