Vọng chẩn là gì

Hình dạng của chỉ văn: Chỉ văn thẳng thì Nhiệt , cong là Hàn , chỉ văn xuất hiện nhiều có ý nghĩa bệnh lý tương đương như mạch Sác , chỉ văn xuất hiện ít có ý nghĩa bệnh lý tương đương như mạch Trì.

Màu sắc của chỉ văn: Sắc tía là Nhiệt, đỏ là Thương hàn, vàng là thương Tỳ, xanh là Kinh phong, xám là Cam tích.

Da

Những nội dung khi quan sát da gồm:

Màu sắc và sự tươi nhuận của da.

Những dấu hiệu bất thường mới xuất hiện ngoài mặt da như ban chẩn, nốt ngoài da … mà riêng việc khảo sát chúng cũng giúp rất nhiều cho người thầy thuốc trong việc chẩn đoán bệnh tật [nhất là ở trẻ em].

Vọng lưỡi [Thiệt chẩn]

Xem lưỡi để biết tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch con người, sự biến hóa nông sâu, nặng nhẹ của bệnh tật.

Xem lưỡi ở hai bộ phận: Chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch máu của lưỡi; Rêu lưỡi là chất phủ lên bề mặt của lưỡi. ở người bình thường: Chất lưỡi mềm mại, hoạt động tự nhiên, màu hơi

hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải.

Khi có bệnh, chất lưỡi thay đổi màu sắc, hình dáng và cử động, phản ánh tình trạng hư thực của Tạng Phủ, thịnh suy của Khí Huyết; Rêu lưỡi thay đổi về màu sắc, tính chất, phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của Chính khí và Tà khí.

Chẩn đoán chất lưỡi

Chất lưỡi nhuận [vinh]:

Về mặt hình dáng: Lưỡi thon, mềm, nằm gọn trong khung răng, có vẻ mềm mại, không teo tóp, không nhăn nheo, bờ lưỡi tròn và không có vết ấn răng.

Về mặt tư thế: Lưỡi không lệch, không co rút, không thè lè, không rung.

Về màu sắc: Lưỡi có màu hồng của niêm mạc [có thể lấy niêm mạc mi mắt của người bình thường để so sánh].

Về độ nhuận ướt: Dùng mặt lưng ngón tay trỏ chạm nhẹ vào lưng lưỡi, ta sẽ có cảm giác ẩm ướt nơi ngón tay, nếu dính là lưỡi khô, nếu trơn trợt là lưỡi nhớt.

Chất lưỡi ráo [khô]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Chất lưỡi được gọi là Khô khi:

Độ nhuận ướt: Ngón tay chạm nhẹ vào lưng lưỡi sẽ có cảm giác dính, nếu mất nước nặng hơn, lưỡi sẽ không còn cảm giác mềm mại khi ta chạm tay vào.

Về màu sắc: Lưỡi sẽ có màu hồng thẫm hơn [so với niêm mạc người bình thường].

Về hình dáng: Nếu trên lưỡi xuất hiện những nếp nhăn dọc thì sự mất nước rất trầm trọng [trên 3 lít].

Về mặt tư thế: Lưỡi có thể bị rụt lại.

ý nghĩa:Biểu thị một tình trạng Tân Dịch bị giảm sút.

Chất lưỡi chắc [lão]

Dấu hiệu chẩn đoán:Chất lưỡi được gọi là Lão khi lưỡi mất vẻ mềm mại khi nhìn cũng như khi sờ.

ý nghĩa:Nó biểu thị một thể trạng Thực.

Chú ý: Trên thực tế lâm sàng, tính chất Khô và Lão thường đi chung với nhau.Chất lưỡi bệu [Nộn]:

Dấu hiệu chẩn đoán: Chất lưỡi được gọi là Nộn khi lưỡi có vẻ dầy và có cả vết ấn răng.

ý nghĩa:Nó biểu thị một thể trạng Hư.

Chất lưỡi có màu đỏ [hồng]:

Dấu hiệu chẩn đoán: Chất lưỡi được gọi là Hồng khi màu sắc của lưỡi hồng sậm hơn màu hồng của niêm mạc mắt người bình thường.

ý nghĩa:Nó biểu thị một thể trạng Nhiệt.

Chất lưỡi có màu đỏ sậm [Giáng]:

Dấu hiệu chẩn đoán: Chất lưỡi được gọi là Giáng khi màu sắc của lưỡi có màu đỏ sậm như máu.

ý nghĩa:Nó biểu thị một tình trạng Ôn nhiệt , Nhiệt tà ở Dinh phận.

Chất lưỡi có màu xanh tái [Lam]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Chất lưỡi có màu xanh nhợt như màu của tĩnh mạch.

ý nghĩa:Trạng thái Hàn hoặc Nội hàn.

Lưỡi không có rêu [thiệt diện như cảnh]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Lớp niêm mạc lưỡi như bị bóc đi, không rêu và cũng không có gai lưỡi trên toàn bộ phần lưng lưỡi, khi sờ vào lưỡi bằng mặt lưng ngón tay trỏ sẽ không còn cảm giác ẩm ướt hoặc hơi ráp như lưỡi bình thường.

ý nghĩa: Biểu thị một tình trạng chân âm của Can Thận bị thiếu hụt.

Lưỡi sưng nề [và đau nhức][ thũng]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Kích thước lưỡi to ra vượt cả cung răng và thò ra ngoài khi há miệng.

ý nghĩa:Biểu thị một tình trạng Tâm kinh có hỏa thịnh và huyết ủng trệ.

Lưỡi lệch [Oai]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Khi há miệng, lè lưỡi ra thì lưỡi lệch về một bên.

ý nghĩa: Can phong nội động / trúng phong.

Thân lưỡi đơ cứng và rắn chắc [cương]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Lưỡi cử động khó khăn mất vẻ linh hoạt, thường đi kèm với chứng nói khó.

ý nghĩa:Gặp trong chứng trúng phong.

Chú ý:Trong trường hợp này có thể có những trạng thái khác của lưỡi đi kèm như lưỡi co rút lại [Thiệt quyện] hoặc vận động chậm chạp khó khăn [Kiển].

Lưỡi rung [Chiến]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Khi miệng hơi há và bệnh nhân không thè lưỡi hoặc co lưỡi, ta vẫn thấy thân lưỡi máy động nhè nhẹ.

ý nghĩa:Chứng Nội phong.

Lưỡi có vết ấn của răng [Xỉ ngân thiệt]

Dấu hiệu chẩn đoán: Hai bên rìa lưỡi có dấu ấn của cung răng, đôi khi cả chót lưỡi cũng có vết ấn răng.

ý nghĩa:Chứng [Tỳ] hư.

Lưỡi có những vết nứt [hoặc nhăn] [Liệt]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Trên lưng lưỡi có những vết nứt hoặc vết nhăn ngang hoặc dọc.

ý nghĩa:Biểu thị phần âm bị thương tổn.

Lưỡi teo nhão [Nuy]:

Dấu hiệu chẩn đoán: Lưỡi thuộc tính chất Nộn đồng thời cử động khó khăn, không linh hoạt. Trong trường hợp này nếu bảo bệnh nhân giữ lưỡi trong tư thế le ra và đưa lên trên bệnh nhân sẽ không giữ được.

ý nghĩa:Do Âm dịch khuy tổn.

Chẩn đoán rêu lưỡi

Rêu lưỡi khô

Dấu hiệu chẩn đoán: Chỉ có thể khẳng định là rêu lưỡi khô khi nó phải dày [còn nếu mỏng mà khô thì chẩn đoán như tình trạng chất lưỡi khô]. Lúc đó rêu lưỡi không phủ đều thành một lớp mịn mà lại sần lên.

ý nghĩa: Tình trạng âm dịch đã bị tổn thương.

Rêu lưỡi dày [Hủ thai]:

Dấu hiệu chẩn đoán: Xác định bằng cách dùng móng tay người bệnh cào nhẹ trên lưng lưỡi sẽ thấy móng tay dính một lớp rêu dày.

ý nghĩa:Dù bất kỳ lý do nào đi nữa thì rêu lưỡi dày là biểu hiện cho một tình trạng bệnh đã vào đến Lý.

Rêu Lưỡi trơn nhày [Nhị thai]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Bề mặt của rêu lưỡi láng bóng, đặt ngón tay vào mặt lưng lưỡi có cảm giác trơn nhớt.

ý nghĩa:Đàm – Thấp.

Rêu lưỡi mọc thành những đốm trắng mốc [Bạch mai thai]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Lưỡi có những đốm trắng dày như cặn sữa.

ý nghĩa:Thuộc Vị Nhiệt.

Rêu lưỡi trắng [Bạch thai]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Có thể có rêu lưỡi trắng ướt và trắng khô.

ý nghĩa:

Thuộc về Hàn chứng [nếu rêu lưỡi trắng trơn ướt].

Thuộc thể Vị Táo Nhiệt [nếu rêu lưỡi trắng khô như muối].

Rêu lưỡi vàng [Huỳnh thai]:

Dấu hiệu chẩn đoán: Có thể có rêu lưỡi vàng trơn, vàng khô [tích nhiệt tổn thương tân dịch], vàng nhờn [Tỳ Vị thấp nhiệt, đờm thấp thực tích].

ý nghĩa:Rêu lưỡi vàng thuộc về Nhiệt.

Rêu Lưỡi xám [Hắc thai]:

Dấu hiệu chẩn đoán:Rêu lưỡi màu xám như tro.

ý nghĩa chẩn đoán:

Nếu xám mà còn trơn ướt ặ Hàn thấp uất bên trong.

Nếu xám tro và khô ặ Nhiệt thương âm.

Trong khám lâm sàng y học hiện đại thì ta có các phương pháp nhìn, sờ, gõ, nghe. Thì trong Y học cổ truyền đó là vọng, văn, vấn, thiết, hợp thành phương pháp chẩn đoán bệnh trong Y học cổ truyền gọi là tứ chẩn.

Bạn biết gì về Tứ chẩn trong Y học cổ truyền?

Phương pháp đầu tiên trong tứ chẩn đó là vọng chẩn

Đầu tiên khi ta tiếp xúc với 1 người cái mà ta thấy đầu tiên chính là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài. Mà nhìn nghĩa là vọng. Nhìn để đoán bệnh thì đó là vọng chẩn.

Nhìn một người chúng ta biết được họ mắc những bệnh gì ? Để tổng quan chính xác ta phải quan sát tỉ mỉ từ hình thái, tinh thần, màu sắc, dáng đi….

Gặp một người đôi mắt sáng, linh hoạt, nói năng lưu loát, toát ra năng lượng sống. Thì người có có ” Thần” tốt. nếu có bệnh chữa nhanh khỏi. Ngược lại mắt u ám, lờ đờ mệt mỏi, nói nhỏ biểu hiện thần yếu, bệnh tình nặng khó chữa.

Ở một số bệnh nhân bệnh tình rất nặng, bệnh mạn tính lâu ngày, sức khỏe suy kiệt. Đột nhiên tỉnh táo, muốn ăn uống gò má đỏ. Đó là biểu hiện sự nguy kịch, người bệnh sắp mất.  Trong y học cổ truyền gọi là hiện tượng ” hồi quang phản chiếu”. Cũng như ngọn nến cháy hết nguyên liệu lúc tắt vụt lên ngọn lửa lớn rồi tắt.

Ngoài ra chúng ta có thể nhìn người đó xem màu sắc da mắt, chân tay, dáng đi cử chỉ để biết họ đang bị vấn đề gì. Đây là sự kì diệu  của Tứ chẩn trong Y học cổ truyền.

Phương pháp thứ 2 trong tứ chẩn đó là Văn chẩn

Nghe và ngửi để biết bệnh, đây là sự tinh tế của y học cổ truyền. Được xây dựng thành phương pháp văn chẩn. Nghe thì ta nghe tiếng nói, nghe hơi thở người bệnh. Nói to, rõ ràng chính xác chính khí còn tốt. Nói nhỏ, thều thào không ra hơi thì người bệnh đó hư nhược cần tẩm bổ, chăm chóc. Ta gặp người nói ngọng thì họ trúng phong đàm, hay trúng phong.

Chúng ta còn nghe hơi thở, tiếng nấc. Người thầy thuốc tinh ý kinh nghiệm cũng khám ra được bệnh. Tiếng thở to là bệnh cấp tính, nhỏ gấp, yếu là hư chứng. Cái ta hay gặp nữa đó là nấc, nấc to rõ là chứng thực nhiệt. nấc yếu đứt quãng thuộc hư hàn. Thường nấc nhiệt thì thường tự khỏi không cần thuốc. Nấc hàn ta có bài thị đế, đinh hương trị nấc rất hiệu quả.

Ngoài nghe ta còn có ngửi. Dựa vào mùi của cơ thể và mùi các chất thải người bệnh ta cũng có thể biết được một phần tình trạng bệnh của bệnh nhân

> >>>Tham khảo:

  • bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không
  • viêm khớp phản ứng có hết không

Phương pháp thứ 3 trong tứ chẩn đó là vấn chẩn

Ảnh minh họa

Vấn nghĩa là hỏi, hỏi để chẩn đoán bệnh gọi là vấn chẩn. Chúng ta cần hỏi về nóng lạnh của bệnh nhân xem họ thích nóng, hay lạnh, sợ nóng hay sợ lạnh, hỏi về khẩu vị ăn và uống của họ. Từ đây ta có thể biết tính chất bệnh là hàn hay nhiệt mà cho thuốc phù hợp.

Ngoài ra hỏi về đại, tiểu tiện, ngủ, kinh nguyệt, vị trí đau để định hướng ra cơ quan tạng phủ tổn thương. Tổn thương mức độ nào để có thể điều trị kịp thời.

Phương pháp cuối – thiết chẩn

Thiết chẩn là xem mạch

Thiết chẩn là xem mạch. Đây là phương pháp rất quan trọng và kỳ diệu của Y học cổ truyền. Chỉ xem mạch thôi  cũng biết được hoạt động của các tạng phủ như nào, độ nông sâu của bệnh. Ngoài ra còn biết được cả diễn biến bệnh mà từ đó ta có thể tiên lượng bệnh.

Vị trí xem mạch ở động mạch quay ở cổ tay, thường xem ở 3 vị trí trong Đông y đó là thốn, quan, xích. Vị trí nông sâu của bệnh có mạch phù, trầm. Mức độ là hàn hay nhiệt của bệnh có mạch sác, hay trì. Ngoài ra có theo cường độ mạch để biết mức độ diễn biến bệnh tại cơ quan, tạng phủ.

Chỉ với bống phương pháp chẩn đoán bệnh, kết hợp với sự tinh tế của người thầy thuốc. Đã có thể khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Chẩn đoán đúng kết hợp với bài thuốc đúng sẽ mang lại sức khỏe cho người bệnh.

Nguồn tài liệu: Phòng khám đông y cổ truyền tại Hà Nội //thuocnamnguyenkieu.com/

Video liên quan

Chủ Đề