Xâm hại tiình dục trẻ em là gì

Nguồn: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số [C.CIHP]

Khái niệm quấy rồi, lạm dụng – xâm hại tình dục, bạo lực tình dục? 

Quấy rối tình dục [sexual harassment]

  • “Quấy rối tình dục” là lời nói, hành vi có tính chất tình dục không được mong muốn, chấp nhận, và hợp lý gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới

Lạm dụng tình dục [sexual abuse]

  • Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục. Nếu đối tượng bị xâm hại là trẻ em thì sẽ là xâm hại tình dục trẻ em theo luật trẻ em 2016.

Bạo lực tình dục [sexual violence]

  • Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc người khác tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô và sử dụng người khác vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Các hành vi quấy rồi, xâm hại và bạo lực tình dục?

Các hành vi quấy rối tình dục:

  • Quấy rối tình dục bằng hành vi tiếp xúc cơ thể như cố tình động chạm vào cơ thể người khác khi họ không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục.
  • Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét về cơ thể, phục trang, kể chuyện cười, hoặc các lời gợi ý về tình dục.
  • Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói bao gồm  ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, ánh mắt, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt… có liên quan đến tình dục hoặc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, đồ vật, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Các hành vi lạm dụng tình dục:

  • Hành vi lạm dụng tình dục một đối tượng không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho nạn nhân nhìn thấy, kể cho nạn nhân nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục,rình xem trộm, chụp/ ghi hình hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm của đối tượng.
  • Ngoài ra, lạm dụng tình dục với một đối tượng còn bao gồm các hành vi ép đối tượng phải tham gia hoạt động tình dục để đem lại lợi ích bằng tiền mặt, hoặc vật chất cho mình.
  • Hành vi xâm hại tình dục [trẻ em] có thể bao gồm các sờ mó bộ phận sinh dục, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn

Hình minh họa [Nguồn Internet]

Các hành vi bạo lực tình dục:

  • Là bất kỳ hành vi tình dục hoặc cố gắng để có được một hành vi tình dục bằng bạo lực hoặc cưỡng chế, hành vi buôn bán người để phục vụ mại dâm hoặc hành vi tình dục không phù hợp với giới tính người đó, bất kể mối quan hệ với nạn nhân ra sao

Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam?

  • Theo thống kê của Bộ Công an, gần 6.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện trong giai đoạn 2011-2015 và 645 vụ được phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2016 nhưng con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều.
  • Khoảng 97% số vụ được phát hiện những kẻ xâm hại tình dục có quen biết với nạn nhân. Con số chưa phản ánh chính xác về tình thực trạng này, vì nhiều trường hợp nạn nhân và người nhà nạn nhân không dám khai báo về tình trạng bị xâm hại và lạm dụng tình dục.

Tại sao trẻ em và vị thành niên thường là đối tượng có nguy cơ cao bị lạm dụng và xâm hại tình dục?

  • Trẻ em và vị thành niên là đối tượng yếu thế, phụ thuộc vào đối tượng lạm dụng/ xâm hại, trong nhiều trường hợp các em bị chính người bảo trợ, nuôi dưỡng hoặc người thân quen lạm dụng/ xâm hại thường không dám tố cáo, khai báo vì bị khống chế, lo sợ không được nuôi dưỡng, bị bạo hành, thậm chí đe dọa sức khỏe và tính mạng.
  • Trẻ em và vị thành niên dễ bị lợi dụng, dụ dỗ với nhiều hình thức: quà tặng, cho tiền
  • Trẻ em và vị thành niên và người thân chưa có hiểu biết đầy đủ về tình dục, lạm dụng và xâm hại tình dục, cũng như làm cách nào để giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bị lạm dụng/ xâm hại tình dục và trợ giúp nạn nhân là trẻ em, vị thành niên.
  • Các cơ quan và hệ thống hỗ trợ trẻ em và vị thành niên bị lạm dụng và xâm hại hoạt động chưa hiệu quả, nhiều trẻ em và người thân không biết các đường dây và trung tâm hỗ trợ tố cáo, trợ giúp pháp luật và tâm lý. Trong nhiều trường hợp quy trình điều tra, tố tụng và xử lý pháp luật chưa đủ nghiêm minh và thuận tiện cho trẻ em và người thân trong việc tố cáo.
  • Các thành viên khác trong cộng đồng chưa tích cực chủ động trong hỗ trợ trẻ em và người thân trong việc tố cáo tình huống lạm dụng/ xâm hại tình dục trẻ em, tuyên truyền vận động cộng đồng
  • Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em và các đoàn hội trong việc phòng tránh lạm dụng/ xâm hại tình dục trẻ em.

Hình minh họa [Nguồn Internet]

Những hậu quả của lạm dụng/ xâm hại tình dục với nạn nhân là trẻ em và vị thành niên?

  • Tổn thương về cơ thể: có thể có các tổn thương ở bộ phận sinh dục, hậu môn do bị quan hệ tình dục có xâm nhập một cách thô bạo, có thể có lây nhiễm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV, tổn thương cơ thể do kẻ xâm hại đánh đập, khống chế trẻ để đạt mục đích.
  • Tổn thương về tâm lý: Trẻ em và vị thành niên thường có tâm trạng sợ hãi, lo lắng, bế tắc khi bị lạm dụng/ xâm hại mà không thể nói ra với người khác, nhiều em có mặc cảm tội lỗi, rối loạn tâm lý nặng, thậm chí trầm cảm. Dấu ấn tâm lý về lạm dụng/ xâm hại tình dục và tạo cảm xúc rất tiêu cực về tình dục sẽ kéo dài trong nhiều năm trong cuộc đời nạn nhân.
  • Tổn thương về tâm lý, cũng cản trở nạn nhân thiết lập và duy trì mối quan hệ bình thường với những người xung quanh, ngay cả khi đối tượng xâm hại không còn khống chế nạn nhân.
  • Những hậu quả xấu của lạm dụng tình dục có thể để kéo dài nhiều năm sau này cũng như đến tuổi trưởng thành. Những người này thường có biểu hiện trầm cảm. Nếu tình trạng lo lắng ở mức độ cao có thể dẫn đến những hành vi tự hủy hoại cơ thể, với các hành động như lạm dụng rượu, chất gây nghiện, đôi khi có các hành động tự thương, đốt, cắt rạch trên cơ thể, có những cơn hốt hoảng, những rối loạn lo âuở một tình huống đặc trưng nào đó, mất ngủ. Rất nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình dục sau này.

Nhận biết nguy cơ lạm dụng/ xâm hại tình dục trẻ em và vị thành niên?

Với nhiều trường hợp, đối tượng lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em và vị thành niên thường là người thân, quen với trẻ. Đối tượng thường tiếp cận trẻ trong một thời gian dài với các hành động chăm sóc, quan tâm nhiều hơn bình thường nên rất khó phát hiện, bao gồm:

  • Kết thân bằng việc tặng quà, cho tiền, đưa đi chơi
  • Hay khen: khen xinh đẹp, khen sexy, hấp dẫn
  • Ánh mắt hay nhìn vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể trẻ [ngực, bộ phận sinh dục]
  • Vuốt ve đụng chạm vào cơ thể của trẻ từ xa đến những bộ phận nhạy cảm của trẻ
  • Nói chuyện, hoặc gợi hỏi về tình dục
  • Cố tìm cơ hội để ở riêng với trẻ trong phòng, hoặc một nơi mà mọi người ít qua lại
  • Cho xem hình ảnh có liên quan đến tình dục một các chủ động và giả như vô tình

Khi đối tượng có những hành động nêu trên, trẻ và người thân cần đặc biệt lưu ý và cảnh báo với đối tượng đó và không để trẻ bị tiếp tục bị lôi kéo vào cuộc chơi “bí mật”, Trẻ cần trò chuyện với người thân và người mà trẻ có thể tin cậy [cha mẹ, người thân thiết, thầy cô giáo, người trợ giúp tâm lý ở trường]

Hình minh họa [Nguồn Internet]

Nhận biết trẻ em bị lạm dụng và xâm hại tình dục như thế nào?

  • Trẻ sợ hãi một người hoặc một nơi đặc biệt nào đó, hoặc trẻ sợ hãi một cách không lý do khi thăm khám cơ thể
  • Trẻ hay vẽ những hình vẽ liên quan đến hành vi tình dục
  • Trẻ bỗng hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động tình dục cũng như các từ ngữ liên quan
  • Hoặc trẻ tìm cách thực hiện hành vi tình dục với đứa trẻ, hoặc người khác
  • Biểu hiện thường gặp bao gồm những biểu hiện thơ ấu hóa [ví dụ trẻ có thể mút tay mặc dù đã lớn hoặc đái dầm]
  • Rối loạn giấc ngủ [mất ngủ hoặc ngủ li bì, mệt mỏi], rối loạn về ăn uống: Chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn uống quá nhiều
  • Trẻ tự nhiên cảm thấy xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, hay có hành động gột rửa [tắm rửa, rửa tay nhiều quá mức dù cơ thể vẫn sạch]
  • Rối loạn về ứng xử: nổi nóng vô cơ, hoặc co mình lại không tham gia vào các hoạt động đoàn thể hay xã hội, trẻ thường suy giảm khả năng học tập
  • Trẻ có thể thân thiết quá mức với một đối tượng cụ thể: ngồi lòng, để cho đối tượng vuốt ve, đụng chăm hoặc chủ động vuốt ve đụng chạm vào cơ thể đối tượng đó.
  • Phản ứng không bình thường từ trẻ khi trẻ được hỏi chúng có tiếp xúc đụng chạm với một người nào đó không

Hình minh họa [Nguồn Internet]

Khi có các dấu hiệu trên ở trẻ, người thân, người chăm sóc trẻ cần:

  • Chủ động chăm sóc trẻ, gần gũi và trò chuyện với trẻ nhiều hơn
  • Gợi hỏi về những sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi của trẻ
  • Gợi họi về điều trẻ thích thú hoặc sợ hãi
  • Tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý và pháp lý sớm để hỗ trợ trẻ tố cáo đối tượng nếu có và hỗ trợ tâm lý cho trẻ.

Chủ Đề