100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022

100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022

Chiếc VF8 đầu tiên "xuất xưởng" đến tay khách hàng

Ngày 10-9, tại Nhà máy VinFast Hải Phòng đã diễn ra buổi lễ bàn giao 100 ô tô điện VF8 đầu tiên cho những người đặt cọc sớm nhất. 

Sự kiện đánh dấu bước tiến lịch sử của hãng này khi lần đầu tiên có sản phẩm xe điện thông minh toàn cầu xuất xưởng.

Lễ bàn giao xe VF8 với chủ đề Khởi đầu của Tương lai - The Future is Now được tổ chức tại Nhà máy VinFast Hải Phòng với sự tham gia của các khách hàng tiên phong - VinFirst, những người đầu tiên được nhận VF8.

Sau buổi lễ bàn giao xe tại Việt Nam, VinFast sẽ xuất khẩu lô xe VF8 đầu tiên với số lượng khoảng 5.000 chiếc tới thị trường Mỹ, Canada và châu Âu vào đầu tháng 11 năm nay. Những khách hàng quốc tế đầu tiên của VinFast có thể được nhận xe vào tháng 12-2022.

Bà Lê Thị Thu Thủy - phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm tổng giám đốc VinFast toàn cầu - cho biết những ngày sắp tới, hơn 65.000 khách hàng VinFirst trên khắp thế giới cũng sẽ được nhận những chiếc VF8.

100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022

100 khách hàng đầu tiên nhận bàn giao xe trong ngày 10-9 tại nhà máy sản xuất ở Hải Phòng

Theo nhà sản xuất, VinFast VF8 là mẫu xe điện thông minh toàn cầu, thuộc phân khúc SUV cỡ D, với thiết kế 5 chỗ ngồi, kích thước tổng thể các chiều dài, rộng, cao lần lượt là 4.750 x 1.934 x 1.667 (mm).

Xe được trang bị hệ thống trợ lái nâng cao (ADAS) với loạt tính năng tiên tiến như hỗ trợ lái trên đường cao tốc, tự động chuyển làn, hỗ trợ đỗ xe thông minh, triệu tập xe thông minh, hỗ trợ đỗ xe từ xa… 

Ngoài ra, bộ ứng dụng tiện ích và giải trí thông minh (Smart Services) với các tính năng điều khiển và tương tác với xe thông qua giọng nói; quản lý xe từ xa qua ứng dụng VinFast; mua sắm trực tuyến, chơi trò chơi điện tử trên màn hình xe đồng bộ với điện thoại… cũng mang đến trải nghiệm đẳng cấp, ấn tượng cho người dùng.

VinFast VF8 có hai phiên bản gồm Eco và Plus, trong đó phiên bản VF8 Eco được trang bị động cơ điện có công suất tối đa 260kW, mô-men xoắn cực đại 500Nm, pin có khả năng di chuyển tới 420km sau mỗi lần sạc đầy (theo tiêu chuẩn WLTP). 

Phiên bản VF8 Plus được trang bị động cơ điện công suất tối đa 300kW, mô-men xoắn cực đại 620Nm, pin có khả năng di chuyển tới 400km sau mỗi lần sạc đầy (theo tiêu chuẩn WLTP).

100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022

VinFast VF8 gây ấn tượng bởi khả năng tăng tốc, vận hành êm ái

Ưu điểm tuyệt đối của động cơ điện so với động cơ đốt trong ở khả năng đạt mô-men xoắn cực đại tức thời giúp VinFast VF8 tăng tốc ấn tượng, vận hành êm ái.

Từ ngày 1-9, VinFast chính thức cung cấp thêm lựa chọn mua xe kèm pin, bên cạnh lựa chọn thuê pin, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe bị rung giật khi chạy chậm, khi nổ máy, khi tăng tốc, rung lắc khi chạy…

  • Kiểm tra, xác định vị trí gây rung xe ô tô
  • Nguyên nhân xe bị rung giật và cách khắc phục
    • Rung giật ở động cơ
    • Rung lắc ở trục xe
    • Rung giật khi phanh
    • Rung ở trục bánh xe
    • Rung lắc ở lốp xe

Kiểm tra, xác định vị trí gây rung xe ô tô


Các bộ phận như động cơ, trục xe, hệ thống phanh, ổ trục bánh xe, lốp xe… khi xảy ra trục trặc đều có thể khiến xe ô tô bị hiện tượng rung giật, rung lắc. Vì thế để tìm được chính xác lý do, từ đó có thể khắc phục triệt để cần kiểm tra xem nguồn gốc khiến động cơ bị rung ở đâu, ở khu vực khoang máy, trục xe ở dưới gầm, hệ thống phanh, khu vực bánh xe hay lốp xe. Việc này sẽ khoanh vùng giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hơn.


Rung giật ở động cơ

Ô tô bị rung giật do động cơ thông thường sẽ vì buồng đốt không được cung cấp đủ không khí, không đủ nhiên liệu, hoặc hệ thống đánh lửa bị trục trặc. Điều này khiến quá trình đánh lửa động cơ xảy ra vấn đề, dẫn đến tình trạng nhiên liệu không cháy hết hay động cơ bị bỏ máy.

Máy ô tô bị rung do động cơ thường có các biểu hiện sau:

  • Xe bị rung khi nổ máy
  • Xe bị rung khi chạy chậm
  • Xe bị rung giật khi tăng tốc
  • Xe bị rung khi chạy ở một tốc độ nhất định, bị rung thành từng nhịp, bị rung khi chạy chậm
  • Xe khởi động và chạy ổn định nhưng sau một khoảng thời gian bắt đầu rung

Các biểu hiện trên thường đi kèm với nhiều biểu hiện khác như xe khó nổ máy, xe dễ chết máy, xe bị oà ga, xe bị hao xăng

100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022
Xe bị rung khi nổ máy, khi chạy chậm, khi tăng tốc… thường do trục trặc ở hệ thống động cơ

Các nguyên nhân xe ô tô bị rung do động cơ gặp vấn đề thường là:

  • Bugi, hệ thống đánh lửa (bô bin đánh lửa) gặp vấn đề
  • Kim phun, hệ thống phun nhiên liệu (bơm xăng/bơm cao áp, lọc xăng/dầu) gặp vấn đề
  • Lọc gió động cơ bị bẩn
  • Các loại cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến oxy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến bướm ga… bị lỗi
  • Bướm ga, họng hút bị bẩn
  • Cao su chân máy, cao su chân hộp số bị hỏng

Cần kiểm tra chi tiết từng bộ phận tìm rõ nguyên nhân để xử lý triệt để.

Rung lắc ở trục xe

Xe ô tô bị rung lắc khi chạy có thể do hệ thống trục xe gặp vấn đề. Nguyên nhân phổ biến là do lỗi trục các đăng. Khi này xe rung lên theo tốc độ lái, vận tốc càng cao xe rung lắc càng mạnh. Lỗi trục các đăng thường gặp ở xe dùng hệ dẫn động cầu sau và dẫn động 4 bánh. Trục các đăng có thể bị cong vênh do va chạm, dẫn đến ô tô bị rung lắc nhiều khi chạy, nhất là khi bị dằn xóc.

Nếu xe bị lỗi trục các đăng thường sẽ phải thay bi chữ thập hoặc cân bằng động lại. Nếu hiện tượng xe bị rung giật vẫn không hết thì phải thay trục các đăng mới. Giá thay trục các đăng khoảng từ vài chục triệu đồng tuỳ theo loại xe.

Xem thêm:

  • Khi nào thay dầu ô tô?
  • Khi thay dầu có cần thay lọc dầu ô tô không?
  • Những dấu hiệu cần thay dây curoa cam ô tô ngay
100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022
Xe ô tô bị rung lắc khi chạy có thể do hệ thống trục xe gặp vấn đề

Nếu lớp vỏ bọc khớp nối đồng tốc ở cuối trục các đăng bị rách, bung ra, bám bùn đất, bụi bẩn sẽ có thể khiến khớp bị kẹt, gây ra rung lắc. Đối với xe dẫn động cầu trước, khớp động bị hỏng thì gần như phải thay thế toàn bộ trục truyền động.

Rung giật khi phanh

Nếu xe ô tô bị rung khi đạp phanh thì đa phần là do hệ thống phanh ô tô bị lỗi. Nguyên nhân phổ biến do đĩa phanh, má phanh bị mòn hay bị cong vênh do chịu tác động ngoại lực. Khi đạp phanh, má phanh kẹp vào đĩa do bị mòn hoặc cong vênh nên lực bám không đều so với các bánh xe khác dẫn đến tình trạng xe bị rung giật.

Khi bị lỗi này nên kiểm tra kỹ hệ thống phanh xem đĩa phanh, má phanh có mòn hay cong vênh không. Nếu có nên sớm thay mới.

Xem thêm:

  • Những lý do khiến xe bị nóng máy
  • Nguyên nhân xe bị hụt ga
  • Làm gì khi xe bị chảy dầu dưới gầm
100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022
Má phanh, đĩa phanh bị mòn hay cong vênh sẽ khiến xe ô tô bị rung khi đạp phanh

Xe bị rung khi phanh cũng có thể do hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động. Vì nguyên lý của ABS là nhấp – nhả phanh liên tục để chống bó cứng nên xe thường bị rung khi phanh gấp. Đây tình trạng bình thường.

Rung ở trục bánh xe

Vòng bi bánh xe bị lỏng, hư hỏng có thể khiến xe bị rung lắc, nhất là khi chạy tốc độ cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô bị rung vô lăng. Vòng bi thường rất bền nhưng nếu bị va đập mạnh có thể vỡ làm xe đi có bị rung “phập phập”, lúc lên lúc xuống, để lâu rất nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Đèn Check Engine có ý nghĩa gì?
  • Nguyên nhân xe bị vòng tua máy cao
  • Cách xử lý xe bị áp suất dầu cao
100 bánh xe khởi động hàng đầu năm 2022
Vòng bi bánh xe bị lỏng, hư hỏng có thể khiến xe bị rung lắc

Rô tuyn hay khớp cầu bị trục trặc cũng có thể khiến bánh xe rung, dẫn đến xe bị rung. Các khớp càng mòn thì xe sẽ càng nhấp nhô. Ngoài ra xe bị rung vô lăng cũng có thể do thanh chống, hệ thống giảm xóc, thanh buộc… gặp vấn đề. Cần kiểm tra kỹ tìm nguyên nhân để khắc phục triệt để.

Rung lắc ở lốp xe

Xe ô tô đi bị rung cũng có thể do lốp xe gặp vấn đề. Thường gặp nhất là lốp xe quá mòn, lốp xe mòn không đều. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, lốp ô tô nên thay sau 5 năm kể từ ngày sản xuất lốp. Nếu sau 5 năm, tình trạng lốp vẫn tốt có thể tiếp tục sử dụng nhưng cần kiểm tra định kỳ hàng năm và không sử dụng quá 10 năm. Để tránh tình trạng lốp xe ô tô mòn không đều nên đảo lốp định kỳ 6 tháng/lần hoặc sau mỗi 7.000 – 12.000 km tuỳ theo loại lốp.

Bên cạnh đó xe bị rung cũng có thể do lốp xe không được cân bằng. Bởi trong quá trình gia công chế tạo độ chính xác không thể tuyệt đối. Do đó để khắc phục điều này, mâm lốp cần được cân bằng bằng cách lắp thêm các miếng sắt hoặc chì. Nếu nghi ngờ xe rung do vấn đề ở mâm lốp nên tiến hành kiểm tra lại.

Minh Dương