Ao làng là gì

Khi đó, Bích Hà và đối thủ Elena Gohling Yin cạnh tranh quyết liệt ở nội dung đi bộ 10.000 m. Vận động viên nước chủ nhà Gohling Yin đã chạy thay vì đi, nhưng vẫn được ban tổ chức công nhận thành tích để giành huy chương vàng.

Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ khiến SEA Games thường bị cho là một giải "ao làng".

SEA Games 31 vừa kết thúc. Chủ nhà Việt Nam xếp thứ nhất toàn đoàn, với 205 huy chương vàng, con số tương đương ba đoàn thể thao xếp sau là Thái Lan, Indonesia và Philippines cộng lại. Nhưng tôi nghĩ, sẽ phải rất cân nhắc và có cái nhìn thấu đáo về những gì vừa diễn ra tại Đại hội thể thao Đông Nam Á ở Việt Nam, nếu tiếp tục muốn gán cho nó định danh "ao làng".

Năm nay, tổng cộng 40 bộ môn được đưa vào tranh tài, với 523 bộ huy chương. 19 trong tổng số 40 môn tại giải đấu lần này không phải là môn thi Olympics, nhưng lại phổ biến trong khu vực hoặc đã có trong chương trình thi đấu ở ASIAD: dancesport [Philippines], bóng ném bãi biển [Philippines], futsal [Thái Lan], Muay Thai [Thái Lan], Pencak Silat [Indonesia], cầu mây [Thái Lan], cờ tướng [Singapore]...

Những môn khác như esports, wushu, bowling, kurash, karate, jujitsu, cờ vua... không phải môn Olympics nhưng đã quen thuộc trên toàn thế giới. Để dần giảm bớt tính "ao làng" cho SEA Games, Việt Nam đã loại bỏ nhiều môn kém phổ biến khỏi chương trình đại hội, chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng ở những môn khác.

Sẽ có những ý kiến xoay quanh Vovinam, môn thi đấu tại kỳ đại hội này với 15 bộ huy chương. Vovinam là môn thể thao địa phương theo đúng nghĩa đen. Nhưng môn này xứng đáng góp mặt tại một kỳ SEA Games và 2022 là thời điểm thích hợp để Vovinam trở thành môn chính thức.

Thứ nhất, SEA Games không chỉ là một đại hội thể thao, nó còn là cơ hội để chủ nhà giới thiệu tinh hoa trong nền văn hóa của mình đến với bạn bè khu vực và thế giới. Vovinam là một trong những phương tiện như thế. Thứ hai, Vovinam giờ đã là môn thể thao phổ biến ở ít nhất bảy quốc gia thành viên, vậy có lý do gì Việt Nam không nhân cơ hội này quảng bá môn võ đầy tự hào, như chính con đường mà Pencak silat hay Kurash từng đi qua.

SEA Games 30 tại Philippines, đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ hai, sau nước chủ nhà, với 98 huy chương vàng [288 tổng]. SEA Games 29 tại Malaysia, Việt Nam xếp thứ ba với 58 huy chương vàng [168 tổng]. Tại Singapore năm 2015, Việt Nam cũng xếp thứ ba, với 73 huy chương vàng [186 tổng]. Tại Myanmar 2013, Việt Nam cũng ở vị trí thứ ba, 74 vàng [245 tổng].

Sự ổn định vốn dĩ là điểm mạnh của thể thao Việt Nam trong gần một thập kỷ qua. Chúng ta đã luôn ở trong top 3 đoàn thể thao mạnh nhất các kỳ đại hội, thì không có gì lạ khi trên sân nhà, các vận động viên, với nhiều sự chuẩn bị hơn, được cổ vũ nồng nhiệt hơn, lại không thể giành vị trí nhất toàn đoàn một cách áp đảo và thuyết phục.

Thể thao Việt Nam mới hội nhập lại với khu vực và thế giới từ 1997, nghĩa là chúng ta chỉ có 25 năm phát triển để bắt đầu nghĩ đến nhiều thành quả hơn ở Olympics. Con người đã mất một thế kỷ, với sự trợ giúp của khoa học hiện đại và sự cải thiện của cơ sở vật chất chỉ để chạy cự ly 100 m nhanh hơn năm 1912 khoảng... một giây. So với thực tế này, 25 năm là một quãng thời gian không quá dài để một nền thể thao phát triển. Trong khi một số quốc gia dẫn đầu khu vực đã phát triển thể thao suốt bảy thập kỷ. Trong bảy thập kỷ đó, Thái Lan và Indonesia giành nhiều huy chương vàng nhất, có tổng số huy chương nhiều nhất lịch sử SEA Games. Và họ cũng chính là hai nền thể thao đang xếp trên ở Đông Nam Á về thành tích tại Olympics. SEA Games chính là nền tảng cho Olympics - nơi mà các quốc gia trong khu vực đang hướng tới.

Ở Olympics, Thái Lan có 10 huy chương vàng các môn cử tạ, boxing và Taekwondo. Indonesia có 8 huy chương vàng, toàn bộ ở môn cầu lông. Singapore có huy chương vàng môn bơi lội của Joseph Schooling tại Brazil 2016. Việt Nam cũng một lần giành huy chương vàng nhờ xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Điền kinh - môn thể thao quan trọng bậc nhất các kỳ Olympics, là thước đo chuẩn chỉ cho sự phát triển thể thao của một quốc gia - nơi người Thái từng thống trị các đường chạy, các hố nhảy trong quá khứ, Việt Nam đang tiến những bước dài ở vị thế dẫn đầu. Bơi lội, nơi Singapore, Malaysia là "ông kẹ", các kình ngư của Việt Nam cũng đang dần vươn lên. Bóng đá, nội dung hấp dẫn nhất các kỳ ASIAD, Olympics thì các đội bóng Việt Nam vừa bảo vệ thành công tấm huy chương vàng cho cả nam và nữ. Điền kinh, bóng đá, bơi lội đều là những nội dung quan trọng của Olympics; và Việt Nam đang tiến những bước không nhỏ ở những nội dung này.

So với Olympics - nơi các vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; so với ASIAD - quy tụ tài năng của hơn 40 quốc gia, thì SEA Games với 11 nước đúng là có quy mô nhỏ.

Nhưng không có SEA Games, các nước thành viên ASEAN sẽ phải tốn hàng núi tiền đưa vận động viên tham dự các giải đấu quốc tế khác để tìm kiếm cơ hội dự ASIAD hay Olympics, mà có những giải đấu không đơn giản có tiền là tham gia được. SEA Games là cuộc tổng dượt lớn nhất khu vực cho những đấu trường lớn hơn. Từ đây, ASEAN đã có những Joseph Schooling, Sukanya Srisurat, Hoàng Xuân Vinh... rạng danh ở vũ đài Olympics.

ASIAD hay Olympics sẽ không còn là những câu chuyện phiếm cho vui, nếu thể thao Việt Nam tiếp tục phát triển như cái cách chúng ta vươn lên ở SEA Games hiện tại. Đặc biệt là trong bối cảnh, với tư cách nước chủ nhà, Việt Nam đã tiên phong, đặt những bước chân đầu tiên lên lộ trình xóa bỏ lệ "ao làng".

Minh Thuận

LTS: Ao làng là nơi lưu giữ những kỉ niệm, kí ức tuổi thơ sâu đậm của mỗi con người, và nó càng trở nên đặc biệt hơn đối với những người con xa quê.

Chia sẻ về hình ảnh những chiếc ao làng - nét hồn quê đang lùi vào kí ức, tác giả Khánh Văn đã có bài viết.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Từ lâu, hình ảnh những ao làng đã tạo nên một nét văn hóa rất đặc trưng cho người dân thôn quê ở nước ta, nhất là khu vực các tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Thế nhưng, những cái ao làng đã dần dần được lấp lại để nhường chỗ cho những ngôi nhà mới được mọc lên.

Giờ đây, làng quê đã đổi thay, đã đẹp hơn rất nhiều. Những ngôi nhà cao tầng được xây dựng, những con đường làng được bê tông hóa thẳng dài hun hút, đêm đến, điện đường sáng choang…

Thế nhưng, có lẽ trong lòng mỗi người đã sống, đã lớn lên ở miền quê thuở trước vẫn luôn nhớ về những cái ao làng, ở đó là những ký ức xa xôi, chất chứa nhiều kỉ niệm hồn nhiên của những ngày thơ bé mà có lẽ nhiều người đi xa khi trở về quê nhà đều cảm thấy tiếc nuối, ngẩn ngơ khi những cái ao làng không còn nữa.

Ao làng gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn [Ảnh minh họa: //giadinhvatreem.vn].

Nhiều năm xa quê, mỗi lần về thăm quê hương mình, tôi đều cảm nhận thấy có nhiều những thay đổi.

Sự mừng vui trong lòng cũng rất nhiều nhưng trong tôi vẫn da diết nhớ về những cái ao làng trong kí ức tuổi thơ của mình. Ao làng của cái thuở xa xưa thật thân thương và gần gũi.

Thuở ấy, hình như ở đồng bằng thì nhà nào cũng có một cái ao bên nhà, rồi ao của hợp tác xã. Ao không chỉ giúp cho người nông dân tắm giặt, rửa ráy hàng ngày mà những cái ao làng đó còn giúp cho người nông dân tưới rau hay mỗi lần mưa gió có nơi tiêu nước…

Cái thuở xưa xa ấy, những vùng quê nghèo làm gì có nước máy, làm gì có giếng khoan hay nhà tắm được trang bị những thiết bị hiện đại như bây giờ.

Vì thế, mỗi khi nóng nực hay những buổi chiều tà sau mỗi ngày làm việc nặng nhọc thì mọi người lại ra cầu ao tắm giặt.

Mấy đứa trẻ con chúng tôi lại nhảy ùm xuống ao nhà mà bơi lội thỏa thích. Chúng tôi ngụp lặn trong làn nước được quẫy đạp đục ngầu.

Vậy mà thích mà yêu cái mùi bùn xen những cánh bèo tây [lục bình] ngai ngái đang vươn lên những cánh hoa tím biếc.

Những buổi trưa nắng, mấy đứa con nít trong làng lại tìm đến những bụi cây cao bên bờ ao để câu tôm, câu cá.

Cái thích thú nhất của lũ trẻ là mỗi lần nhìn thấy cái phao của cần câu nhấp nháy trên mặt nước. Cầm cái cần câu nhử nhử để cho tôm, cá cắn câu là giật cần câu lên bờ. Mỗi buổi ngồi câu như vậy là được một mẻ tôm cá tươi ngon cho cả gia đình ăn buổi tối.

Khi đó, sao mà tôm, tép, cua, ốc lại nhiều đến thế nên đám trẻ con chúng tôi cũng có muôn vàn chiêu trò để bắt nó. Lúc thì câu, lúc kéo te, lúc làm cái súc đi dọc bờ ao là bữa ăn gia đình được cải thiện.

Ngày hè xưa và nay

Ngày mưa, dù to đến mấy nhưng mưa xong là nước rút tức thì, chỉ có những đợt mưa kéo dài ngày mới gây ngập lụt.

Những lúc đó, nhìn những con cá bơi lội trên đường thật thích mắt, lũ trẻ chạy theo đuổi bắt hay cầm cái nơm để úp lia lịa trên đường làng.

Nhiều đêm ngủ dậy, thấy từng đàn cà rô theo làn nước bơi ngược lên sân nhà đang nhảy đạp, con nào con nấy to đùng, béo tròn, bắt đến sướng tay.

Gặp những ngày mưa lụt như thế, rau cỏ cũng đâu còn, thế là những con cá rô đó đem nấu canh chua hay kho với khế trong vườn.

Vị chua của khế, vị tanh của cá được hòa lẫn vào nhau tạo nên một món ăn thơm ngon đến lạ thường…

Điều mà ai cũng thích thú với những ao làng xưa là người dân quê thường có thói quen trồng xung quanh bờ ao nhiều loại cây trái để con cháu có cái ăn. Nào là dừa, là ổi, là khế, là sung… Mỗi lần trèo lên lấy dừa, từng quả dừa rơi tõm xuống ao, nước bắn lên tung tóe trông đẹp mê hồn.

Hay, những lúc những đứa trẻ chúng tôi đu mình với những quả ổi thơm vàng đang đung đưa trước gió thật thích thú vô cùng.

Nhưng, có lẽ đẹp nhất là bên bờ ao, những giàn mướp mùa hạ trổ hoa vàng hòa trong cái nắng lung linh, rực rỡ. Rồi, chuồn chuồn, bướm, ong… bay qua, bay lại, lúc bay, lúc đậu trên những cánh hoa mướp vàng đung đưa trong nắng.

Bây giờ…làng quê thay đổi, đất chật, người đông, nhất là đất mặt đường ngày càng có giá trị thì những cái ao xưa đã bị các gia đình lấp lại chia lô bán hết.

Mặt đường quê bây giờ cũng như mặt đường phố, nhà cửa cũng san sát. Người ta không cần ao nữa, hay đúng hơn là không còn ao để sử dụng nữa.

Nước sinh hoạt thải ra không có đường để thoát, nhiều khu vực chảy ra lênh láng từ nhà này sang nhà khác, từ trong nhà ra ngoài đường. Ngày mưa thì chỉ cần mưa nhỏ là trở nên ngập lụt bởi chẳng có nơi nào để tiêu nước.

Nhà làm sau bao giờ cũng làm móng nhà cao hơn những nhà làm trước. Đương nhiên, mưa lớn là nước chảy vào nhà có nền đất thấp hơn. Tự dưng, ở quê mà cũng sinh ra ngập cục bộ dù không phải là lũ lụt…

Những cái ao làng bây giờ dù vẫn còn nhưng đó lại là những gia đình ở xa mặt đường, ở trong những ngõ sâu, đất không có giá trị.

Có những mùa hè như thế

Nhưng, ao làng bây giờ cũng được kè đá, xây gạch gọn gàng nên cũng mất đi cái hồn quê vốn có.

Khi ao đã được xây dựng kiên cố thì tôm cá cũng không còn nhiều. Nhất là không có sự trao đổi nước qua lại giữa các ao với nhau như xưa nên đa phần là ao tù, nước rất dơ bẩn. Chỉ có khi mưa lớn thì nước mới được thay đổi ít nhiều.

Vì thế, trẻ con bây giờ cũng chẳng đứa nào có đủ dũng khí dám xuống ao tắm nữa…Hơn nữa, giờ đây đa phần các gia đình đã có nhà tắm, đã có giếng khoan hay nước máy để dùng, trẻ nhỏ cũng tắm trong nhà tắm kín đáo, khang trang….

Những cái ao làng đã dần đi vào kí ức của người dân, nét quê cũng mai một dần…trẻ con bây giờ muốn biết bơi phải đến với các hồ bơi mới có thể tập bơi được.

Hơn nữa, chúng nó cứ mải mê học hành, thành ra những thú vui tầm thường như như xưa ông bà, cha chú nó ngày xưa không còn nữa.

Vả lại, những cái ao tù bây giờ đâu còn sức hút được mấy đứa trẻ nữa khi điều kiện kinh tế đã đủ đầy.

Mỗi lần về quê, đứng giữa làng quê mà cứ như đang đi ở giữa phố phường bởi quê bây giờ cũng có khác gì phố phường đâu. Bỗng nhiên, nhớ đến những ngày ngụp lặn trong cái ao làng xưa cũ.

Chính những ao làng thuở nào đã tắm mát, nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ cho bao đời dân quê trưởng thành, khôn lớn... để bây giờ chỉ còn lại một kí ức da diết nhớ mà thôi!

Khánh Văn

Video liên quan

Chủ Đề