Ý nghĩa của trò chơi dung dăng dung dẻ

Trong các trò chơi dân gian của Việt Nam rất có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, góp phần hình thành nhân cách văn hóa và bản sắc dân tộc. Nếu bạn là thế hệ thời 8x hay đầu 9x thì chắc chắn sẽ quen thuộc với trò chơi dung dăng dung dẻ, thế nhưng với các thế hệ trẻ em sau đó thì ít biết đến trò chơi dân gian này. Đây là trò chơi dễ đơn giản nhưng lại có tác dụng liên kết các thành viên tham gia rất tốt.

1. Nguồn gốc của trò chơi

Dung dăng dung dẻ là một trò chơi dân gian đồng dao. Trò chơi này có từ lâu đời, không ai biết nó ra đời chính xác từ thời điểm nào. Cách chơi trò này rất dễ với những câu hát đồng dao dễ đọc, dễ thuộc nhịp điệu vui tai nên được trẻ em rất yêu thích.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi?

Dung dăng dung dẻ là trò chơi tập thể dành cho mọi lứa tuổi [chủ yếu là trẻ em], không phân biệt nam nữ.

3. Số lượng người chơi

Trò chơi này cần có từ hai trẻ trở lên vì hai bé phải cùng nắm tay nhau, cùng đọc to bài đồng dao, càng đông càng vui.

4. Nên chơi trò dung dăng dung dẻ ở đâu

Không gian chơi rộng khoảng 20m và bằng phẳng. Càng nhiều người chơi thì cần diện tích rộng hơn.

Xem thêm :  100 Bộ Phim Hay Nhất Mọi Thời Đại [Theo Xếp Hạng Trên IMDB]

Nếu ở trường giáo viên nên tổ chức chơi ở ngoài sân trường. Nếu ở nhà không có sân thì người lớn nên tổ chức ở vỉa hè trước cửa nhà hoặc tại sân nhà văn hóa, công viên,…

Dung dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi Mùa xuân đến rồi

5. Hướng dẫn cách chơi

Chuẩn bị:

Số lượng người chơi từ 2 bé trở lên, có thể có người lớn điều khiển [dạy cách chơi, luật chơi và thực hiện phạt,..]

Diện tích chơi đủ rộng

Đồng dao dung dăng dung dẻ

Lời 1:

“Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến cửa nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ù à ù ập

Ngồi sập xuống đây”

Lời 2:

“Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến cửa nhà trời

Tìm nơi gió mát

Cùng hát véo von

Mời ông trăng tròn

Xuống đây với bé

Xì xà xì xụp”

Ngoài ra còn có một bài đồng dao khác:

“Dung dăng dung dẻ [hoặc Xúc xắc xúc xẻ]

Nhà nào còn đèn còn lửa

Mở cửa cho anh em chúng tôi vào?

Bước lên giường cao

Thấy đôi rồng thấp

Bước xuống giường thấp

Thấy đôi rồng chầu…”

Giáo án Đồng dao Dung dăng dung dẻ

Luật chơi trò chơi dung dăng dung dẻ:

Trẻ hát đồng dao, đung đưa tay, bước đúng nhịp bài hát.

Nếu sai nhịp hoặc ngồi xuống không kịp sẽ chịu phạt.

Cách chơi:

Tất cả trẻ nắm tay nhau thành hàng ngang, vừa đi vừa đung đưa tay, bước về phía trước và hát theo lời đồng dao.

Khi hát đến câu “Ngồi sệp xuống đây” thì tất cả cùng ngồi thụp xuống, sau một lát thì đứng dậy chơi tiếp. Ai không ngồi kịp thì bị phạt.

Khi hát đến câu cuối bài đồng dao dung dăng dung dẻ tất cả cùng ngồi xuống

Khi hát đến câu cuối cùng tất cả cùng ngồi xuống

6. Ý nghĩa của trò chơi

Trẻ được hoạt động tập thể, vận động nhẹ nhàng đôi tay và thân thể.

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhớ lời đồng dao và đọc đúng nhịp của bài đồng dao.

7. Những điều cần chú ý khi chơi

Trò chơi này dễ chơi, bài đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc nên khi chơi không phải chú ý nhiều đến kỹ thuật. Tuy nhiên, người lớn cần chú ý chọn chỗ chơi an toàn, không chơi ở đường đi lại, không có vật nguy hiểm xung quanh.

Hiện nay, các bé thường không có chỗ chơi những trò chơi dân gian, ít cơ hội gặp bạn bè mà ngoài đi học thì chỉ ở trong nhà, không đi đâu. Các phụ huynh nên chủ động tổ chức các trò chơi để bé có thêm nhiều kỷ niệm tuổi thơ vui vẻ bên bạn bè.

Dung Dăng Dung Dẻ Nhạc Đồng Dao Thiếu Nhi, Dắt trẻ đi chơi, Đến ngõ nhà trời, Lạy cậu lạy mợ, Cho cháu về quê, Cho dê đi họcNhạc Thiếu Nhi Hay Nhất: //goo.gl/Gh5sQPLiên Khúc Nhạc Chúc Tết: //goo.gl/PsVo5fBài Hát Thiếu Nhi Vui Nhộn: //goo.gl/E3xC3MCa Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động: //goo.gl/io4FVz► Đăng ký theo dõi Kênh Thiếu Nhi BHMEDIA: //goo.gl/LiQZ0gPhim Truyện Cổ Tích Việt Nam Chọn Lọc: //goo.gl/LOv7MdTruyện Cổ Tích Thiếu Nhi: //goo.gl/mSm2nZKể Chuyện Cổ Tích Bé Nghe: //goo.gl/Yyrg2KTop Nhạc Tiếng Anh Thiếu Nhi: //goo.gl/xQEnBKTiếng Anh Trẻ Em: //goo.gl/FVvKofBé Làm Họa Sĩ: //goo.gl/HsfRu1

Ảo Thuật Gia Cho Bé: //goo.gl/iWrF5P

Lời Bài Hát:Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơiĐến ngõ nhà trờiLạy cậu lạy mợCho cháu về quê,Cho dê đi họcCho cóc ở nhà,Cho gà bới bếp,Xi xà xì xụp,Ngồi thụp xuống đây…Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơiĐến ngõ nhà trờiLạy cậu lạy mợCho cháu về quê,Cho dê đi họcCho cóc ở nhà,Cho gà bới bếp,Xi xà xì xụp,

Ngồi thụp xuống đây

► © Bản quyền thuộc về BH Media Corp

DUNG DĂNG DUNG DẺ

Tên trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt - Việt Nam .

Mục đích, ý nghĩa: Vui vẻ, thoải mái

Số lượng người chơi: Nhiều người chơi . Dành cho trẻ 3 đến 6 tuổi .

Chuẩn bị: 

Mô tả chi tiết [luật chơi, cách chơi]:

Luật chơi:

Cách chơi:
Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơiĐến cửa nhà trờiLạy cậu lạy mợCho cháu về quêCho dê đi họcCho cóc ở nhàCho gà bới bếpÙ à ù ậpNgồi xập xuống đây.

Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.

Video minh họa: //www.youtube.com/watch?v=UHXPYS1fj_g

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet;

Hashtags: #dung-dang-dung-de; #dung-dang-dung-de; #thuvientrochoi

Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.

Nếu bạn cho rằng nội dung này không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, hãy cho chúng tôi biết.

Thế hệ trẻ thời hiện đại thường gắn mình bên những chiếc smart phone, máy tính bảng, máy tính, … những đồ chơi công nghệ thì tuổi thơ của mỗi trẻ em thời 8X, 9X lại gắn liền với những trò chơi dân gian, với những bài hát đồng dao vui vẻ, dễ nhớ. Một trong số đó có lẽ không thể không nhắc đến trò chơi Dung dăng dung dẻ, một trò chơi mang tính tập thể. Cùng ThuThuatPhanMem đi tìm hiểu cách chơi Dung dăng dung dẻ qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn gốc của trò chơi

Đây là một trò chơi dân gian, len lỏi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam từ rất lâu đời. Không ai biết nó ra đời từ đâu, ra đời từ thời điểm nào. Thế nhưng, do nhịp điệu của bài đồng dao khá vui tai, dễ học, dễ thuộc nên rất được trẻ em yêu thích.

2. Đối tượng của trò chơi

Đây là một trò chơi mang tính tập thể, thích hợp nhất với các cháu ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, không phân biệt nam nữ.

Trò chơi này cần tối thiểu là hai người, số lượng người chơi không hạn chế, càng đông càng vui.

3. Cách chơi

  • Cô giáo sẽ đi ở giữa, hai tay hai bên là các cháu. Tất cả sẽ nắm lấy tay nhau, vừa đi vừa đung đưa tay vừa hát theo nhịp bài đồng dao:

"Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây."

  • Khi nghe đến câu "Ngồi thụp xuống đây" các cháu nhanh chóng ngồi thụp xuống. Cháu nào không kịp ngồi xuống đúng nhịp hết câu thì bị coi là phạm luật và sẽ chịu hình phạt.
  • Sau đó, các cháu lại bắt đầu đứng dậy và tiếp tục bài đồng dao.

4. Biến thể của trò chơi

Chuẩn bị:

  • Giáo viên sẽ vẽ các vòng tròn nhỏ trên đất sao cho số vòng tròn ít hơn số người chơi 1 đơn vị.
  • Trước khi chơi cô nên cho các bé học trước bài đồng dao.

Cách chơi:

  • Tất cả các cháu sẽ nắm lấy tay nhau, vừa đi vừa đung đưa tay và hát theo nhịp bài đồng dao.
  • Khi nghe đến câu "Ngồi thụp xuống đây" các cháu nhanh chóng chạy đến các vòng tròn đã được cô vẽ sẵn và ngồi thụp xuống. Cháu nào không kịp vào vòng tròn hoặc một vòng có đến hai cháu thì sẽ bị loại.
  • Sau đó, các cháu lại bắt đầu đứng dậy và tiếp tục bài đồng dao. Qua mỗi lượt chơi, số vòng sẽ giảm đi một vòng, người nào không có vòng để ngồi sẽ tiếp tục bị loại.
  • Trò chơi sẽ dừng lại khi tìm ra người chiến thắng cuối cùng.

5. Ý nghĩa của trò chơi

Trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ giúp trẻ vận động nhẹ nhàng đôi tay, thân thể.

Hiện nay, trẻ em đang dần mất đi tuổi thơ do phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ. Để giúp trẻ có thêm nhiều kỷ niệm vui vẻ, các bậc phụ huynh, giáo viên nên chủ động tổ chức cho bé chơi các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh nhớ lại cách chơi của trò chơi dân gian, mang đậm hương vị tuổi thơ này.

Video liên quan

Chủ Đề