Chính sách thặng dư cổ tức là gì

Thặng dư vốn cổ phần là thuật ngữ kinh tế thường thấy trong báo cáo tài chính của các công ty cổ phần. Vậy đó là gì? Công thức tính và quy định hiện hành về vấn đề này như thế nào? DNSE sẽ trình bày qua những ví dụ đơn giản sau nhé.

Tổng quan về thặng dư vốn cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần [Surplus equity] được hiểu là khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá thị trường của cổ phiếu.

Trong đó:

  • Mệnh giá là giá trị của cổ phiếu được doanh nghiệp ấn định sẵn. Hiện nay, mỗi cổ phiếu khi niêm yết đều có mệnh giá chung là 10.000 đồng.
  • Giá thị trường là giá thực tế mà nhà đầu tư cần bỏ ra để sở hữu cổ phiếu đó. Mức giá này sẽ thay đổi đổi tùy theo tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, các yếu tố vĩ mô…

Cách tính thặng dư vốn cổ phần

Công thức tính thặng dư vốn cổ phần

Thặng dư vốn cổ phần = [Giá thị trường – Mệnh giá] x Số lượng cổ phiếu đã phát hành

Ví dụ:

Năm 2018, Tập đoàn Masan [MSN] đã bán gần 110 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn SK [Hàn Quốc] với giá 100.000 đồng/cổ phiếu.

Khoản thặng dư vốn sẽ là:

[100.000 – 10.000] x 110.000.000 = 9.900.000.000.000 đồng [tức 9.900 tỷ đồng]

Quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp

Quy định của Pháp luật hiện hành về thặng dư vốn

Hạch toán

Hoạt động chào bán cổ phiếu để huy động vốn không thuộc hoạt động kinh doanh của công ty nên khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không được phép hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

Không bị tính thuế

Khoản thặng dư vốn không phải thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, nó sẽ không bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

Chênh lệch giảm

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cổ phiếu được giao dịch với giá nhỏ hơn mệnh giá. Lúc này sẽ xuất hiện phần chênh lệch giảm trong tổng nguồn vốn.

Ví dụ:

Năm 2018, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà [mã cổ phiếu: SHI] phát hành gần 18.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên tại thời điểm đó, cổ phiếu SHI được giao dịch ở mức giá chỉ 6.700 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, phát sinh phần chênh lệch giảm là:

[6.700 – 10.000] x 18.000.000 = -59.400.000.000 đồng [âm 59,4 tỷ đồng]

Phần chênh lệch này sẽ không hạch toán trong mục chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ dùng khoản thặng dư vốn trước đó để bù đắp. Nếu khoản thặng dư vốn trước đó không đủ để bù đắp thì sẽ sử dụng đến lợi nhuận sau thuế và các loại quỹ khác của công ty.

Điều chỉnh tăng vốn điều lệ

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ thông qua việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần. Việc kết chuyển này phải tuân theo quy định cụ thể sau:

– Đối với cổ phiếu quỹ

  • Nếu bán hết cổ phiếu quỹ:

Công ty có thể kết chuyển toàn bộ khoản thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ.

  • Nếu chưa bán hết cổ phiếu quỹ:

+ Thặng dư vốn > Tổng giá vốn của cố phiếu quỹ chưa bán

Công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa khoản thặng dư vốn và tổng giá vốn của cổ phiếu quỹ chưa bán để tăng vốn điều lệ.

+ Thặng dư vốn ≤ Tổng phần vốn của cổ phiếu quỹ chưa bán

Lúc này công ty không thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ khoản thặng dư vốn.

– Đối với cổ phiếu phát hành để thực hiện các dự án đầu tư

Công ty chỉ được kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

– Đối với cổ phiếu phát hành để bổ sung vốn kinh doanh

Công ty chỉ được sử dụng thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành.

Kết

Trên đây, là toàn bộ nội dung tổng hợp về thặng dư vốn cổ phần là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích để áp dụng vào công việc, học tập hiệu quả. Đừng quên ghé thăm DNSE để biết thêm những thông tin tài chính – chứng khoán thú vị khác nhé.

Giờ đây, thuật ngữ thặng dư vốn cổ phần ắt hẳn đã quá quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư kinh doanh. Thuật ngữ này được xuất hiện rất nhiều trong các báo cáo tài chính của các công ty cổ phần hiện nay. Vậy khái niệm về thặng dư vốn cổ phần là gì? Hay các quy định và cách tính thặng dư vốn cổ phần như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Nguồn gốc của khái niệm thặng dư

Thuật ngữ thặng dư được hiểu là số tiền bị chênh lệch từ giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu sau khi trừ đi phần chi phí mà chủ sở hữu đã chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó.

Cụ thể là các công nhân sẽ dùng các nguyên vật liệu sản xuất để tạo ra các loại hàng hóa gồm phí hao nguyên vật liệu đã bỏ ra và giá trị mới do lao động trừu tượng của công nhân. Và phần giá trị mới này chính là giá trị thặng dư nên lao động sống chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

2. Định nghĩa về thặng dư vốn cổ phần

Định nghĩa về thặng dư vốn cổ phần [Surplus equity] còn được các nhà đầu tư kinh doanh gọi là thặng dư vốn và được hiểu là khoản bị chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thị trường của cổ phiếu được phát hành. Trong đó:

  • Mệnh giá cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu được doanh nghiệp quy định sẵn. Trên thị trường hiện nay, mỗi cổ phiếu được niêm yết với một mệnh giá chung là 10.000 VNĐ.
  • Giá thị trường là giá trị thực tế mà các nhà đầu tư phải bỏ ra để được sở hữu số cổ phiếu đó. Tuy nhiên, giá trị này sẽ có nhiều thay đổi, và việc thay đổi sẽ tùy thuộc vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó và các yếu tố vĩ mô khác.

3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thặng dư vốn cổ phần

Để công thức tính thặng dư vốn cổ phần được thực hiện một cách chính xác nhất, bạn đọc cần nắm rõ các yếu tố làm ảnh hưởng đến chúng như:

  • Biến động từ chính trị, kinh tế và xã hội khiến cho giá cổ phiếu dao động thất thường.
  • Doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ dư luận xã hội. Nếu có bất kỳ thông tin xấu hoặc tin đồn bất lợi sẽ khiến cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó giảm đáng kể.
  • Mức giá của cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung cầu.
  • Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào thặng dư vốn cổ phần.
  • Cùng một số các yếu tố khác có tầm ảnh hưởng lớn như tỷ giá chuyển đổi, tốc độ tăng trưởng GDP trong nước, lãi suất,…

4. Tiêu chuẩn quy định về thặng dư vốn cổ phần trong mô hình doanh nghiệp

Hiện nay, theo luật doanh nghiệp đã ban hành về việc các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chào bán cổ phần bằng hoặc cao hơn mệnh giá cổ phần đã đăng ký. Tuy nhiên vẫn phải chấp hành một số tiêu chuẩn quy định sau:

4.1. Quy định hạch toán

Các hoạt động chào bán cổ phiếu dùng để huy động vốn không thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vậy nên khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn. Và không được phép hạch toán vào khoản thu nhập của doanh nghiệp.

4.2. Miễn tính thuế

Vì các khoản thặng dư vốn không phải là nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không bị chịu thuế thu nhập hay thuế giá trị gia tăng này.

4.3. Chênh lệch giảm trong nguồn vốn

Hiện nay, có một vài trường hợp mà cổ phiếu doanh nghiệp được giao dịch với giá nhỏ hơn mệnh giá. Vậy nên sẽ xuất hiện phần chênh lệch giảm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Trong năm 2022, Công ty ABC [mã cổ phiếu: ABCI] phát hành gần 20.000.000 cổ phiếu, với mệnh giá 10.000 VNĐ/ cổ phiếu. Tuy nhiên tại thời điểm đó, cổ phiếu của ABCI đang được giao dịch với giá là 7.000 VNĐ/ cổ phiếu. Suy ra, phần chênh lệch giảm là:

[7.000 – 10.000] x 20.000.000 = – 60.000.000.000 [âm 60 tỷ đồng]

Và phần bị chênh lệch này sẽ không được đưa vào hạch toán mục chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản thặng dư vốn trước đó để bù vào. Trong trường hợp khoản thặng dư vốn trước đó không đủ thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đến lợi nhuận sau thuế hoặc các loại quỹ khác của doanh nghiệp.

4.4. Điều chỉnh tăng vốn điều lệ công ty

Thông qua việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ của mình. Tuy nhiên, việc kết chuyển phải được tuân thủ theo các quy định sau:

– Cổ phiếu quỹ

  • Trường hợp bán hết cổ phiếu quỹ: Doanh nghiệp có thể kết chuyển toàn bộ khoản thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ.
  • Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ:
  • Khoản thặng dư vốn > Tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa được bán ra => Doanh nghiệp chỉ được dùng phần chênh lệch tăng của thặng dư vốn và tổng giá vốn của cổ phiếu quỹ chưa được bán ra để tăng vốn điều lệ công ty.
  • Khoản thặng dư vốn ≤ Tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa được bán ra => Doanh nghiệp không thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ.

– Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để triển khai các dự án đầu tư

Với trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm. Và trong điều kiện là dự án đầu tư đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động.

– Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu để bổ sung vốn kinh doanh

Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành.

\>>> Xem thêm: Chức năng của quản trị nhân sự đối với sự phát triển doanh nghiệp.

5. Chi tiết về cách tính khoản thặng dư vốn cổ phần

Công thức tính khoản thặng dư vốn cổ phần được rất nhiều người chia sẻ. Tuy nhiên, để tính đúng giá trị thì doanh nghiệp nên áp dụng đúng công thức. Dưới đây là công thức tính chính xác nhất hiện nay, cụ thể:

Thặng dư vốn cổ phần = [Giá thị trường – Mệnh giá] x Số lượng cổ phiếu đã phát hành

Trong đó:

  • Giá thị trường: là mức giá thực tế mà các nhà đầu tư phải bỏ ra để mua được cổ phiếu đó. Và mức giá này sẽ nhỏ, bằng hoặc lớn hơn mệnh giá niêm yết. Sự thay đổi mức giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp hay các yếu tố vĩ mô khác.
  • Mệnh giá: được hiểu là giá trị của các cổ phiếu đã được doanh nghiệp đó niêm yết sẵn. Mệnh giá chung của các cổ phiếu hiện nay trên thị trường là 10.000 VNĐ.

Ví dụ:

Để các định nghĩa trong cách tính được bạn đọc dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về khoản thặng dư vốn cổ phần dưới đây:

Công ty cổ phần ABC hoạt động và sản xuất vật tư y tế. Vào ngày 15/03/2022, công ty đã cho phát hành 5.000.000 cổ phiếu với mệnh giá niêm yết là 10.000 VNĐ/ cổ phiếu. Với dự kiến sẽ thu về 50.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, do tình hình Covid-19 bùng phát nên nhu cầu sử dụng các mặt hàng này tăng cao. Vì vậy công ty quyết định tăng giá cổ phiếu lên 20.000 VNĐ/ cổ phiếu. Sau khi công ty bán hết cổ phiếu đã phát hành thì thu về được 100.000.000.000 đồng. Như vậy, phần chênh lệch giữa mức giá ban đầu so với mức giá bán thực tế là 50.000.000.000 đồng => Giá trị này được gọi là thặng dư vốn cổ phần của công ty ABC.

Như vậy, trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan về khái niệm thặng dư vốn cổ phần, Chi tiết về quy định và công thức của thặng dư vốn chính xác nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu và cập nhật thêm được nhiều kiến thức cho bản thân.

Chính sách chi trả cổ tức ổn định là gì?

Chính sách tỉ lệ cổ tức ổn định trong tiếng Anh là Constant Dividend Policy. Chính sách tỉ lệ cổ tức ổn định là chính sách mà theo đó công ty cổ phần có thể thực hiện việc chi trả cổ tức theo một tỉ lệ ổn định tính trên lợi nhuận sau thuế của công ty.

Chính sách chia cổ tức là gì?

Chính sách cổ tức [Dividend policy] là một chính sách ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Cổ tức Thăng dự là gì?

Chính sách thặng dư cổ tức [tiếng Anh: Residual Dividend Policy] là chính sách mà theo đó cổ tức được chi trả là phần còn lại sau khi đã dành lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư trong điều kiện duy trì được cơ cấu nguồn vốn tối ưu của công ty.

Nhận cổ tức là gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.

Chủ Đề