Bà đẻ ăn mộc nhĩ có tốt không

Sinh mổ ăn nấm được không? Đây là một lo lắng thông thường của các bà mẹ mặc dù nấm là loại thức ăn bổ dưỡng vì trong giai đoạn hậu sinh, nhất là sinh mổ, vấn đề ăn uống của các chị em vô cùng quan trọng. Việc hấp thu loại thực phẩm nào vào cơ thể luôn được lưu ý. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc của các chị em về việc sinh mổ có ăn nấm được không. Cùng tìm hiểu nhé!

Sinh mổ ăn nấm được không? Lợi ích của việc ăn nấm đối với sức khỏe

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.
Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Giải độc và bảo vệ tế bào gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan.

Sinh mổ ăn nấm được không? Một số loại nấm cơ bản

Nấm hương: Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein [vượt xa so với nhiều loại rau khác]. Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Nấm rơm: Là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nấm rơm là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
Nấm mỡ: Có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Bởi vậy, đây là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.

Mộc nhĩ đen: Chứa nhiều protid, chất khoáng và vitamin, có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, mộc nhĩ đen là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư.

Vậy sinh mổ ăn nấm được không?

Theo đông y, nấm có vị ngọt, tính mát, nếu dùng với một lượng lớn và thường xuyên sẽ dễ gây ra tình trạng lạnh bụng và khó tiêu. Vậy nên những người tì vị hư, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, hay có một số vấn đề về tiêu hóa thì không nên ăn nấm. Đối với phụ nữ sau sinh mổ, việc ăn phải thực phẩm khó tiêu là không nên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nấm là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và mẹ đang cho con bú, tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý không ăn các loại nấm hoang dại không có nguồn gốc xuất xứ. Tốt nhất các mẹ nên ăn một số loại nấm lành và thông dụng nhất như: nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm mộc nhĩ… đây là các loại nấm phổ biến và bổ dưỡng.

Trong đông y, mộc nhĩ là một vị thuốc và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Theo thống kê trong 100g mộc nhĩ có khoảng 293.1 Kcal, 0.2g chất béo lipid, 10.6g protein, 65g đường glucid, 5.8g tro, 185mg sắt, 375mg canxi, 201mg phốt pho và 0.03mg caroten.

Mộc nhĩ đen chỉ là thực phẩm, không có tác dụng chữa bệnh tức thì nhưng nếu biết cách sử dụng và đúng liều lượng sẽ phát huy hiệu quả cực tốt. Mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng đối với cơ thể con người, do vậy muốn phát huy những công dụng của mộc nhĩ, chúng ta cần phải ăn thường xuyên và ăn phải có khoa học.

Nhóm nên kiêng mộc nhĩ

Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ do nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ý, không có lợi cho sự phát triển và ổn định của thai nhi.

Cách ngâm mộc nhĩ giúp an toàn cho sức khỏe

Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào - Phó khoa Dinh dưỡng [Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội] cho biết, mộc nhĩ thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao. Ngoài ra, trong quá trình sơ chế, bảo quản cũng có thể bị nấm mộc xâm nhập nên việc chế biến trước khi nấu là rất quan trọng.

Bác sĩ Đào khuyên mọi người không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ, mà nên ngâm bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước. Ngâm bằng nước lạnh mộc nhĩ sẽ nở dần ra, trong quá trình đó nếu ngâm được lâu trong nước thì các loại nấm mốc cũng được hòa tan.

Trong trường hợp ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. Ngoài ra, khi chế biến mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn, không dễ bảo quản, cất giữ.

Theo bác sĩ Đào, với mộc nhĩ người dân không nên dùng quá nhiều vì thực tế đây cũng chỉ là loại thực phẩm theo kiểu gia vị, nên tốt nhất nấu vừa phải, nấu đến đâu dùng hết đến đó. Với những món ăn phải nấu nhiều cùng một lúc như canh măng, bác sĩ Đào cho rằng mọi người nên cho mộc nhĩ sau cùng, không nên cho tất cả vào nấu cùng một lúc.

Trong trường hợp bình thường, nhiệt độ trong nhà của chúng ta tương đối cao, do đó thời gian ngâm mộc nhĩ không được vượt quá 8 tiếng, bằng không, các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần, và từ đó có thể gây các độc tố đe dọa đến sức khỏe của con người.

Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý.

Chủ Đề