Ăn sập sài gòn hướng dẫn ăn hột vịt lộn

“Trứng vịt lộn” là cách gọi của người Hà Nội. Nên nếu bạn gặp người Nam rặt hay Huế rặt, tức là chưa mấy khi giao tiếp với người vùng khác, họ sẽ ngẩn người ra một lúc mới hiểu bạn nói gì. Và bạn phải nói là: hột vịt lộn. Thậm chí, chuẩn hơn theo kiểu giọng Sài Gòn phải là “hột zịt lộn”.

Người Hà Nội ăn trứng vịt lộn thường đập sẵn ra chén, sau đó thêm vài cọng rau răm, bỏ vào tí bột canh, vắt thêm chút nước từ trái quất [miền Nam gọi là tắc]. Người vùng khác thấy thế bảo rằng: “Khiếp, ăn vậy thấy hơi ghê ghê”. Thế nhưng, người sành ăn món này ở Hà Nội thường chọn những hàng bán trứng vịt lộn ấp mới ít ngày, con vịt chưa thành hình nhiều lắm, nên kể cả khi đập ra không hề thấy hình dáng vịt con cùng bộ lông đen sì.

Món trứng vịt lộn với lá ngải cứu độc đáo của Hà Nội - Ảnh: Giang Vũ

Ăn hột zịt lộn kiểu Sài Gòn dường như thuộc hàng thanh lịch, duyên dáng nhất: hột vịt được đặt trên một cái ly nhỏ bằng sứ [miền Bắc gọi là cái chén], dùng chiếc muỗng nhỏ xinh đập ở đầu trứng phía trên, bóc vỏ không quá lớn, không quá nhỏ và dùng muỗng xúc đến khi nào hết, ăn xong trứng mà lớp vỏ vẫn như còn nguyên.

Ăn hột vịt lộn kiểu Sài Gòn rất duyên dáng nhờ trứng đặt trong một cái ly nhỏ - Ảnh: Giang Vũ

Hột vịt lộn rang me rất phổ biến ở Sài Gòn. V ới cách này, trứng được đập ra giống Hà Nội - Ảnh: Giang Vũ

Người Huế không dùng bất kỳ vật dụng hỗ trợ nào khi ăn hột vịt lộn. Thú nhất là đi chơi khuya khuya, thấy xa xa có cây đèn dầu và dáng người ngồi bên một cái thúng đích thực là người bán vịt lộn. Sà xuống hàng và dùng tay bóc vỏ một ít ở đầu mỗi cái trứng và húp nước cái rột. Rồi khi bớt nước, ăn tới đâu mới bóc vỏ tới đó. Ăn kiểu này vừa tiện lợi, vừa lại không bị tanh. Vịt lộn được ủ trong thúng có bao tải nên giữ ấm chứ không nóng bỏng như ở Hà Nội và Sài Gòn, do vậy không bị bỏng miệng.

Chưa ai lý giải được vì sao chỉ có cái trứng vịt lộn mà ba miền ăn khác nhau đến vậy. Đã thế, giờ giấc cũng khác nhau.

Vịt lộn nấu bầu kiểu Huế, ở một vài nơi khác cũng có món này - Ảnh: Nhật Quang

Trứng vịt lộn ở Hà Nội được bán khá rộng rãi vào buổi sáng, nhiều người chỉ cần ăn sáng bằng một, hai quả trứng là xong. Cánh đàn ông bình dân còn có cái thú ăn vịt lộn và uống một ly nhỏ rượu đế rồi mới đi làm.

Chiều chiều cũng có gánh hàng bán tại chỗ hoặc đi rong bán trứng cho người muốn ăn một đôi quả trước bữa cơm chiều. Ở Huế, từ chiều muộn trở đi đến đêm khuya mới bán hột vịt lộn. Còn tại Sài Gòn, hột vịt lộn là món ăn chơi cả ngày lẫn đêm.

Nói về sự phong phú trong chế biến trứng vịt lộn, phải nói Sài Gòn đứng hàng đầu. Nếu như Hà Nội chỉ có vịt lộn luộc hay ăn cùng lá ngải cứu vị đăng đắng, Huế có thêm vịt lộn nấu bầu, làm thành món canh... thì ở Sài Gòn có đủ kiểu Bắc, Trung, Nam hội tụ: nào hột vịt lộn rang me, xào rau muống, chiên nước mắm, chiên tỏi, um bầu…

Chỉ duy nhất một món trứng vịt lộn mà chế biến ra đủ món ngon. Gần đây, người ta còn sáng tạo thêm món lẩu vịt lộn [Hà Nội và Sài Gòn]. Đặc biệt là khi nấu lẩu cua đồng mà đập vài quả vịt lộn vào nước lẩu cứ ngọt lừ đi. Thậm chí ở Sài Gòn, người ta cho hột vịt lộn vào món lẩu dê, lẩu bò nữa.

Với những tín đồ ẩm thực miền Nam, cái tên Ăn Sập Sài Gòn chẳng còn xa lạ. Trong tập này, The DOT Magazine cùng food blogger Ăn Sập Sài Gòn quẩy tung quận 10 với top những món ăn đường phố ngon-bổ-rẻ-chất nhất.

Đọc bài viết bằng tiếng Anh

Sài Gòn là một thành phố kỳ lạ. Tô phở 30 ngàn đồng cũng có, mà hai triệu đồng cũng có luôn. Món khai vị tại nhà hàng sang chảnh toạ lạc tại trung tâm Sài Thành có giá bằng ba bữa ăn no nê xì xụp quán xá vỉa hè. Sài Gòn là một thành phố với đà phát triển, hội nhập bậc nhất Việt Nam cả về văn hoá, lối sống, ẩm thực,… Song những món ăn truyền thống mang màu sắc và hương vị Việt chưa bao giờ vì thế mà hạ nhiệt.

Giữa vô vàn sự lựa chọn, The DOT Magazine tìm đến “cuốn từ điển sống” về món ăn đường phố Sài Gòn – Nguyễn Hoàng Long, chủ nhân của thương hiệu đình đám “Ăn Sập Sài Gòn”. Vốn nổi tiếng là “reviewer tâm lý nhất” bởi châm ngôn “ăn gì share nấy” và lượng theo dõi “khủng” lên tới 132,000 trên Instagram, chẳng ngạc nhiên khi Ăn Sập Sài Gòn được bình chọn là một trong những địa chỉ giới thiệu quán ăn uy tín nhất hay đại sứ ẩm thực Việt Nam.

Bình dân. Ngon miệng. Hội tụ đủ văn hoá Bắc, Trung, Nam. Cùng theo chân Food Blogger Ăn Sập Sài Gòn càn quét những món ăn đường phố chất nhất Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hoàng Long, chủ nhân của thương hiệu Ăn Sập Sài Gòn là một tín đồ ăn uống.

1. Bún Xí Quách Bò

“Xí quách” là xương xẩu, topping “tủ” của dân địa phương khi ăn các món bún, mì, miến, phở,… Một tô bún ngập ngụa xí quách ngọt xương là minh chứng rõ ràng nhất cho bát nước lèo đậm đà, “húp một thìa tỉnh cả người luôn”.

Bún xí quách bò tại 436B /154 Đường 3/2 Quận 10 mang hương vị vô cùng đậm đà.

“Chỗ này là chỗ bún bò mình thích nhất khu quận 10. Dù chẳng có bảng hiệu ồn ào, quán vẫn hấp dẫn thực khách bởi mùi thơm phức từ đằng xa và sự tận tuỵ của hai cô chú già với cửa hàng nhỏ tin hin. Topping thịt nạm, chả, heo đầy đủ, tròn trĩnh, thịt mềm rất thơm ngon và thấm vị bún bò.” Đặc biệt, xí quách ở đây là xương bò chứ không phải xương heo như đa số quán khác. Cũng có lẽ bởi vậy mà tô bún đơn giản dân dã lại gây thương nhớ tới vậy!

Cảm nhận của Ăn Sập Sài Gòn: “Bạn khó có thể tìm thấy một nơi bán hột vịt lộn xào me ngon hơn ở đây.”

Chủ Đề