Bà bầu có an được rau ngót nấu chín không

Dinh dưỡng có trong 100g protid của rau ngót

3,1g lysine 2,5g methionine 1g tryptophane 4,7g phenylalanine 6,5g threonine 3,3g valine 4,6g leucine 3,3g isoleucine

Đây là những axit amin cực kỳ cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, rau ngót có tính mát, giúp giải nhiệt và khá lành tính, vì chứa nhiều vitamin, kali, canxi, magiê, B1, B2, B6. Nhờ đặc điểm này, người già và trẻ nhỏ ăn rau ngót sẽ rất tốt.

Tác hại của rau ngót với phụ nữ mang thai

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp mẹ và bé hấp thụ thêm nhiều loại vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên liệu cần hạn chế để tránh tác dụng phụ. Điển hình là rau ngót.

1. Rau ngót gây sảy thai

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.

Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót để chữa sót rau nhau. Chỉ cần uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, khoảng 15-20 phút sau, rau nhau sẽ ra.

Để đảm bảo an toàn, bà bầu không nên dùng rau ngót tươi, thay vào đó, hãy nấu chín để phòng nguy cơ dọa sảy thai. Lưu ý chọn loại tươi, sạch, để tránh ngộ độc thực phẩm do rau ngót nhiều sâu nên hay bị phun thuốc sâu.


Page 2

Trong thời kỳ mang thai, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế một số loại thực phẩm, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Để tránh rủi ro, mẹ bầu nên tránh ăn các loại rau quả sau.

Bà bầu có an được rau ngót nấu chín không
Mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn rau, nhất là 3 tháng đầu

1/ Mướp đắng

Hàm lượng folate dồi dào trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ, vì nó giúp thai nhi tránh các khuyết tật về thần kinh. Ngoài ra, loại quả này còn chứa vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất độc hại. Hơn nữa, vitamin B, sắt, kẽm , kali, mângn, magiê tìm thấy trong mướp đắng hỗ trợ giữ gìn sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, nếu đây là món khoái khẩu của mẹ bầu, nó có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Vị đắng của loại quả này có thể làm dạ dày co giãn theo dạ con, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt đối với những mẹ có vấn đề về tử cung.

Thử nghiệm trên chuột thí nghiệm cho thấy: Chuột mẹ ăn nhiều mướp đắng sẽ làm chuột con khi sinh ra mắc dị tật. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mướp đắng. Vicine trong hạt quả có thể gây ngộ độc cho một số bộ phận khác trong cơ thể bạn.

2/ Rau sam

Có tính mát, vì vậy khi ăn nhiều, rau sam sẽ kích thích tử cung của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai.

3/ Rau ngải đắng

Rau ngải giúp hồi phục cơ bắp, lưu thông máu, giảm đau bụng, đôi khi còn là vị thuốc cho những phụ nữ hay bị sảy thai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, nếu bà bầu ăn rau ngải trong khoảng 3 tháng đầu, sẽ tăng nguy cơ ra máu bất thường, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu có ý định ăn rau ngải để an thai, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

4/ Rau bồ ngọt

Mẹ bầu ăn loại rau này rất dễ gặp hiện tượng co thắt cơ tử cung, dẫn đến sảy thai, tiêu chảy. Chứa papaverin, chỉ cần uống 30g nước lá tươi, nguy cơ này là rất cao. Với những mẹ bầu sức khỏe yếu, nên hạn chế ăn canh rau bồ ngọt, đặc biệt là uống nước ép lá tươi.

5/ Rau răm

Ăn rau răm ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể làm mẹ bầu ra máu. Hơn nữa, rau còn chứa chất kích thích tử cung, dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn món trứng vịt lộn, bạn có thể du di ăn vài lá để tăng hương vị cho món ăn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dinh dưỡng khi mang thai là một trong những điều mà các mẹ cần quan tâm hàng đầu. Trong số đó, câu hỏi bà bầu ăn rau ngót được không hiện vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Vậy hãy cùng làm sáng tỏ quan điểm trên trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

  • Thành phần dinh dưỡng của rau ngót có chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của người sử dụng như đạm, tinh bột, calci, sắt, Vitamin C, Vitamin B1, B6, Magie, sắt...
  • Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng protein của rau có chứa khá phong phú acid amin như: 3.1 gam lysin, 2.5 gam methionin, 1 gam tryptophane, 4.7 gam phenylalanin, 6.5 gam threonin, 3.3 gam valine, 4.6 gam leucine, 3.3 gam isoleucine.... Đây là toàn bộ những acid amin cực kỳ quan trọng và cần thiết cho cơ thể.
  • Trong 100g rau ngót có chứa khoảng 4.8g đạm là hợp chất có chứa nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, rau ngót có chứa calci nên góp phần vào quá trình điều hòa nồng độ calci máu và đặc biệt, làm giảm nguy cơ loãng xương đối với người già cũng như giúp điều trị những bệnh lý liên quan đến thiếu máu. Rau ngót có thể ngăn ngừa táo bón, trĩ vì trong thành phần có chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng.
  • Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đang dạng của rau ngót, nên nó được coi như một trong những món ăn cực kì phổ biến đối với người già hay trẻ nhỏ .

Hầu hết phụ nữ mang thai rất quan tâm đến chế độ ăn cũng như việc lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn. Rau ngót được biết đến như một món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên khi sử dụng cho bà bầu thì cần phải cân nhắc. Và các bà bầu luôn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan như: bà bầu ăn rau ngót được ko? bầu 4 tháng ăn rau ngót được không? hay bầu 8 tháng ăn rau ngót được không? bà bầu ăn rau ngót nhật được không? bà bầu ăn rau ngót rừng được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phân tích một số thông tin liên quan đến loại rau này.

  • Trong rau ngót có chứa thành phần papaverin, một trong những chất có thể gây sảy thai, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai, khiến phụ nữ sinh con non.
  • Glucocorticoid có trong lá rau ngót làm giảm sự hấp thụ canxi và photpho của cơ thể. Mẹ bầu ăn rau ngót có thể bị hạ canxi, mất ngủ và khó thở.
  • Khuyến cáo cho các bà bầu là hạn chế tối đa sử dụng rau ngót trong thời gian mang thai

Vậy, “bà bầu ăn rau ngót được không”, Đáp án là được nhưng mẹ không nên ăn vượt quá 30g rau ngót mỗi ngày. Vào những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều rau ngót bởi cơ thể mẹ lúc này đang có sự thay đổi lớn, hàm lượng chất xơ trong rau ngót quá dồi dào có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ. 

Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai

Rau ngót làm co bóp cổ tử cung

Có thể thấy rau ngót mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên loại rau này chỉ thích hợp với những người bình thường, không mang thai, bởi vì có thể thấy các mẹ bầu ăn rau ngót thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. 

Đặc biệt trong rau ngót có chứa hàm lượng papaverin cao gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ có bầu. Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót tươi để chữa sót rau nhau. Do đó nếu mẹ mang thai bầu 3 tháng cuối hay bầu tháng thứ 9 ăn rau ngót vẫn có nguy cơ thai bị dị tật, lưu thai.

Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho

Ngoài những lợi ích mà rau ngót mang lại giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thì glucocorticoid chính là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho không hề tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Rau ngót có thể gây mất ngủ

Bên cạnh tác hại gây sẩy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, theo một thống kê tại Đài loan các chuyên gia còn cho biết rằng, uống nước ép rau ngót còn gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở.

Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai

  • Những phụ nữ mang thai có tiền sử sinh non, hay sảy thai hay thụ tinh trong ống nghiệm thì không nên sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày tới mức tối đa.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót 3 tháng đầu
  • Nếu sử dụng rau ngót thì phải đảm bảo lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chế biến món rau ngót cho phụ nữ đang mang thai có thể là ăn một ít rau ngót luộc hoặc nấu canh, bạn nên tránh việc ăn rau ngót tươi. Khi áp dụng nấu chín rau ngót trong bữa ăn sẽ đảm bảo an toàn hơn.

- 100g rau ngót có chứa những chất dinh dưỡng nào?

Trong 100g rau ngót có chứa: 5,3g protein; 3,4g tinh bột; 2,7mg sắt; 6mcg carotin; 169mg canxi; 100 mcg vitamin B1; 400 mcg vitamin B2; 185mg vitamin C; 2,2g vitamin PP; 64,5mg phốt pho.

- Bà bầu ăn rau ngót tốt không?

Tốt. Nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót nhằm giúp thực đơn ăn uống hàng ngày được đa dạng, phong phú.

- Bà bầu ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu có tốt không?

Rau ngót sẽ giúp ích cho các chị em sau khi sinh nhưng loại rau này lại không thích hợp để ăn lúc đang mang thai vì nó có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn. Đặc biệt nhất là chị em không nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu bởi đây là lúc thai nhi mới hình thành, chưa bám chắc vào tử cung người mẹ.

 - Mẹ bầu có thể ăn bao nhiêu gam rau ngót mỗi ngày nếu sức khỏe tốt?

Mẹ không nên ăn vượt quá 30g rau ngót mỗi ngày.

- Mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót sẽ gặp phải tác hại gì?

Nếu ăn quá nhiều rau ngót, mẹ có nguy cơ bị sảy thai, cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, gây tình trạng mất ngủ, khó thở, ăn uống kém.

Hi vọng với những chia sẻ của bài viết về vấn đề bà bầu ăn rau ngót được không có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn.