2023 vnsc phóng vệ tinh

Phóng viên: Để chắp cánh cho ước mơ “vệ tinh Việt Nam bay vào không gian bao la”, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải làm gì?

PGS, TS Phạm Anh Tuấn: Công nghệ vũ trụ tiến rất nhanh, trong khi đó những gì mà Trung tâm đạt được mới là những thành tựu còn khiêm tốn so với ước mơ của chúng tôi. Khi khởi động làm vệ tinh nhỏ, một số nước cũng có xuất phát điểm giống ta nhưng hiện nhiều nước đã có hàng chục, hàng trăm vệ tinh nhỏ đã bay trên vũ trụ. Điều này chủ yếu do chúng ta đầu tư còn hạn chế và chưa tập trung.

Thế giới hiện nay thể hiện lợi ích quốc gia ở 5 không gian gồm: vùng đất, vùng biển, vùng trời, không gian mạng và không gian vũ trụ.

Hiện giờ chúng ta chủ yếu mới thể hiện lợi ích quốc gia ở 4 không gian, nay đã đến lúc, chúng ta phải khẳng định không gian thứ 5 là vũ trụ để bảo vệ quyền lợi quốc gia.

Chúng ta chỉ đầu tư 10 tỷ đồng cho chế tạo vệ tinh như NanoDragon nhưng đã mang lại niềm tự hào cho dân tộc. Nếu không có quyết tâm chính trị cao, đột phá trong khoa học công nghệ thì lĩnh vực vũ trụ sẽ không có được những thành tựu. Đến lúc nào đó Đảng, Chính phủ, đặt biệt Bộ Chính trị nên có nghị quyết về phát triển vũ trụ Việt Nam mới định hướng được lĩnh vực này phát triển lâu dài.

Lĩnh vực này rất cần nguồn vốn và công nghệ. Nhân lực cũng là bài toán vô cùng khó, trong khi chi phí đào tạo thì vô cùng đắt, gần 6 tỷ đồng/người nhưng chúng tôi cũng khó có thể giữ được chân đội ngũ trẻ. Họ vẫn đang hưởng chế độ lương cơ bản của nhà nước, có nguy cơ bị cắt giảm biên chế bất kỳ lúc nào, rất bấp bênh. Trong khi nhiều tập đoàn lớn luôn đưa ra những lời mời hấp dẫn. Nguy cơ chảy máu chất xám có thể xảy ra. Tôi nghĩ, nhà nước cần có cơ chế đặc biệt cho những ‘’chiến sĩ’’ đi đầu công nghệ vệ tinh.

Chúng tôi kỳ vọng 10 năm nữa sẽ có trung tâm quan sát trái đất quốc gia. Khi đó, các cấp lãnh đạo có thể nhìn toàn bộ lãnh thổ và vùng Biển Đông một cách chính xác và kịp thời, để chỉ đạo nhanh và hiệu quả trong việc ứng phó với các thảm họa thiên tại, phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia.

Nước ngoài coi vũ trụ là hạ tầng kỹ thuật chứ không phải là nơi biểu diễn công nghệ. Tức là các dữ liệu thu thập được từ vệ tinh là tài nguyên, dùng lập tức và sau được lưu giữ thành dữ liệu quốc gia. Hiện nay chúng ta đa số mới nhìn lợi ích theo khía cạnh tài chính mà chưa nhìn đầy đủ lợi ích kinh tế xã hội và an ninh quốc gia khi sử dụng ảnh vệ tinh thế nào.

Tôi thí dụ như này, Việt Nam mỗi năm thiệt hại thiên tai lũ lụt khoảng 1% GDP, tương đương 3,5 tỷ USD. Nếu chúng ta có chùm các vệ tinh quan sát quốc gia, sẽ hỗ trợ dự báo phòng tránh sớm, chính xác hơn và qua đó có thể giảm thiểu đi 10% thiệt hại thiên tai (tương đương 350 triệu USD).

Ngoài ra, khó khăn với chúng tôi là Việt Nam chậm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt chưa tham gia đầy đủ các Công ước về vũ trụ của Liên hợp quốc. Nếu không may có tranh chấp trên không gian vũ trụ thì chúng ta không biết xử lý sao. 

Sau 3 lần bị hoãn vì lý do kỹ thuật và thời tiết, sáng nay, 9/11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã được phóng lên quỹ đạo.

Theo đó, vào lúc 7 giờ 55, tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura của Nhật Bản, tên lửa Epsilon-5 của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã khai hỏa, rời bệ phóng để đưa vệ tinh NanoDragon và 8 vệ tinh khác lên quỹ đạo.

2023 vnsc phóng vệ tinh
Tên lửa Epsilon-5 trên bệ phóng ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura trước thời điểm khai hỏa

Theo JAXA, các vệ tinh được phóng vào vũ trụ lần này thuộc chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2” của JAXA. Sau khoảng 52 phút, Epsilon-5 sẽ bắt đầu thả các vệ tinh vào quỹ đạo. NanoDragon là vệ tinh cuối cùng được thả vào không gian sau khi rời khỏi mặt đất 1 giờ 11 phút 38 giây.

2023 vnsc phóng vệ tinh
Tên lửa Epsilon-5 của JAXA rời bệ phóng mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam và 8 vệ tinh khác lên quỹ đạo.

NanoDragon là vệ tinh lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển. Vệ tinh là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc Chương trình KH-CN cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020.

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC. NanoDragon sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560km và thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh được VNSC hoàn thiện, bàn giao cho JAXA để chuẩn bị cho việc phóng lên quỹ đạo giữa tháng 8-2021.

2023 vnsc phóng vệ tinh
Vệ tinh NanoDragon hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo và được bàn giao cho JAXA từ giữa tháng 8-2021 để chuẩn bị cho kế hoạch phóng lên quỹ đạo

Ngày 19-10-2013, vệ tinh siêu nhỏ “Made in Vietnam” mang tên PicoDragon có khối lượng 1kg, được phát triển bởi các nghiên cứu viên và kỹ sư trẻ của VNSC, đã được phóng thành công vào quỹ đạo. Sau đó, trạm mặt đất VNSC và các nơi trên thế giới cũng đã ghi nhận thành công tín hiệu liên lạc từ vệ tinh này.

Đây được coi là cột mốc quan trọng trong việc đánh dấu PicoDragon trở thành vệ tinh do Việt Nam tự phát triển đầu tiên hoạt động thành công trong không gian. Vệ tinh PicoDragon chính là sản phẩm đầu tay của đội ngũ phát triển vệ tinh của VNSC. Sau vệ tinh PicoDragon, VNSC thực hiện dự án chế tạo vệ tinh MicroDragon với khối lượng 50kg tại Nhật Bản. Tại đây, 36 kỹ sư của VNSC được cử đến 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ vũ trụ, đồng thời tham gia thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản.

Thông qua dự án mang tính đột phá này, các kỹ sư Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp thu kiến thức cơ bản về công nghệ vệ tinh mà còn được trực tiếp tham gia thực hành chế tạo vệ tinh micro, tích lũy kinh nghiệm trong quy trình phát triển vệ tinh. Vệ tinh MicroDragon được phóng lên quỹ đạo ngày 18-1-2019 tại bãi phóng Uchinoura và kết nối thành công với trạm mặt đất.

2023 vnsc phóng vệ tinh
Lộ trình nghiên cứu và phát triển vệ tinh "Made in Vietnam" do VNSC thực hiện

Hiện nay, VNSC đang quản lý dự án chế tạo hệ thống vệ tinh LOTUSat-1 sử dụng công nghệ radar khẩu độ tổng hợp, được thiết kế, chế tạo bởi tập đoàn NEC (Nhật Bản), có khối lượng khoảng 570kg với khả năng chụp ảnh trái đất độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.

Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến được phóng vào cuối năm 2023.