0tp là gì

Mã OTP được sử dụng là mật khẩu dùng một lần trong các giao dịch online. Với các giao dịch được thực hiện thông qua trang thương mại điện tử, các nhu cầu khác nhau được đáp ứng. Tuy nhiên, các quyền lợi hay nghĩa vụ cũng có thể không được bảo đảm thực hiện đúng. Khi mật khẩu này không bảo đảm được chức năng bảo mật của nó. Thông thường, các lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp thường gắn với giá trị vật chất. Do đó cần có những hiểu biết về mã OTP và các chức năng, nhằm đảm bảo quyền lợi liên quan.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mã OTP là gì?
      • 1.0.1 Tầm quan trọng. 
      • 1.0.2 Tính chất thời gian. 
      • 1.0.3 Chức năng của mã OTP.
  • 2 2. Cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?
      • 2.0.1 Đánh cắp lợi ích vật chất hoặc thông tin bảo mật. 
      • 2.0.2 Chiêu thức 1: Giả mạo nhân viên ngân hàng:
      • 2.0.3 Chiêu thức 2: Giả mạo cơ quan chức năng:
      • 2.0.4 Chiêu thức 3: Giả mạo là người thân, bạn bè:

OTP chính là viết tắt của One Time Password – mật khẩu dùng 1 lần. Được sử dụng làm mật khẩu cho tính chất bảo mật khi tham gia vào giao dịch. Bên cạnh những mật khẩu cố định mà người dùng đang sử dụng. Đây chính là mã xác thực gồm các dãy số hoặc ký tự được ngân hàng tạo ra. Cung cấp đến khách hàng khi họ muốn thực hiện một giao dịch trên thực tế. Mã xác thực này đóng vai trò như một lớp bảo mật, hay ý chí phản ánh của khách hàng trong mong muốn tiến hành giao dịch. Bên cạnh mật khẩu mặc định cho các thông tin liên quan của họ.

Mật khẩu dùng 1 lần thể hiện chức năng xác nhận một lần. Thường kéo dài trong một vài phút, đảm bảo cho người dùng có thể thực hiện những xác minh cần thiết để giao dịch được tiến hành. Nó là một đoạn mã bảo mật do hệ thống của ngân hàng hoặc những bên cung cấp dịch vụ gửi tới số điện thoại di động hoặc email của khách hàng. Tức là phản ánh sự trao đổi thông tin cần thiết đến những trang sở hữu cá nhân của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải xác thực giao dịch.

Tầm quan trọng. 

Các quyền lợi hay nghĩa vụ có thể ràng buộc ngay khi giao dịch được xác lập. Thường liên quan trực tiếp đến các giá trị vật chất gắn với sở hữu của khách hàng. OTP thường chỉ có hiệu lực trong 3 – 5 phút và chỉ gửi đích danh đến khách hàng. Khi các ý chí phản ánh trong nhu cầu muốn thực hiện giao dịch hoặc nhu cầu cụ thể. Tác động trực tiếp đến việc nắm bắt thông tin quan trọng mà khách hàng muốn bảo mật. Hoặc các lợi ích vật chất được ngân hàng quản lý.

Bên cạnh những tiện ích có thể thực hiện thông qua kích chuột. Những rủi ro cũng có thể xảy ra nếu kẻ xấu biết được mà OTP của khách hàng. Những lợi ích hay thông tin có thể không đảm bảo nhu cầu bảo mật. Cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến mất giá trị vật chất nhất định. Do đó tính chất bảo mật đặt ra với những mật khẩu là vô cùng quan trọng. Trong đó, mỗi người cần có quản lý hiệu quả với những lợi ích cá nhân của mình.

Tính chất thời gian. 

Mã OTP thường chỉ dùng duy nhất 1 lần khi bạn thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến. Nó được thay đổi khác khi giao dịch khác được tiến hành. Hoặc thay đổi khi hiệu lực về thời gian kết thúc. Nó được xem là lớp bảo vệ cuối cùng trước khi bạn xác nhận hình thức giao dịch của mình. Nếu thực hiện bước này, đầy đủ các yếu tố giúp ngân hàng hiểu được ý chí của bạn. Do đó với quyền lợi của mình, khách hàng phải đảm bảo các lợi ích cho mình. Cũng như ngăn chặn hành vi hay ý đồ xấu có thể xảy ra.

Với các mật khẩu bảo mật bước đầu, khách hàng có thể thực hiện các bước về sau. Để giao dịch được thực hiện, bạn cần nhập đúng mã OTP cho bước cuối cùng. Khi đó, các thông tin được mở ra hoặc giao dịch được thực hiện. Nếu nhập sai hoặc không nhập kịp mã OTP để xác nhận giao dịch, bạn cần tiến hành lại các bước để lấy lại mã. Cũng như đảm bảo tính chất thời gian hay số lần nhập theo quy định của bên cung cấp.

Chức năng của mã OTP.

Nâng tính bảo mật với một lớp xác nhận của một dãy chữ số theo yêu cầu. Bên cạnh những yêu cầu xác nhận ở các bước, mang đến phản ánh ý chí của khách hàng. Đảm bảo cho các lớp bảo mật từ vòng ngoài đến vòng trong, và lập ra lớp bảo mật cuối cùng. Thực hiện với các dịch vụ thanh toán online hoặc dịch vụ ngân hàng điện tử. Với tính chất phổ biến thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

Thường được cung cấp cho số thuê bao hay email của người dùng. Giảm thiểu tối đa tình trạng rủi ro do hacker, lộ thông tin tài khoản. Bởi đây là lớp bảo mật có thời gian hiệu lực ngắn. Chỉ phù hợp cho khách hàng khi trực tiếp sở hữu tài khoản của mình. Cũng như xây dựng tính cung cấp đến đúng đối tượng có quyền lợi và nhu cầu.

Giúp người dùng an tâm hơn trong mỗi lần giao dịch trực tuyến. Bởi những bảo mật cần thiết giúp ngân hàng đảm bảo cho người dùng. Gắn liền với các lợi ích của họ trong sở hữu. Các quyền lợi cần được đặt ra bên cạnh tính tiện lợi và hiệu quả của sử dụng thanh toán điện tử.

2. Cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?

Mã OTP là cách thức để khách hàng phản ánh nhu cầu cá nhân của mình. Thường gắn với các thông tin hay lợi ích trực tiếp. Khi đó, tính bảo mật được đặt ra. Nếu mã OTP được cung cấp cho người khác, tính bảo mật sẽ không được đảm bảo, các lợi ích không được đảm bảo. Bên cạnh các ý đồ xấu được thực hiện có thể mang đến những nghĩa vụ, rủi ro cho người đứng tên trên tài khoản. Do đó, không nên cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai khác. Bởi rất khó để chứng minh bạn hay người khác thực hiện hoạt động đó. Lợi ích của bạn đang được thực hiện hay đang bị đe dọa.

Với các trường hợp cung cấp mã OTP cho người khác, cần xem xét độ tin tưởng và xác nhận tính chất tin tưởng đó. Bằng các thông tin và bằng chứng ghi lại cho thấy hành vi của người thực hiện. Cũng như tính chất ủy quyền cho những hoạt động đó. Để đảm bảo rằng các quyền lợi vẫn đang được thực hiện theo nhu cầu và phản ánh ý chí của bạn. Tuy nhiên, các ngân hàng đều khuyến cáo rằng bạn không nên cung cấp mã OTP cho người khác với bất kỳ hình thức nào.

Đánh cắp lợi ích vật chất hoặc thông tin bảo mật. 

Mã OTP được cung cấp từ 3 đến 5 phút. Trong khi các đối tượng xấu có thể tận dung khoảng thời gian này để đánh cắp các bảo mật của bạn. Bởi, họ có thể dùng mã này để truy cập vào hệ thống của bạn, đánh cắp thông tin và tài sản. Ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất bảo mật của thông tin, tài liệu quan trọng. Hay các tài sản được ngân hàng quản lý và giao dịch được thực hiện trực tiếp trên các tài sản đó. Bởi các cú click chuột được thực hiện. Do đó quyền lợi rất khó được đảm bảo trước thủ đoạn tinh vi.

Mã OTP được tạo ra từ các chuỗi ký tự hoặc chữ số ngẫu nhiên. Là mật khẩu được tổ chức quản lý cung cấp cho khách hàng. Bạn thường nhận mã xác thực này khi thực hiện các giao dịch thanh toán online hay xác minh đăng nhập,… Tức là những nhu cầu phản ánh cho tính phản ánh đồng ý giao dịch. Mã OTP sẽ đóng vai trò là lớp bảo vệ cuối cùng cho tài khoản của bạn sau khi bạn đã đăng nhập thành công bằng mật khẩu mà bạn luôn ghi nhớ. Vì vậy, bạn phải luôn “nằm lòng” OTP cũng là một mật khẩu và tuyệt đối không cung cấp mã OTP của bạn cho bất kỳ ai vì bất kỳ lý do gì.

Thông thường, khi những thông tin về mật khẩu của bạn có thể bị đánh cắp. Kẻ xấu có thể đăng nhập vào tài khoản hay trang của bạn. Khi đó, nếu muốn thực hiện các nhu cầu xấu, chúng bắt buộc phải có được mã OTP để giao dịch được diễn ra. Trong trường hợp có người gọi điện thoại, sẽ lấy những lý do hợp pháp để yêu cầu bạn cung cấp thông tin. Đề nghị khách hàng đọc mật khẩu dùng 1 lần, hoặc khách hàng không sử dụng tài khoản Internet Banking, mà nhận được mật khẩu dùng 1 lần, thì cần kiểm tra cẩn thận.

Các chiêu thức thực hiện trên thực tế rất đa dạng. Nhìn chung đều mang đến những tình huống khẩn cấp, đánh vào tâm lý thiếu hiểu biết của khách hàng. Từ đó lấy được thông tin cần thiết ăn cắp lợi ích vật chất. Hoặc tìm cách lừa đảo để lấy được lợi ích vật chất khi thông qua những gì đánh cắp được.

Chiêu thức 1: Giả mạo nhân viên ngân hàng:

Với ngân hàng là bên cung cấp các dịch vu cho quản lý tài khoản và dòng tiền. Do đó việc phát sinh các vấn đề có thể mang đến những hoang mang và tin tưởng của khách hàng. Từ đó khách hàng phối hợp giải quyết vô hình chung đang mắc bẫy lừa đảo. Trong đó phổ biến là yêu cầu cung cấp mã OTP để nhận khoản tiền đang treo trên tài khoản. Và  việc cung cấp mã sẽ giúp bạn xác nhận và hoàn tất thủ tục cần thiết.

Cùng với chiêu thức ấy, các lợi ích từ trên trời rơi xuống có thể được đặt ra. Hay các giải thưởng lớn được một bên nào đó trao tặng, nhân một dịp nào đó. Và việc cung cấp mã OTP giúp cho bạn xác thực nhận giải thưởng.

Chiêu thức 2: Giả mạo cơ quan chức năng:

Thường sẽ dính đến các quyền lợi hay nghĩa vụ của chủ tài khoản chưa được bảo đảm. Người không am hiểu pháp luật thường thấy lo lắng khi nhắc đến công an hay tòa án. Do đó khi những thông tin chưa được thể hiện cụ thể, chưa được kiểm chứng thì đã thực hiện theo các yêu cầu mà đối tượng đưa ra. Họ có thể yêu cầu bạn chuyển tiền vào một tài khoản khác để giữ. Hoặc cung cấp mã để niêm phong tài khoản. Nhưng thông tin vô lý những thường xuyên xảy ra.

Chiêu thức 3: Giả mạo là người thân, bạn bè:

Với các niềm tin dành cho người thân quen. Các thông tin có thể được dễ dàng trao đổi mà không có sự nghi ngờ nhất định. Chiêu thức này cũng thường được sử dụng. Chúng có thể hack tài khoản từ người thân quen của bạn và nhắn tin cho bạn. Với những câu chuyện được thêu dệt để đưa bạn vào bẫy. Câu chuyện này có liên quan đến các giao dịch thực hiện online. Từ đó mà bạn tin tưởng nhấp vào link chúng cung cấp. Lúc này toàn bộ thông tin của họ sẽ bị lấy cắp qua link độc kia.