Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình là gì

Việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi đối với bản thân mỗi người trong cuộc sống là rất cần thiết. Tự giác chịu trách nhiệm về hành vi đối với bản thân có nghĩa là chúng ta dám đứng ra nhận lỗi với những việc làm sai, biết lên kế hoạch cho cuộc sống của mình, không lệ thuộc, phụ thuộc hay trông chờ vào người khác. Khi bạn tự giác chịu trách nhiệm về hành vi đối với bản thân, bạn đã minh chứng cho bản thân bạn và mọi người xung quanh rằng bạn đã khôn lớn. Và đó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn có được những cơ hội học tập. Đồng thời, có tự giác chịu trách nhiệm thì mới có ý thức trau dồi, rèn luyện. Ta sẽ không đổ lỗi cho người khác, sống một cách tự giác, độc lập và luôn đạt được những thành quả tốt đẹp trong cuộc sống. Sống với sự tự giác như vậy, ta sẽ biết lên kế hoạch cho hành trang cuộc đời. Và nhờ vậy, mở ra trước mắt ta là chân trời tri thức, kiến thức để ta có thể học tập tốt hơn. Đừng chỉ sống với sự lệ thuộc, phụ thuộc hay đổ lỗi. Vì nếu sống như vậy, chờ đợi bạn trong tương lai chính là bão giông. 

Bài làm

“Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó” [William Arthur]. Thật vậy, đừng để khi mất đi mới biết cách nắm bắt, cơ hội chỉ đến một lần, nó sẽ bị bỏ lỡ nếu bạn mãi chờ đợi. Cũng vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm với bản thân mình là điều đầu tiên giúp bạn, dẫn lối bạn đến với thành công.

Vậy sự tự ý thức chịu trách nhiệm của bản thân mình là gì? Đó là sự chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hoạt động, về sự trưởng thành của mình; là sự tự ý thức, tự chịu trách nhiệm với bản thân về năng lực. Để tự mình xây dựng nên những thành công, vượt qua những khó khăn, để bản thân mình trở thành người có ích. Như vậy, con người luôn cần có ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm với bản thân. Đó cũng là điều dẫn bạn đến với thành công, hạnh phúc.

Trong cuộc sống, nhận thức tự chịu trách nhiệm của bản thân giúp chúng ta có ý thức đúng đắn, về hướng đi và về cuộc đời của mình. Ý thức trách nhiệm giúp con người có nhận thức và thành công đúng đắn trong cuộc sống. Trong học tập, giáo dục học sinh nhận thức rõ ràng về ý thức phấn đấu, nhận thức rõ về bản thân trong quá trình lao động và học tập. Trong làm việc, nó giúp con người hiểu rõ, nhận thức rõ ràng về vấn đề, để có thể giải quyết mọi chuyện nhanh chóng và có ích. Trong đời sống, ý thức tự chịu trách nhiệm bản thân và năng lực để tự chịu trách nhiệm nhiệm giúp bản thân bạn được mọi người xung quanh tôn trọng, giúp con người có sự tự trọng bản thân.

Xem thêm:  Cảm xúc về đất nước trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Như vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân là sự tự chịu trách nhiệm về năng lực của mình mình, để giúp bản thân có nhận thức, có được sự tôn trọng từ người khác. Obama – vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ chính là tấm gương sáng về ý thức tự chịu trách nhiệm của bản thân. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama gặp tình huống trời mưa; thay vì nhờ nhân viên che chắn cho mình, ông đã tự cầm ô và đi đến để che chở cho một phụ nữ Việt Nam đi bên đường đang bị mưa. Hành động của Obama tuy nhỏ, nhưng nói lên được ý thức của Tổng thống với mọi người và với bản thân mình. Hay Alexander Graham Bell mắc chứng khó đọc, viết và không có khả năng học tập. Nhưng ông vẫn phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích lớn cho cuộc sống của con người và cũng là một bước tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc. Như vậy, là Alexander Graham Bell một người tự ý thức về bản thân mình, tự ý thức về năng lực của bản thân mình, để tạo nên thành công, tài năng cho chính mình. Đó còn là Albert Einstein – nhà bác học vĩ đại. Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập [luôn xếp hạng cuối ở lớp], viết rất kém [cậu từng nói: “Viết đối với tôi là cái gig khó khăn lắm”]; có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome – một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém [lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc; là một giáo sư giảng dạy tồi]. Thế nhưng vượt qua khó khăn, ông đã nhận ra tài năng, ý thức về nó và tạo nên những sáng chế, đặc biệt là thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nì bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Như vậy cả ba tấm gương trên đều là những thiên tài biết nhận ra tài năng, ý thức về nó. Họ là những người mà chúng ta cần học tập, noi theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn ý thức, trách nhiệm về bản thân, vẫn có những kẻ dựa dẫm, trông chờ, coi thường bản thân mình. Nhưng kẻ như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán, để họ có thể trở thành người tốt cho xã hội. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những ý thức, nhận thức đúng đắn về hành động, lời nói của mình. Để có thể ý thức tự trách nhiệm bản thân.

Hãy nỗ lực hết mình, hãy để bản thân bạn chiến thắng thay vì gục ngã. Bởi: “Kẻ bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc” [Napoleon Hill].

Trách nhiệm là gì ? Trong lĩnh vực phát triển bản thân thì trách nhiệm, cũng được biết đến như tự chịu trách nhiệm, là sự nhận thức rằng chính bản thân bạn nắm quyền kiểm soát những gì bạn trãi qua trong cuộc sống qua những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ứng xử của bạn. Đối với nhiều người thì điều đó đòi hỏi phải thay đổi một số niềm tin cốt lõi.

Trách nhiệm theo quan điểm của Stephen Covey.

Trong cuốn sách của ông, The Seven Habits Of Highly Effective People, thì thói quen đầu tiên theo Stephen Covey là tính chủ động là sự chịu trách nhiệm. Ông đưa ra lời khuyên như sau:

“Hãy nhìn xem chữ trách nhiệm [responsibility = response + ability] – khả năng [ability] lựa chọn phản ứng [response]. Những người có tính chủ động cao thừa nhận trách nhiệm đó. Họ không đỗ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện, hay sự dạy dỗ. Hành vi của họ là sản phẩm có được từ sự lựa chọn có ý thức dựa trên các giá trị, chứ không phải là sản phẩm có được từ điều kiện xung quanh họ và tùy thuộc vào cảm xúc của họ.”

Đối với nhiều người thì trách nhiệm là gì ?

Nó là cụm từ khó nghe. Chúng ta thường liên hệ một các lầm lẫn trách nhiệm với gánh nặng, bổn phận và nghĩa vụ. Chúng ta cho rằng nó đụng chạm tới sự tự do của chúng ta. Và chúng ta lo rằng chúng ta sẽ mang lấy cảm giác có lỗi nếu chúng ta không làm tròn trách nhiệm. Đó là lý do tại sao chúng ta cho rằng tự do có nghĩa là tránh né cam kết và bổn phận. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Tính kỷ luật và sự làm tròn trách nhiệm chúng ta đặt ra cho bản thân là cánh cửa mở ra vùng đất tự do thật sự.

Tự chịu trách nhiệm là gì ? Đầu tiên và trên hết là hãy cư xử đúng đắn với bản thân bạn.

Tất cả chúng ta đều có tiếng nói nội tâm thầm thì dẫn lối. Mỗi chúng ta có những đam mê, dù chúng bị chôn vùi bởi sự lo lắng, thất vọng, hỗn độn và mệt nhọc. Trách nhiệm đầu tiên của bạn là hãy lắng nghe giọng nói đó. Bất kể bạn lạc hướng như thế nào thì vẫn luôn là lúc để bạn trở lại con đường của bạn. Đối với nhiều người trong số chúng ta thì nó có nghĩa là phải thực hiện những thay đổi to lớn. Nhưng điều này luôn đáng công. Ngay cả khi thoạt đầu bạn không thể hình dung ra bạn sẽ làm điều đó như thế nào.

Khi bạn để tâm lắng nghe tiếng nói nội tâm thì cuối cùng bạn sẽ nhận ra là bạn kiểm soát được các trải nghiệm của bạn. Bạn sẽ bắt đầu ra quyết định thay vì đỗ lỗi cho người khác. Bạn thấy mình giải quyết vấn đề thay vì né tránh khó khăn hay chìu theo hoàn cảnh. Và bạn bắt đầu theo đuổi những gì bạn thật sự muốn có trong đời.

Trách nhiệm có liên quan gì với thành công ?

Đồng tác giả của loạt sách Chicken Soup For The Soul, ông Jack Canfield, là một trong những người ủng hộ việc chịu trách nhiệm cá nhân, đã viết trong cuốn sách The Success Principles của ông như sau:

“Đã tới lúc ngưng tìm bên ngoài bản thân bạn câu trả lời cho câu hỏi tại sao bạn đã không tạo ra được cuộc sống và những kết quả mà bạn muốn, vì chính bạn là người tạo ra các kết quả và chất lượng của cuộc sống bạn đang sống. Bạn – không ai khác ! Để đạt được thành công lớn trong cuộc sống – để có được những thứ quan trọng nhất đối với bạn – bạn phải chịu trách nhiệm 100% về cuộc sống của bạn. Ít hơn một chút cũng không được.”

Chúng ta đang xây dựng tương lai của mình trong từng khoảnh khắc. Và như theo Jack thì chúng ta kiểm soát được điều gì đang được hình thành cho tương lai của mình. Công thức của ông rất đơn giản:

SỰ VIỆC + PHẢN ỨNG = KẾT QUẢ

Bài tập:

–          Hãy nghĩ về một lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn muốn nó khác đi

–          Theo thang điểm từ 1-10 thì bạn đang có trách nhiệm bao nhiêu về lĩnh vực đó

–          Bây giờ, bạn sẽ hành động như thế nào để nâng mức độ trách nhiệm của bạn lên chỉ một nấc ?

–          Nếu bạn có thể thực hiện được những hành động mà chúng sẽ đưa bạn lên chỉ một bậc, bạn sẽ ngạc nhiên bởi ảnh hưởng của chúng lên lĩnh vực đó trong cuộc sống của bạn to lớn như thế nào.

Nhiều triết lý đã nói rằng bản thân sự việc không có ý nghĩa nội tại. Chúng ta thêm vào đó ý nghĩa với phản ứng suy diễn của mình. Và điều đó ảnh hưởng tới việc chúng ta thể hiện ra như thế nào.

[Nguồn: internet – Hung Ta dịch]

Video liên quan

Chủ Đề