40 tuổi thu nhập khoang bao nhiêu là được

Gia đình bạn tôi là thị dân trung lưu, có nhà riêng. Hai vợ chồng đi làm lương cũng ổn, đủ nuôi hai con ăn học. Nhưng rủi ro và biến cố bất ngờ ập đến. Vợ chẳng may bị bệnh nặng, nằm liệt giường nửa năm.

Tiền viện phí, thuốc thang chạy chữa trong thời gian đó khiến tiền tiết kiệm bốc hơi, tài sản trong nhà thì chẳng còn gì. Cũng may chưa đến mức bán nhà. Mà nếu bán thì cả gia đình chẳng lẽ đi ở trọ?

Vợ dù đỡ nhưng không đi làm được, vẫn nằm dưỡng bệnh ở nhà. Tưởng đâu gia đình sẽ ấm êm trở lại nhưng không phải.

Đi làm ăn lương nhiều năm, mua được nhà tưởng đâu đã là thành tích đáng tuyên dương với họ, nhưng giờ đây tiền dồn hết chữa bệnh. Một người hoàn toàn không có thu nhập, chi tiêu trong nhà bị cắt giảm. Tương lai học hành của hai đứa con may mắn còn bước tiếp được nhờ người em hỗ trợ giúp. Tất nhiên, chỗ bạn bè chúng tôi có động viên, giúp đỡ nhưng chỉ là muối bỏ bể, không dài lâu vì ai cũng có cuộc sống riêng.

Một bộ phim truyền hình mà tôi xem cách đây khá lâu cũng có tình tiết tương tự. Nhưng bi kịch hơn ở chỗ nhân vật trong phim vẫn chết sau khi bán nhà, hai đứa con thì thất học, đi làm bụi đời.

Tôi thấy đời người, giai đoạn có nhiều áp lực và rủi ro nhất là vào tuổi trung niên. Ở độ tuổi này, không còn sức khoẻ, khí thế hăng say làm việc như thanh niên. Cũng không hoàn toàn nghỉ ngơi, hưởng thụ như những cụ già.

Vì thế, nếu bước vào giai đoạn trung niên mà chưa có nhiều tài sản cũng như nhiều nguồn thu nhập thì thực sự nên lo lắng. Còn nếu thu nhập gia đình hàng tháng chỉ dựa hoàn toàn vào tiền lương, dù có làm sếp hay lương kha khá so với mặt bằng chung thì thực sự rất bất an.

Bởi cuộc sống ai biết được điều gì, rủi ro bệnh tật một phát là coi như tiêu hết tiền tiết kiệm. Trong khi con cái thì đang độ tuổi ăn, tuổi học cần tiền, trăm thứ chi tiêu khác cũng cần tiền. Nhưng chỉ nếu dựa vào tiền lương không thì chẳng khác thì một bình sữa năm lít mà có đến hơn chục con bê phải bú.

Vậy, thế nào để có nguồn thu nhập khác?

- Đầu tư chứng khoán. Tôi khuyến khích đầu tư theo cách này, nhưng cần tìm hiểu kỹ càng và chịu rủi ro].

- Đầu tư kinh doanh nhỏ. Hiện gia đình tôi đang theo cách này, chúng tôi đầu tư một tiệm hoa, quả nhập khẩu.

- Đầu tư bất động sản, có thể mua đất ở tỉnh để dành, xây nhà trọ cho thuê.

Bây giờ cũng có nhiều nguồn thu nhập thụ động khác đến từ nắm bắt xu hướng người dùng internet, tạo nội dụng. Tôi thấy nhiều người đang áp dụng nhưng đặc biệt nó đòi hỏi phải có năng khiếu trong lĩnh vực nào đó như hài hước, kiến thức chuyên ngành...

Tóm lại, bước vào độ tuổi trung niên mà chỉ có nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương làm công thì nên cảm thấy bất an và cố gắng thay đổi trong thời gian nhanh nhất có thể.

Theo các nghiên cứu, khi đến tuổi 34, mức tăng trưởng thu nhập của phụ nữ bắt đầu chậm lại trong khi nam giới vẫn ổn định. Để quản lý tài chính thông minh, chuyên gia đề xuất 3 cách đơn giản mỗi người có thể áp dụng để tăng thu nhập.

Thống kê từ Chính phủ Anh trong Khảo sát thường niên về giờ làm việc và thu nhập [2008] chỉ ra rằng nam giới kiếm được tiền tốt nhất trong những năm giữa tuổi 40 - 49. Trong khi đó với nữ giới là giữa tuổi 30 - 39.

Theo hãng nghiên cứu tiền lương PayScale, từ 22 đến 33 tuổi, lương của phụ nữ nhích nhẹ hơn nam giới. Tuy nhiên, khi đến tuổi 34, mức tăng trưởng thu nhập của phụ nữ bắt đầu chậm lại trong khi nam giới vẫn ổn định.

Khoảng cách nhỏ nhất về tiền lương giữa hai giới xảy ra ở tuổi 25 và lớn nhất ở tuổi 54. Lý do chính khiến nam giới tiếp tục thấy tăng trưởng lương đáng kể sau này trong sự nghiệp của mình so với phụ nữ là do họ "lựa chọn công việc", theo nhà kinh tế trưởng Katie Bardaro của PayScale.

"Những công việc phổ biến hơn đối với nam giới có xu hướng tăng lương thực tế lâu hơn, như các nhà phát triển phần mềm hay các vị trí kỹ thuật. Trong khi các công việc phổ biến hơn đối với phụ nữ như giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên xã hội, nhân viên quản trị… có xu hướng tăng trưởng lương thực tế ngắn hơn", bà Bardaro giải thích.

Theo chuyên gia tài chính thông minh, người làm thuê khôn ngoan sẽ nâng bậc lương của mình khoảng 3-5 năm/lần. Ảnh: LĐO

Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh [laodong.vn] đề xuất 3 cách đơn giản bạn có thể áp dụng để tăng thu nhập.

1. Thăng tiến theo đường zíc zắc

Người làm thuê bình thường sẽ được tăng lương theo chế độ định kỳ của công ty. Mỗi công ty sẽ có chính sách tăng lương dựa vào bảng xếp hạng đánh giá cuối năm của nhân viên đó. Theo chuyên gia tài chính thông minh, người làm thuê khôn ngoan sẽ nâng bậc lương của mình khoảng 3-5 năm/lần.

Song song với đó là thăng tiến về chức vụ, nhận thêm trách nhiệm, công việc khác hay có thể là chuyển công ty. Khi đó, đồ thị thu nhập của bạn sẽ đi lên theo đường zíc zắc, về lâu về dài sẽ cao hơn với những người có mức lương tăng trưởng bình thường hàng năm.

2. Chuyên môn hoá công việc

Các công ty cần những chuyên gia tương tự như cần những quản lý. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu mình có đam mê một mảng công việc nào đó không? Có vui vẻ làm việc hoặc học hành chăm chỉ hơn để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó không? Bạn có thể xác định những xu hướng trong lĩnh vực khiến một kỹ năng cụ thể nào đó hoặc một mảng công nghệ nào đó trở nên thiết yếu cho thành công trong tương lai không? Nếu có nhiều năm kinh nghiệm trong một lĩnh vực, bạn có khả năng chút ít về lĩnh vực đó như nào?

Các chuyên gia mang lại giá trị lớn cho các công ty và ngành nghề, vì vậy họ được trả lương tương đối cao.

3. Đa dạng nguồn thu nhập

Tỉ phú đang sở hữu khối tài sản hơn 100 tỉ USD, Warren Buffett từng chia sẻ: "Đừng bao giờ phụ thuộc vào một khoản thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai".

Để quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần có 2 nguồn thu nhập là chủ động và bị động. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro bất ngờ ập đến làm “tắc nghẽn” một nguồn tiền nào đó.

Cụ thể, thu nhập chủ động là khoản tiền một người nhận được khi bỏ sức lao động để tạo ra sản phẩm, dịch vụ như làm công ăn lương, kinh doanh, tiền hoa hồng... Thu nhập thụ động là thu nhập từ việc cho thuê bất động sản, khai thác từ những tài sản như bản quyền âm nhạc, sở hữu trí tuệ...

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và viện Friedrich Naumann Việt Nam [FNF]. Chuỗi video được phát sóng vào 19h tối thứ năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Chủ Đề