Việt nam ở top 10 ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp, mà còn ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ nhỏ, là nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não ở trẻ.

Trung tâm Nghiên cứu môi trường của Trường Đại học Yale và Đại học Columbia của Mỹ đã công bố tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, cho rằng Việt Nam nằm trong Top 10 nước có môi trường không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tại Việt Nam trung bình mỗi năm có 16.000 người chết do ô nhiễm không khí gây nên.

Ô nhiễm không khí “từ trong nhà ra ngoài đường”

Báo cáo về "Hiện trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM" của Chi cục Bảo vệ môi trường [Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM] mới đây cho thấy, không khí tại TP.HCM ngày càng bị ô nhiễm, chủ yếu bởi khí thải từ các nguồn giao thông vận tải và công nghiệp như: hoạt động giao thông [với gần 2,4 triệu xe hai bánh gắn máy và hơn 241 ngàn ô tô các loại tại TP.HCM] cùng với các hoạt động sản xuất; công trình xây dựng; lượng người gia tăng... Do vậy, nồng độ bụi trong không khí ven đường ở TP.HCM luôn vượt mức cho phép, nhất là vào các tháng nắng.

Ở góc độ ô nhiễm không khí ngay chính trong nhà, B.S Hà Mạnh Tuấn cho rằng: "Khói thuốc lá là yếu tố rất quan trọng gây ô nhiễm không khí trong nhà, gây tác hại chính lên hệ hô hấp của trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của phổi. Khói thuốc là nguyên nhân làm trẻ bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới; làm khởi phát và làm nặng cơn suyễn; làm giảm chức năng của phổi và còn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

Ngoài ra, người mẹ trong lúc mang thai sống nhiều trong môi trường có khói thuốc lá sẽ dẫn đến tác hại lên thai nhi như: sanh non, nhẹ cân, chậm phát triển về trí não, dị tật, ít hơn là dẫn đến một số bệnh ung thư ở trẻ". Nghiên cứu cho thấy, 5% trẻ em trong nước bị ảnh hưởng sức khỏe bởi tiếp xúc [thụ động] với khói thuốc lá. Đó là chưa nói đến ô nhiễm trong nhà do các chất đốt từ đun nấu, các chất xịt, tẩy rửa... là những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em.

Ô nhiễm không khí gây tác hại lên sức khỏe, nhất là sức khỏe trẻ em. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra. Vì vậy, mỗi người cần góp phần làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe, nhất là cho con em chúng ta.

Hãy bảo vệ bầu không khí quanh ta bằng hành động thiết thực

Việc bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm ngoài trách nghiệm của các tổ chức, các doanh nghiệp trọng việc xửa lý hệ thống khí thái mà còn là ý thức của mỗi cá nhân, hộ gia đình, hãy làm sạch không khí ngay trong ngôi nhà của bạn.

Ngày nay, với việc sử dụng máy lọc không khí trong phòng là một biện pháp góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình được khuyến khích áp dụng. Với hệ thống công nghệ hiên đại, máy lọc khí giúp sàng lọc tất cả các vi khuẩn độc hại ngăn không cho các tác nhân xâm hại đến sức khỏe của bé.

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về vấn đề này, các bạn hãy nhấc điện thoại và gọi đến số 0949 318 386 để thảo luận cùng chuyên gia

Bầu trời Hà Nội nhiều ngày qua bị bao phủ bởi màn sương mù và bụi mịn dày đặc. Ứng dụng AirVisual cũng ghi nhận lúc 8h ngày 3/12, Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, chỉ xếp sau Karachi và Lahore [Pakistan] với chỉ số 182.

Ứng dụng IQAir ghi nhận chỉ số chất lượng không khí [AQI] ở Hà Nội cao thứ 3 thế giới với chỉ số ở mức 182, không tốt cho người nhạy cảm.

Tại điểm đo 556 Nguyễn Văn Cừ [quận Long Biên, Hà Nội] thuộc quản lý của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường [Bộ Tài nguyên và Môi trường], chỉ số AQI là 167, mức không khí xấu.

Trang thông tin kết quả quan trắc của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hiển thị chỉ số AQI của Thủ đô ở mức 167, mức có hại cho sức khỏe.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí liên tục tăng thời gian qua, Cục Kiểm soát ô nhiễm [Bộ Tài nguyên và Môi trường] đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương khẩn trương chỉ đạo, tập trung quyết liệt nhằm kiểm soát các hoạt động có phát sinh khí thải, bụi trên địa bàn trong thời điểm thời tiết giao mùa.

Trong đó, cơ quan này đặc biệt lưu ý tới khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đang có diễn biến xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội đang trải qua chuỗi ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân [Ảnh: Thành Đông].

"Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi, chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt trong không khí rất lớn cũng góp phần ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5.

Tình trạng người dân đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng vẫn diễn ra rất phổ biến, thường xuyên trong nhiều năm mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu để ngăn chặn làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm không khí, khói mù cho khu vực đô thị, dân cư tập trung", Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho hay.

Cơ quan này yêu cầu tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí, vận hành các trạm quan trắc tự động, liên tục đảm bảo số liệu truyền, kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục, không bị gián đoạn.

"Công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố để các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tấn, báo chí có thể theo dõi, tiếp cận và đưa tin. Khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với các nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 14h-19h tối", cơ quan này đề nghị.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đề nghị các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải, đặc biệt từ các điểm đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, khu vực công trình xây dựng.

Các địa phương chưa xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải khẩn trương triển khai để thực hiện đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Xử nghiêm hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các huyện, xã vận động nhân dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để giảm phát sinh khí thải, bụi gây ô nhiễm môi trường. Hạn chế tình trạng đốt tại ruộng gây ô nhiễm môi trường.

"Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cải tạo hạ tầng đô thị thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh [che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình phá dỡ, công trình xây dựng,…]", cơ quan này nêu rõ.

Chủ Đề