3 ca 4 kíp ở icu là gì

Mỗi ngày thứ bảy, chủ nhật, sau giờ hành chính các ngày trong tuần: 2 - 3 điều dưỡng, 1 bs chăm sóc tất cả người bệnh trong khoa trừ các khoa làm việc 8h/ kíp. Đây là những thời điểm dễ xảy ra mất an toàn, dễ stress nhất cho nvyt.

Nhất là việc thông tư 07/ 2011 quy định thứ 7, chủ nhật người bệnh chăm sóc cấp 2,3 không có diễn biến thì không phải ghi phiếu cs, nhưng bảo hiểm y tế quy định nếu không ghi phiếu cs thì xuất toán. Với khối lượng công việc giống mỗi ngày mười mấy người làm mà chỉ có 2-3 người phải gánh, các ban điều dưỡng mất mấy giờ mỗi ngày để viết hsba, nhiều khi nhiều quá còn phải ghi đối phó nữa. Các anh/ chị có cao kiến gì để cải thiện tình trạng này không?

Trên đây là câu hỏi của bạn Hồng Vân. Và bên dưới là các chia sẻ của nhiều anh chị trên CLB, trong đó có phần trao đổi của Anh Nguyễn Trọng Khoa

Linh Phan: Đây là vấn nạn. Không phải chỉ ở Việt Nam. Các thống kê đều cho thấy sự cố rủi ro rất hay xảy ra vào các ngày thứ bảy - chủ nhật. Mỗi tổ chức phải tự dựa trên tình hình thực tế của mình để điều phối nhân sự. Minh Nguyen có kinh nghiệm gì không Em?

Hồng Vân: Có 1 bạn điều dưỡng ở Mỹ chia sẻ với em về cách chia ca ở Mỹ là làm ngày và làm đêm, ai làm ngày thì lúc nào cũng làm ngày, ai làm đêm thì làm đêm, vì họ có phân tích cả yếu tố sinh lý của con người trong đó. Đây là việc của cả hệ thống y tế chứ không phải của riêng ai. Nhiều khi có những đồng nghiệp không ý thức được những vấn đề quá tải công việc, bs mặc sức vung bút kê toa cho thuốc tiêm cho truyền mà thuốc đâu có cấp cứu, cách phối hợp làm việc để đạt được hiệu quả và chia sẻ công việc cho nhau giữa các nvyt cũng là vấn nạn vì quan điểm thực hiện y lệnh còn ăn sâu vào cả mối quan hệ hữu cơ này.

Linh Phan: Chia sẻ này rất giá trị Hồng Vân, Chị xin nhé. Rất mong nghe thêm chia sẻ từ các đồng nghiệp khối Điều Dưỡng. Chị Lê Lê Thanh Hải ơi

Lê Thanh Hải: Đây là việc của cả hệ thống nên nếu thay đổi thì phải thay đổi cả dây chuyền. Mình đi thăm quan bv ở Pháp mình thấy họ lấy người bệnh, NVYT làm trung tâm để điều phối công việc. Điều dưỡng chia 3 ca ở tất cả các khoa chứ ko chỉ áp dụng 1 vài khoa HSCC hay Ngoại. Họ xây dựng bảng mô tả cv điều dưỡng ở vị trí các ca dựa vào nhu cầu csnb trong ngày. Để công tác CSNB thuận tiện thì phải có 1 số bộ phận cung ứng cũng làm ca như Dược, KSNK... nếu ko có thuốc, dụng cụ dự trữ nhiều trong khoa và cả trợ giúp cs [hộ lý] cũng làm ca nữa.

Linh Phan: cảm ơn Chị Hải chia sẻ. Trong tiêu chí đánh giá chất lượng BYT cũng có các yêu cầu này. Thường các đồng nghiệp của chúng ta không hiểu nên cứ "thắc mắc" sao yêu cầu như thế. Tóm lại nếu hướng theo chuẩn chất lượng thì sẽ có định hướng triển khai để làm cho công việc của tổ chức hiệu quả, an toàn hơn!

Hồng Vân: Có công cụ nào để đo lường khối lường công việc của mỗi người để từ đó người quản lý có kế hoạch điều phối, phân công và có những quy định hỗ trợ cho anh em trong các thời gian trực. Nếu có phần mềm cntt giúp cho mình phân tính khối lượng công việc dự kiến, số thời gian cần thiết để hoàn thành từ đó tính được số nhân lực và cần có thời gian giải quyết các công việc đột xuất nữa. Chứ bây giờ các nhà quản lý toàn dựa vào trực quan, kinh nghiệm thôi.

Dung Doan: Ở nước ngoài khi khối lượng công việc nhiều,người ta sẽ làm việc theo dây chuyền,đào tạo thêm người,mỗi người sẽ chuyên sâu vào một vấn đề.Ở vn,có lẽ do đặc thù của biên chế,nên hầu như các bv không tuyển thêm nhân sự như thư ký y khoa,hoặc nhà quản lý cũng chưa đi sâu vào Cải tiến quy trình khám chữa bệnh,đây là khâu khó,đòi hỏi nhiều thời gian,tâm trí

Phải cải tiến quy trình,từ đó mới biết mình cần những gi,con người thiếu thì phait tuyển thêm,không nên ép điều dưỡng bs phải làm đủ thứ việc.

Gấu Yêu: Đây là một vấn đề nan giải ở tất cả các bệnh viện, ngày lễ, thứ 7, chủ nhật 3 điều dưỡng, 1 BS có thể chăm sóc 80-90 bệnh nhân là chuyện thường làm, kể cả các vấn đề thủ tục hành chánh và ghi chép HSBA, mặc dù biết là rất dễ gây mất an toàn cho người bệnh nhưng bao năm nay vẫn phải làm chưa thay đổi được. Nói như chị Dung Doan cải tiến qui trình, thiếu thì tuyển dụng thêm ...Nói thì dễ nhưng thực hiện điều này ở các BV công còn quá tải thì rất khó. Chỉ mong sao có tông tư nào đó qui định rõ ràng số người bệnh/1 đd trực và số người bệnh/ điều dưỡng làm các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật thì các đơn vị căn cứ vào đó mà thực hiện thì hay biết mấy...

Khoa Nguyễn Trọng: Vấn đề các bạn nêu quả là một vấn đề nan giải. Về nguyên tắc cũng như về mặt sinh lý, không ai có thể làm việc liền 24h mà không nghỉ ngơi. Bởi vậy, thường trực 24h/24h chỉ là giải pháp tình thế khi chúng ta chưa có đủ nhân lực y tế. Vì nguyên tắc của y tế phục vụ người dân là 24/7/365. Vì thế, về lâu dài phải chuyển từ trực 24/24h sang làm ca ở tất cả các bộ phận lâm sàng. Tuy nhiên, nhân lực y tế hiện nay còn mỏng, cần có thời gian và thay đổi cơ chế để phù hợp với nhu cầu chăm sóc người bệnh và sinh lý lao động của nhân viên y tế. Quan trọng nhất cần thay đổi là đủ nhân lực y tế để có thể làm ca ở tất cả các bộ phận lâm sàng. Cơ chế tài chính đang thay đổi, trước mắt đã tính chi phí nhân lực vào giá dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay, mới chỉ tính trên nhân lực hiện tại mà chưa tính trên nhân lực đủ cho nhu cầu phục vụ người bệnh theo hướng làm ca, phục vụ chăm sóc 24/24h. Về cá nhân tôi luôn đề nghị phải có lộ trình đủ nhân lực đáp ứng chăm sóc toàn diện, ko để tình trạng người nhà phải chăm sóc hoặc phải lệ thuộc vào osin bệnh viện. Muốn vậy phải đủ nhân lực, muốn đủ nhân lực phải tính vào giá dịch vụ, khi đó giám đốc bệnh viện mới có điều kiện tuyển đủ người.

Chủ Đề