2 ngày vệ sinh tay toàn cầu là ngày nào năm 2024

Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay thế giới [5/5], ngày 4/5, Bệnh viện quận Bình Tân chính thức phát động chiến dịch vệ sinh tay năm 2024 với chủ đề “Bảo vệ sự sống – Hãy vệ sinh tay” nhằm nâng cao ý thức KSNK hiệu quả trong bệnh viện và truyền tải thông điệp vệ sinh tay đến với cộng đồng.

BS.CKII Võ Tuấn Trường, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện ký cam kết thực hiện tốt Ngày Vệ sinh tay thế giới.

Cuộc vận động toàn cầu tham gia chiến dịch “Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay” của Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 05 tháng 5 hằng năm là ngày Vệ sinh tay toàn cầu. Đây là một phần của nỗ lực toàn cầu giúp nhân viên y tế tăng cường tuân thủ vệ sinh tay trong chăm sóc và điều trị người bệnh và qua đó hỗ trợ phòng ngừa các nhiễm khuẩn bệnh viện, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc tuân thủ vệ sinh tay.

Câu khẩu hiệu của Tổ chức Y tế thế giới cho chiến dịch vệ sinh tay năm 2022 là “UNITE FOR SAFETY: CLEAN YOUR HANDS” tạm dịch qua tiếng Việt là “ĐOÀN KẾT VÌ SỰ AN TOÀN: RỬA TAY SẠCH SẼ”.

Hưởng ứng ngày Vệ sinh tay toàn cầu 05/5/2022, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức “Ngày Hội vệ sinh tay năm 2022”, nhằm phát động chiến dịch tuân thủ vệ sinh tay trong toàn bệnh viện với chủ đề: Chăm sóc sức khỏe “môi trường chất lượng và an toàn”, nhấn mạnh vai trò của vệ sinh tay và kiểm soát nhiễm khuẩn, theo khẩu hiệu Chiến dịch vệ sinh tay năm 2022 của Tổ chức Y tế thế giới “Đoàn kết vì sự an toàn: Rửa tay sạch sẽ”.

Đoàn kết vì sự an toàn, nghĩa là hợp tác cùng nhau tạo ra văn hóa an toàn trong cơ sở y tế. Vì chỉ khi nào một cơ sở y tế tạo được một văn hóa an toàn – chất lượng, vệ sinh tay và kiểm soát nhiễm khuẩn được quan tâm đúng mức, thì cơ sở y tế đó mới có thể bảo vệ và mang lại sự chăm sóc tốt nhất cho cả người bệnh và nhân viên y tế.

Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 05/05/2023: Cùng tăng tốc hành động - Bảo vệ sự sống - Hãy vệ sinh tay!

Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 05/5

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vệ sinh tay?

Trong môi trường bệnh viện, ngoại trừ sự chăm sóc trực tiếp từ nhân viên y tế, phần lớn thời gian người bệnh và người nhà cần tự chăm sóc. Và trong quá trình chăm sóc, không tránh khỏi lây nhiễm chéo từ các tác nhân gây bệnh xung quanh. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19 hiện nay chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không chỉ là trách nhiệm của những người làm trong ngành y tế mà còn là của cả người dân.

Và vệ sinh tay được xem là một biện pháp hiệu quả và đơn giản để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Vệ sinh tay làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh và nhân viên y tế. Nghiên cứu can thiệp điển hình của Semmelweis thực hiện năm 1847 cho thấy tỷ lệ tử vong ở sản phụ giảm từ 18% xuống 5% sau ít tháng triển khai rửa tay khử khuẩn bắt buộc bằng dung dịch chloride.

Nhiều nghiên cứu hiện nay ở những khu vực lâm sàng khác nhau cho thấy thực hiện tốt vệ sinh tay làm giảm 30% - 50% nhiễm khuẩn bệnh viện.

Các mốc lịch sử của vệ sinh tay

Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sĩ Louis Pasteur đã lên tiếng: ‘Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản chính là các bác sĩ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồi khám các bà mẹ mạnh khoẻ’. Sau đó, ông đã đưa ra Lý thuyết về ‘Mầm bệnh’ và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay.

Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker [Hoa Kỳ] đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhi.

Vào những năm 1975 và 1985, CDC Hoa Kỳ đã công bố hướng dẫn về thực hành vệ sinh tay trong bệnh viện, chủ yếu là ủng hộ việc vệ sinh tay bằng xà phòng không kháng khuẩn. Vệ sinh tay bằng xà phòng kháng khuẩn được khuyến cáo trước và sau khi làm các thủ thuật xâm lấn hoặc trong quá trình chăm sóc các bệnh nhân có nguy cơ cao.

Năm 2002, CDC Hoa Kỳ đã công bố hướng dẫn sửa đổi về vệ sinh tay, một thay đổi lớn trong các hướng dẫn này là khuyến nghị sử dụng chất chà tay có chứa cồn để khử nhiễm tay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân và sử dụng xà phòng với nước để làm sạch bàn tay bị nhiễm bẩn.

Năm 2007, dựa vào các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên Thế gới, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra những khuyến cáo: Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự tuân thủ vệ sinh tay. Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Năm 2008, Liên hợp quốc đã chọn ngày 15 tháng 10 hàng năm là ngày “Thế giới vệ sinh tay với xà phòng”.

Đến năm 2009, Tổ chức y tế Thế giới – WHO đã lấy ngày 5 tháng 5 hàng năm là ngày vệ sinh tay toàn cầu - World Hand Hygiene Day - phát động chiến dịch “BẢO VỆ SỰ SỐNG: HÃY VỆ SINH TAY” nhằm kêu gọi các cơ sở y tế tham gia hưởng ứng chiến dịch. Sáng kiến thường niên của Tổ chức y tế Thế giới là một phần của nỗ lực toàn cầu do WHO khởi xướng để giúp nhân viên y tế tăng cường thực hiện vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh và qua đó hỗ trợ phòng ngừa các nhiễm khuẩn bệnh viện thường là nguy hiểm, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc vệ sinh tay mang lại đối với sức khỏe cộng đồng nói chung.

Vệ sinh tay đã trở thành thói quen thường xuyên của người dân?

Trên thực tế tại Việt Nam, việc vệ sinh tay vẫn chưa thành thói quen thường xuyên của nhiều người dân. Khảo sát gần đây nhất của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ người dân rửa tay với xà phòng trước khi ăn là 23% và sau khi đi vệ sinh mới chỉ đạt 36%.

Vì vậy, việc tạo thói quen vệ sinh tay trong cộng đồng nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn là một việc làm quan trọng và vì một thế hệ Việt Nam khỏe mạnh.

Vệ sinh tay khi nào?

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần vệ sinh tay thường xuyên [cả người lớn và trẻ em] theo các thời điểm khuyến cáo bên dưới:

  • Bất cứ khi nào thấy tay bẩn
  • Trước và sau khi ăn, chế biến thức ăn
  • Trước và sau khi ẵm bồng chăm sóc trẻ
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh, xử lý vết thương
  • Sau khi ho, hắt hơi
  • Sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ
  • Sau khi dọn vệ sinh: dọn rác, quét rác, lau nhà
  • Sau khi tiếp xúc với động vật, thức ăn hoặc phân của chúng

Vệ sinh tay bằng cách nào? Cần phương tiện gì?

Tùy theo điều kiện sẵn có, chúng ta có thể vệ sinh tay bằng hai phương pháp: Chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn hoặc rửa tay với xà phòng và nước. Đặc biệt, trong một số tình huống, Bộ Y tế khuyến cáo cần phải rửa tay với xà phòng và nước khi: tay nhìn thấy dơ rõ, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia WHO và được Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện, vệ sinh tay phải thực hiện đúng theo quy trình 6 bước phải đạt 20-30 giây thì mới đạt hiệu quả cao:

Quy trình 6 bước vệ sinh tay

Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế [Bộ Y tế] nhấn mạnh: “Thông thường, khi rửa tay, mọi người chỉ sử dụng một lượng nhỏ xà phòng, xát qua lòng bàn tay và rửa nhanh lại với nước. Hầu hết, người dân không chú ý đến việc rửa sạch ngón cái, cũng như các kẽ tay và kẽ móng tay, nơi tập trung chủ yếu của các mầm bệnh và vi khuẩn gây hại.”

Những vùng thường bỏ sót khi vệ sinh tay

Năm 2023, Nhằm hưởng ứng “Ngày Vệ sinh tay toàn cầu – 05/05”, Bệnh viện Gia An 115 tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Accelerate action together - SAVE LIVES - Clean Your Hands” “Cùng tăng tốc hành động - Bảo vệ sự sống - Hãy vệ sinh tay”, kêu gọi tất cả nhân viên Bệnh viện, người bệnh và người nhà người bệnh cùng chung tay hành động, cùng thực hiện vệ sinh tay bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Chủ Đề