2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Rắn là một biểu tượng thấy hầu hết trong mọi tín ngưỡng, tôn giáo. Biểu tượng rắn được thờ phượng cao điểm nhất vào thời thái cổ khi con người còn theo mẫu hệ hay ở các nền văn hóa theo duy âm coi trọng âm hơn dương hay còn coi nòng nọc, âm dương đề huề.

Rắn và Vũ Trụ Giáo.

Rắn mang khuôn mặt chinh biểu tượng cho nòng, âm, nước nên liên hệ mật thiết với Vũ Trụ giáo.

.Hư Vô hay Vô Cực

Rắn biểu tượng cho hư không thường được diễn tả bằng hình rắn không có trang trí gì cuộn thành hình vòng tròn hay ngậm đuôi tạo ra hình vòng tròn mang hình ảnh số không (zero). Ví dụ như

-Con rắn uraeus của Ai Cập cổ có dạng cắn đuôi thành hình nòng vòng tròn có một khuôn mặt biểu tượng cho hư vô, vô cực.

-Con rắn Ouroboros của Hy Lạp lấy từ con rắn uraeus của Ai Cập cổ cũng vậy.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Con rắn Ouroboros của Hy Lạp.

Các tác giả Tây phương hiện nay giải thích “Ouroboros (Hy-lạp) hay Oroboros là một biểu hiệu cổ miêu tả một con rắn cắn đuôi của chính nó và tạo thành một vòng tròn. Vòng tròn này tượng trưng cho đời người và tái sinh, dẫn đến bất tử”. Rõ ràng con rắn nòng vòng tròn O được giải thích theo vòng tử sinh của Vũ Trụ Tạo Sinh, của Vũ Trụ giáo mà người Tây phương không nhận ra. Con người sinh ra từ hư vô, chết lại trở về hư vô để được tái sinh hay sống hằng cửu. Rắn Ouroboros có một biểu tượng hư vô.

.Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực

Trứng vũ trụ là dạng nòng nọc, âm dương nhất thể, là vũ trụ sinh tạo.

Rắn biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ hay thái cực thường diễn tả bằng hình rắn đẻ ra Trứng Vũ Trụ. Nhà khảo cổ học William Niven đã đào tìm được hàng ngàn những thạch bản ở vùng Thung Lũng thành phố Mexico trên có khắc hình, trong đó có những thạch bài khắc hình rắn đẻ ra trứng.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì
2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

(Y Học Thường Thức Số 40, Tháng 1 vá 2 2001).

Tộc thổ dân Mỹ châu Đắp Đống (Mound Builders) đã đắp một cái Đống Rắn Thần (Great Serpent Mound) dài 1.300 bộ, ở quận Ross, Ohio. Rắn nhả ra cái trứng.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Con Rắn Thần này mang hình ảnh liên hệ với trứng vũ trụ, vũ trụ sin htạo

Cũng nên biết đống, mô, tháp nguyên thủy là những mồ mả. Đống có hình vòm mang hình ảnh vòm vũ trụ, trứng vũ trụ. Người chết được chôn trong các đồng này để trở về vũ trụ hầu được tái sinh hay sống vĩnh hằng. Các ngôi mộ của vua chúa và cả thường dân Đại Hàn ngày nay có hình đống cầu tròn mang nghĩa này (Ý Nghĩa Tháp Chùa). Việt Nam ngày xưa cũng có những đống này như Đống Anh, Đống Hoa, Đống Lã, Đống Đa.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, Lạc Long Quân có cốt nguyên thủy là con rắn nước đội lốt Rắn Nước cõi vũ trụ Thần Nông đẻ ra trứng vũ trụ nên Lạc Long Quân cũng có DNA sinh ra trứng thế gian. Vì thế mà Rắn Lạc Long Quân là cha của Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng do Âu Cơ sinh ra.

Thái cực là giai kỳ trong Vũ Trụ giáo khi nòng nọc, âm dương còn quyện vào nhau vì thế cũng thấy được biểu tượng bằng hai con rắn mang tính âm dương ngược nhau có đầu đuôi ngược nhau nằm cuộn tròn với nhau. Nhìn dưới dạng nhất thể là thái cực. Ví dụ như .

.Vật tổ của người Ao Naga.

Hình hai con rắn đen trắng có đầu đuôi ngược nhau nằm cuộn tròn với nhau thấy ở một bản khắc gỗ các vật tổ của người Ao Naga, Assam.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Ao Naga là Âu Rắn, Âu Rồng, Âu Long ruột thịt với Âu Lạc có vật tổ Rắn sinh tạo là chuyện hiển nhiên. Hình trên cũng có chiếc rìu đầu chim Việt mỏ cắt. Ở đây có hai vật tổ Chim-Rắn sau thần thoại hóa thành Tiên Rồng, cốt lõi của văn hóa Việt, Bách Việt.

.Một con rắn có hai mầu nòng nọc, âm dương đen trắng ngậm đuôi thành vòng tròn như rắn Ourobodos thấy ở châu Phi cũng mang biểu tượng cho thái cực.

.Hình chữ S trong đĩa thái cực cũng có cả tính nòng nọc, âm dương (phía bên trắng dương, phía bên đen âm) cũng mang hình ảnh rắn thái cực.

.Rắn hai đầu mang tính nòng nọc, âm dương khác nhau như một đầu có mào hay sừng mang dương tính. Ví dụ như rắn hai đầu của Maya.

.Trong Ai Cập cổ rắn có hai khuôn mặt nòng nọc, âm dương. Điểm này ăn khớp với sự kiện là trong thiên nhiên cũng có loài rắn mang lưỡng phái vừa đực vừa cái. Loài rắn này có thể dùng làm biểu tượng cho thái cực

.Thái Cực là dạng nòng nọc, âm dương nhất thể là vũ trụ sinh tạo, đấng tạo hóa ở dạng nhất thể. Có rất nhiều truyền thuyết cho rắn là đấng tạo hóa như người Ai Cập cổ có đấng tạo hóa được biểu tượng bằng con rắn; cở thư Ấn-Độ Manava Dharma Sastra ghi rằng rắn là đấng tạo hóa; người Maya Trung Mỹ châu biểu tượng đấng tạo hóa với con rắn bẩy đầu Ahac-chapat; trong thánh thư Popol Vuh của người Quiché Nam Mỹ châu ghi rằng: Thee Creator, the Maker, the Diominator, the Serpent covered with feathers… (Đấng Tạo Hóa, Hóa Công, Đấng Ngự Trị (là) con Rắn Lông Chim); Lạc Long Quân của chúng ta nguyên thủy là con rắn nước có một khuôn mặt là đấng sinh tạo thế gian ngành nòng âm đội lốt đấng sinh tạo vũ trụ, tạo hóa Thần Nông…

.Lưỡng Cực, Lưỡng Nghi

.Hai con rắn vật tổ của Ao Naga ở trên nếu nhìn dưới diện hai con rắn riêng rẽ có một khuôn mặt biểu tượng cho hai cực nòng nọc, âm dương, lưỡng nghi. Con mầu trắng biểu tượng cho cực dương và con mầu đen biểu tượng cho cực âm.

.Theo Jumsay ở vùng Nam đảo cũng có hình hai con rắn cuộn tròn theo hai chiều ngược nhau (dẫn lại trong Tạ Đức). Nhìn dưới diện hai cực riêng rẽ chúng biểu tượng cho lưỡng nghi.

Xin nhắc lại người Ao Naga liên hệ với các tộc ở Nam Đảo vì cả hai cùng một chủng Bách Việt. Hình trên cũng có hình vật tổ thằn lằn giống như thằn lằn khổng lổ gọi là rồng Komodo ở đảo Komodo, Nam Dương (Rồng Komodo) thấy khắc trên trống Sangeang Malakamau (Trống Đông Sơn Mang Sắc Thái Nam Dương 1). Người Ao Naga trước đây cũng có tục săn đầu người như một số tộc ở Nam Đảo như Dayak ở Borneo. Dayak được cho là một thứ Bộc Việt. Hiểu Bộc biến âm với Bọc, túi nang tức thuộc phía ngành nòng, âm, rắn thì Dayak rõ ràng liên hệ với tộc rắn rồng Ao Naga.

.Cũng ở vùng Vân Nam lân cận với Assam, trên một chiếc cột đồng của người Điền cũng có hình hai con rắn cuộn vào nhau (Higham). Nhìn dưới diện hai cực riêng rẽ chúng biểu tượng cho lưỡng nghi.

Dĩ nhiên cũng có những hình rắn riêng rẽ biểu tượng cho lưỡng nghi:

-Cực âm

Rắn có một khuôn mặt chính biểu tượng cho nòng, âm, nước nguyên khởi, nước vũ trụ, cực âm, thái âm và bộ phận sinh dục nữ.

Theo truyền thuyết của người Ngaju, Dayak, Borneo, Rắn nước Watersnake Tampon (trong ngôn ngữ Hindu-Javanese gọi là naga) là thần Nước Nguyên khởi hay Âm thế (deity of the Primeval water or Nether world). Dưới thời ảnh hưởng văn hóa Hindu, vị thần này được gọi dưới tên là Bawin Jata Balawang Bulau có nghĩa là “ thần nữ Jata với cửa vàng” (the feminine Jata with the golden door”). Biểu ngữ “cửa vàng” chỉ âm hộ phái nữ (the expression “golden door” is a euphemism for the female pudenda) (Hans Scharer, tr.15).

Mũi các con thuyền ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống cùng nhóm có hình miệng Rắn Nước há rộng biểu hiện bộ phận sinh dục nữ có con chim rìu biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam đâm vào trong (Ý Nghĩa Những Hình Thuyền trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Người thái cổ thờ phượng rắn là Mẹ Tạo Hóa. Trong cổ thư Ấn-Độ Aytareya Bhramana ghi ‘Sarpa Rajni, Queen of the Serpents, the mother of all that moves’ (Rắn Rajni, Vương Hậu của loài rắn, mẹ của tát cả những gì chuển động) (lưu ý Sarpa, rắn có Sa- ruột thịt với Hán Việt xà).

Những con rắn biểu tượng cho cực âm thường có mang nét âm tính đặc thù như có đuôi cuộn hình móc nước, có mầu đen, rắn nước…

Theo thái âm, con rắn cắn đuôi tạo thành hình nòng vòng tròn O ở trên có một khuôn mặt biểu tượng cho cực nòng, âm.

Ai Cập cổ có thần Ra lưỡng tính phái nên vương miện có khi diễn tả hình mặt trời (cực dương) và con rắn (cực âm).

Con rắn đi với cây hay gậy cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho cực nòng, âm (xem dưới).

-Cực dương

Những con rắn biểu tượng cho cực dương thường có mang nét dương tính đặc thù như có mào, có sừng, có mầu đỏ, rắn lửa (như hổ lửa)…

Thổ dân Úc châu có con Rắn Tổ Đầu Dương Vật (Great Phallic Headed Serpent) trong truyền thuyết sáng thế. Con rắn này có một khuôn mặt biểu tượng cho nọc, dương, cực dương.

Trong các hình vẽ trên đá của Thổ dân Mỹ châu Sống Ở Vách Đá Dựng (Cliff Dwellers) ở Nevada có hình con rắn nằm dưới mái vòm bầu trời trên có ba nọc que nhọn như ánh sáng (hình số 11) diễn tả lửa vũ trụ Càn, có một khuôn mặt biểu tượng cho cực dương.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

.Tứ Tượng

Tứ Tượng nhìn chung:

Thổ dân Úc châu Thần Tổ Rắn (Great Snake) trong truyền thuyết Rắn Cầu Vồng của vùng Port Keat, Northern Terrirory có bốn con rắn bao quanh trứng vũ trụ biểu tượng cho tứ tượng.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Một con có trứng có thể mang nghĩa sinh tạo.

-Rắn biểu tượng cho tượng Nước.

Tên rắn có nghĩa là nước thấy trong nhiều ngôn ngữ.

Ấn giáo có con rồng rắn nước naga, Phạn ngữ naga có nag- = Việt ngữ nác, nước; Anh ngữ snake có –nak = nác ruột thịt với Khmer, Lào nak, rắn; Do Thái ngữ nahash, rắn có gốc Việt ngữ na– là nước, có nah- = nác, nước; Lạc Long Quân có Lạc là dạng nam hóa của nác là nước. Rồng Lạc Long Quân có gốc là rắn nướChấn, Anh ngữ dragon có d(r)ag- = Việt ngữ cổ đác là nước [như, Darlac (Đắc Lắc là vùng hồ nước) có Dar- = Đác; Dakto có nghĩa là Nước-vú (sữa); lác đác (mưa lưa thưa liên hệ với nước)].

Tại châu Phi rắn là thần nước; ở Haiti, rắn là thần suối, mây, mưa; Aztec, Maya có rắn là thần mưa…

Theo thái âm, rắn nước, trăn nước (anaconda) không có trang trí biểu tượng cho nước.

Rắn biểu tượng cho nước có thể bằng:

.Con rắn nước cuộn hình vòng tròn

như thấy trong hình Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Yggdrasill của Bắc Âu (Nordic).

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì
Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Yggdrasill của Bắc Âu (Nordic).

Cây Tam Thế có phần vòm cây biểu tượng cho vòm vũ trụ Thượng Thế được biểu tượng bằng con chim ưng, là loài bay được trên trời mang tính lửa. Phần giữa biểu tượng cho Trung Thế tức cõi giữa nhân gian được biểu tượng bằng con hươu sừng là một loài thú bốn chân mang dương tính sống trên mặt đất. Cõi Hạ Thế là phần gốc cây biểu tượng bằng con rắn độc có lưỡi đỏ thè ra ngoài miệng như đang phun ra lửa. Trung Thế lại chia ra ba cõi: cõi trời biểu tượng bằng hình vòm cầu vồng, cõi đất dương thế gian được biểu tượng bằng ngọn núi đá nhọn đỉnh hình tháp (núi dương), hình ảnh của Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời và cõi âm, nước thế gian diễn tả bằng hồ hay biển nước được biểu tượng bằng con rắn nước (không có trang trí gì cả) ngậm đuôi tạo thành một nòng vòng tròn.

Ta thấy rất rõ ở cây Tam Thế Yggdrasill, con rắn nước đơn giản ngậm đuôi thành vòng tròn là biểu tượng cho cõi nước nhân gian trong khi con rắn độc thè lưỡi đỏ như phun ra lửa ở gốc cây biểu tượng cho Hạ Thế, Âm Thế.

.Con rắn hình sóng nước

Rắn có thân hình uốn khúc ngoằn ngoèo như khúc sông nên thường dùng biểu tượng cho nước. Việt ngữ ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo, ngo ngoe, có gốc ngo- liên hệ với Thái ngữ ngo, ngoo là rắn.

Ví dụ như con rắn hình sóng nước trong hình khắc gỗ của người Ao Naga Assam thấy ở hình trên.

.Con rắn hình chữ S

Như con rắn hình số 14 trong các hình khắc trên đá của Những Người ở Vách Đá Dựng, Nevada thấy ở trên.

-Rắn biểu tượng cho tượng Gió.

Phục Hy là người có đuôi rắn anh em với Nữ Oa dòng nước thái âm cũng có đuôi rắn.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Cả hai đều thuộc dòng nòng âm. Nhưng Phục Hy là phái nam nên có một khuôn mặt dương của âm tức thiếu âm khí gió. Tên Phục Hy có Phục biến âm với bọc, bao, túi và Hy biến âm với Hí là tiếng rít, tiếng kêu của khí gió đi qua một khe, một ống nhỏ như tiếng ngựa hí, tiếng gió rít lên.

Phục Hy là chiếc bọc, bao hơi, gió phát ra tiếng rít có mạng là ông Gió, thần gió. Cũng vì thế mà ông còn có tên là Bào Hy (Túi Hí). Rắn Gió Phục Hy thần thoại hóa thành Rồng Xanh Thanh Tinh (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên).

Rắn có một khuôn mặt thần thoại hóa bay lên trời được thành rống gió.

Rắn Lông Chim Thần Gió của Aztec là nhìn theo diện thiếu âm khí gió (lông him ở đây dùng như một tính từ. Trong khi ở dạng nòng nọc, âm dương nhất thể Chim-Rắn, Tiên Rồng, lông chim dùng diễn tả chim lửa, dương).

Rắn khi thần thoại thành rắn có cánh sẽ trở thành một thứ rồng gió.

Thần Bầu Trới Zeus Hy Lạp có một khuôn mặt rắn.

Phục Hy gốc rắn nên Dịch Phục Hy là Dịch từ sông Lạc với Lạc Đồ, Lạc Thư (lạc biến âm với nác, nước), là Dịch của ngành nòng âm, nước khác với Chu Dịch của người Hán cổ vốn gốc võ biền nghiêng về dương tính trội. Phục Hy cùng bản thế khí, gió sinh tạo, tạo hóa với Hùng Vương (cũng sinh ra từ một cái bọc) nên Dịch Phục Hy ruột thịt với Việt Dịch, Dịch Hùng Vương (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

-Rắn biểu tượng cho tượng Lửa.

Rắn biểu tượng cho tượng lửa thường là rắn mang hùng tính, lửa như có mào, có sừng, rắn lửa, hổ lửa… Cần phân biệt với rắn biểu tượng cho cực dương.

Rồng lửa hỏa long của Trung Hoa thần thoại hóa từ rắn lửa.

-Rắn biểu tượng cho tượng Đất.

Có thể là loài rắn mang tính biểu tượng cho đất thường là đất âm.

Rắn hình trôn ốc quấn quanh một ngọn núi nhìn ở diện tứ tượng có thể mang hình ảnh biểu tượng cho tượng núi đất ví dụ như núi Meru của Ấn giáo có một khuôn mặt là núi Trụ Thế Gian cũng thấy ở dạng núi có hình rắn xoắn ốc. Thành Loa của An Dương Vương hình núi có hình trôn ốc do Lạc Long Quân có cốt nguyên thủy là Rắn Nước giúp xây cất cũng mang hình ảnh núi trụ thế gian của ngành nòng nước, rắn.

Rắn biểu tượng cho tượng Đất thường được thay thế bằng loài bò sát bốn chân sống trên đất. Ở vùng đất âm có nước như đầm lầy có cá sấu thay cho rắn biểu tượng cho tượng đất. Ở vùng đất dương (khô, cao, núi) thì có thằn lằn.

Lưu Ý

Cần phải lưu tâm là đại tộc nước ứng với tượng nước còn chia ra nhiều tộc, chi tộc cũng ứng với tứ tượng của đại tộc-tượng nước nên phải phân biệt có thêm các biểu tượng chi, tộc rắn nước-nước, rắn nước-lửa, rắn nước-gió, rắn nước-đất với rắn biểu tượng cho tượng Nước trong tứ tượng nói chung.

.Rắn biểu tượng cho Tam Thế, Vũ Trụ, Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Tứ tượng nòng nọc, âm dương liên tác sinh ra vũ trụ muôn sinh gồm Tam Thế biểu tượng bằng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Trong các hình khắc trên đá của tộc thổ dân Mỹ châu, Những Người ở Vách Đá Dựng (Cliff Dwellers) ở Nevada đã nói ở trên, có hình con rắn ở bên một cây (hình 17). Đây là hình rắn và Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống), rắn mang biểu tượng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Nhìn dưới từng thế riêng rẽ, ta thấy:

.Ở cõi trên Thượng Thế, rắn mang tính sinh tạo, tạo hóa.

Ví dụ như như rắn sinh ra trứng vũ trụ ở trên.

.Ở Cõi Trung Thế, cõi nhân gian

Rắn biểu tượng cho vùng đất âm, vùng nước thế gian cũng biểu tượng bằng hình con rắn nước như thấy trong hình Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Yggdrasill của Bắc Âu (Nordic) ở trên.

.Ở cõi âm Hạ Thế

Có thể biểu tượng bằng nột con rắn độc như thấy ở cây Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của người Nordic ở trên.

Như đã nói ở trên người Ngaju Dayak có con Rắn Nước thần kỳ biểu tượng cho cõi nước, cõi âm, nguyên thủy có tên là Tampon (trong ngôn ngữ Hindu-Javanese gọi là naga).

Hình mandala của Diêm Vương Yama Tây Tạng có con trâu và 9 con rắn (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

.Trục Thế Giới

Rắn cũng mang hình ảnh Trục Thế Giới như đã nói ở trên núi Meru của Ấn giáo có một dạng là núi có hình rắn quấn quanh. Như đã biết núi Meru có một khuôn mặt là núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới. Nhìn dưới diện này, rắn có một khuôn mặt Trục Thế Giới.

.Sinh, Tử, Tái Sinh

Như đã nói ở trên “Ouroboros (Hy-lạp) hay Oroboros là một biểu hiệu cổ miêu tả một con rắn cắn đuôi của chính nó và tạo thành một vòng tròn. Vòng tròn này tượng trưng cho đời người và tái sinh, dẫn đến bất tử”.

Rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho nước mà nước là mẹ đời, sự sống nên rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho sự sống.

Tại đền Canaanite ở Bethsham, Cận Đông có đào được một lò đốt hương trên mặt có trang trí hai con rắn nổi biểu tượng cho đời sống và tái sinh vào khoảng thế kỷ 13 Trước Tây Lịch hiện để tại Israel Department of Antiquities, Jesuralem.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Rắn liên hệ với chết, cõi âm.

Trong thần thoại của nhiều nền văn hóa, rắn thường được liên kết với nỗi chết, cõi âm.

Rắn là biểu hiệu cho Satan trong bộ Kinh Tân Ước.

.Con người.

Cây Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) sinh ra con người đầu tiên của nhân loại. Theo duy âm ngành rắn là Người Nguyên Khởi, Mẹ Đời, Thần Tổ Nữ. Đây chính là hình người đứng giơ hai tay lên đầu trong hình Rắn Cầu Vồng của thổ dân Úc châu ở trên.

Phục Hy và Nữ Oa có đuôi rắn đã nói ở trên là Thần Tổ loài người nói chung.

Có rất nhiều truyền thuyết trứng rắn nở ra người, rắn phủ đàn bà đẻ ra các vị thần nhân, ở Việt Nam có Linh Lang Đại Vương được thờ ở đền Voi Phục Hà Nội giống như trường hợp Hán Cao Tổ Lưu Bang.

RẮN DƯỚI DIỆN LƯỠNG HỢP RẮN CHIM.

Rắn mang âm tính, nước cũng thường đi cặp với chim mang dương tính, lửa dưới dạng lưỡng hợp đại vũ trụ thái âm với thái dương ở cõi tạo hóa.

Đây chính là cốt lõi nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt nói riêng và của Bách Việt nói chung.

Chúng ta có tộc và địa danh Việt Thường. Nếu hiểu theo nghĩa cốt lõi văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng thì Việt là rìu, nọc, chim, chim Việt. Thường biến âm với Thuồng, Thằn, Trăn là Rắn. Tên Việt Thường mang một nghĩa Chim-Rắn, Tiên Rồng.

Nhưng bằng chứng cụ thể nhất là trong sử đồng Đông Sơn. Như đã nói ở trên, trên trống đồng còn ghi khắc lại sự lưỡng hợp này thấy ở đầu mũi thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống cùng nhóm. Trên các trống muộn hơn có dạng lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng đầu thuyền Rắn Nước đuôi thuyền đầu chim Cắt Lửa như ở trống Sông Đà (Ý Nghĩa Hình Thuyền, Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Dạng lưỡng hợp này cũng thấy ở các tộc khác của Bách Việt như qua

.Thuyền vong Rắn Nước và thuyền Chim Cắt của người Dayak .

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

. Nhà nọc và nhà nòng của người Dayak

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì
Nhà nòng Rắn nước Dayak.

Nhà nòng có mái hình rắn nuớc quay đầu về phía tay trái, âm. Có cờ hình túi âm đạo. Bên phải trên có chiếc dù biểu tượng cho khí gió thiều âm và dưới có hình lưới cá biểu tượng cho nước thái âm. Căn nhà rắn nước này biểu tượng cho nòng âm, nước, cõi âm, cực âm.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì
Nhà nọc chim Cắt Dayak.

Nhà nọc có mái hình chim cắt lửa quay đầu về phía tay phải dương. Có cờ hình lọng đầu dương vật. Căn nhà chim cắt lửa này biểu tượng cho nọc, dương, lửa, cõi dương, cực dương.

.Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Tam Thế của Dayak.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Dayak cũng có dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương rắn nước chim cắt.

Ngoài ra dạng lưỡng hợp Chim-Rắn này cũng thấy trong nhiều nên văn hóa theo hay bị ảnh hưởng của Vũ Trụ giáo như

.Ai Cập cổ

Ai Cập cổ có hai vùng là Ai Cập Thượng ở vùng núi cao phía nguồn sông Nile có biểu tượng là con chim kên kên mang dương tính lửa và Ai Cập Hạ ở vùng châu thổ sông Nile, sát Địa Trung Hải có biểu tượng là con rắn hổ mang.

.Maya Mỹ châu

Maya có con Rắn-Chim tên Kukulcan (Kukulcan là tiếng Việt, Kuku- = chim cúc cu, -can = chăn, trăn) cũng ở dạng ngậm đuôi tạo thành nòng vòng tròn O.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Kukulcan

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Kukulcan dùng làm vòng “gôn” trong trò chơi bóng của Maya cổ, ở Chichen Itzá (ảnh của tác giả chụp từ một poster).

Họ thuộc dòng nòng, âm Khôn, một thứ Nòng Việt có tiếng nói liên hệ với Nam Đảo (Bình Nguyên Lộc), với tiếng Việt (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt của tác giả). Gần đây phân tích DNA cho thấy Maya ruột thịt với dân Việt Nam.

.RẮN DƯỚI DIỆN LƯỠNG HỢP RẮN-CÂY, RẮN- GẬY.

Rắn cũng thường thấy đi với cây dưới hình thức quấn quanh cây.

Cây là nọc, cọc, dương vì thế rắn quấn quanh cây có một khuôn mặt là nòng nọc, âm dương giao phối, lưỡng hợp. Cũng nên biết với nghĩa nọc, đực dương, cây, nọc liên hệ với chim biểu tượng cho dương, nọc. Thái ngữ nok, chim chính là Việt ngữ nọc.

Trong Ấn giáo rắn Ananta nằm cuộn tròn ở chân trục vũ trụ để giữ cho vũ trụ được cân bằng. Nhìn theo nòng nọc, âm dương ta thấy rõ trục vũ trụ là nọc, dương, con rắn là nòng âm. Phải có nòng nọc, âm dương giao hòa thì vũ trụ mới cân bằng được.

Con rắn quấn quanh cây trong vườn địa đàng của Thiên Chúa giáo cũng phải hiểu theo một nghĩa nòng nọc, âm dương giao hòa, lưỡng hợp.

2 con rắn quấn vào nhau gọi là gì

Lưu ý bà Eva có cái lá đa Việt Nam!

Biểu tượng y học Tây phương caduceus là con rắn quấn quanh cây gậy vốn nguyên thủy mang nghĩa nòng nọc, âm dương, trăng trời từ ngàn xưa ở các nền văn hóa cổ xưa Assyria, Hittite và Phoenix. Y học liên hệ với sinh tử nằm trong vũ trụ thuyết của Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo nên cũng dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương. Tây Y và Đông Y đều dựa trên nguyên lý sống chết nòng nọc, âm dương (xem Biểu Tượng Y Học).

NHỮNG BIỂU TƯỢNG RẮN CHÍNH TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.

Như đã biết cốt lõi của văn hóa Việt là Chim-Rắn, Tiên Rồng. Vì thế rắn có một khuôn mặt chính yếu trong văn hóa Việt ở phía nòng âm Lạc Việt.

Ở cõi vũ trụ sinh tạo, tạo hóa, rắn có một khuôn mặt tạo hóa phía nòng âm qua khuôn mặt Thần Nông. Theo duy âm Thần Nông có khuôn mặt Rắn Nước vũ trụ Thần (Nông) mang tính chủ lưỡng hợp dưới dạng đại vũ trụ thái âm-thái dương với chim cắi lửa vũ trụ Viêm (Đế)

Ở cõi trời thế gian rắn có một khuôn mặt sinh tạo cõi thế gian qua khuôn mặt rắn thiếu âm khí gió Long Nữ (Thần Long). Long là dạng thần thoại của rắn có thể bay được lên trời (rắn chim). Thiếu âm Rắn Gió Long Nữ hôn phối với thiếu dương Lửa Đất Kì Dương Vương dưới dạng tiểu vũ trụ thiếu âm, thiếu dương.

Ở cõi đất thế gian, Rắn Nước thần thoại hóa thành Rồng Nước Lạc Long. Rắn có một khuôn mặt sinh tạo cõi nước cõi âm qua khuôn mặt Lạc Long Quân. Lạc Long Quân có khuôn mặt là Long Vương cai trị vùng nước, đất âm và cõi âm (có thủy phủ ở vịnh Hạ Long).

Ngoài ra rắn (và các khuôn mặt muộn thần thoại sau này là

Rồng, thuồng luồng, long, giao long) thấy rất nhiều trong truyền thuyết và cổ sử Việt. Chỉ xin nêu ra một vài ví dụ như

. Thờ phượng rắn

Trước đây người Việt thờ rắn.

.Trang phục cổ truyền:

./Khăn

Phần linh thiêng nhất dành cho vật tổ là các trang phục đầu. Phụ nữ Việt Nam ở miền Bắc ngày nay còn vấn tóc, vấn khăn. Vấn tóc của phụ nữ Việt có hai cách: vấn tóc trần, tóc vấn lại rồi quấn trên đầu như con rắn cuộn khúc. Cách thứ hai, rõ hơn, là dùng cái độn khăn. Cái độn khăn chính là hình ảnh con rắn. Những người phụ nữ Việt vấn khăn là hình ảnh của đứa con chính huyết, chính thống của dòng Rắn, dòng Nước.

./Thắt lưng

Phụ nữ Bắc Việt ngày nay còn thắt cái dải thắt lưng (đôi khi gọi là ruột tượng). Trong các lễ rước, đàn ông thường thắt lưng điều, ví dụ như những người bưng thau quả trong đám cưới. Thầy mo Mường ngày nay cũng mặc đồ đen thắt lưng vải điều. Nhiều khảo cổ vật tìm thấy ở Hà Tây, Hải Phòng, Thanh Hóa thấy hình người có thắt lưng to bản thêu vẽ công phu, thả múi dài cả phía trước lẫn phía sau (Lê Văn Lan, Đời sống vật chất và tinh thần thời Hùng Vương, t.III, tr.237). Dải dây lưng có một khuôn mặt là rắn nước. Việt ngữ cổ dải có nghĩa là con rắn nước.

Thắt lưng trơn biểu tượng cho rắn hay trăn của dòng Nòng Trăn nước.

./Xà tích

Thêm vào dải thắt lưng nhiều khi còn đeo theo sợi dây xà tích bằng bạc có gắn nhiều thứ lặt vặt như cái cối giã trầu, ống vôi, cái nhíp… Tại sao gọi là xà tích? Đây chính là bí tích của dòng họ nhà xà, rắn, trăn nước Thần Nông. Đây là sợi dây rắn thiêng liêng của dòng Rắn, trăn nước, từ ngàn xưa lưu truyền lại cho con gái, từ đời này qua đời kia.

Chứng tích dây rắn xà tích này còn thấy rõ trong cổ sử

người Hà Di Ainu. Đây là sợi dây bí mật cột quanh người như dây lưng nhưng dấu kín dưới trang phục. Sợi dây này ngày nay gọi là upshoro hay upsoro kut. Từ kut chính là Việt ngữ cột, tên cổ gọi là a-eshimmukep (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Đây chính là dây dòng “xà tích” của chúng ta.

Dĩ nhiên còn nhiều nữa.

Kết Luận

Rắn là một biểu tượng tín ngưỡng thấy trong mọi nền văn hóa thế giới. Trong Vũ Trụ giáo, rắn là biểu tượng của ngành nòng âm mang trọn vẹn ý nghĩa theo Vũ Trụ Tạo Sinh.

Văn hóa Việt nói riêng và văn hóa Bách Việt nói chung có cốt lõi dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng nên rắn là một biểu tượng và vật tổ tối quan trọng phía nòng âm. Hình ảnh rắn còn thấy rất rõ và rất nhiều trong sử miệng (truyền thuyết), Việt), sử sách (cổ sử Việt) và sử đồng Đông Sơn. Khuôn mặt Rắn của Thần Nông và Lạc Long Quân mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo.

như đã nói ở trên, Lạc Long Quân có cốt nguyên thủy là con rắn nước đội lốt Rắn Nước cõi vũ trụ Thần Nông đẻ ra trứng vũ trụ nên Lạc Long Quân cũng có DNA sinh ra trứng thế gian. Vì thế mà Rắn Lạc Long Quân là cha của Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng do Âu Cơ sinh ra.

Theo dòng thời gian, muộn về sau này, rắn thần thoại hóa thành thuồng luồng, naga, rồng, long. Rắn cũng được thay thế bởi cá sấu, thằn lằn.

2 con rắn quấn nhau gọi là gì?

Đáp án: Xà kép.

Tại sao con rắn là biểu tượng của ngành y?

Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Về sau này, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định lấy hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện trong Y học. Rắn cũng xuất hiện trong biểu tượng của ngành dược.

Tại sao Logo của WHO là con rắn?

3/4 hình tròn màu xanh đậm, màu chủ đạo của logo, thể hiện sự bình an, tin cậy. "Con rắn quấn quanh cây gậy" là biểu tượng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận trên toàn cầu. Hình ảnh này xuất phát từ truyền thuyết con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape, vốn được coi là ông tổ của ngành y.

Biểu tượng được có ý nghĩa gì?

Biểu tượng của ngành dược là hình tượng cái bát có chân, có một con rắn quấn từ dưới chân lên tới miệng bát, chính là xuất phát từ truyền thuyết này của Hy Lạp cổ đại. Cái bát là bát đựng thuốc của Công chúa Hygie. Con rắn tượng trưng cho sự khôn ngoan và thận trọng.