Viết đoạn văn trình bày luận điểm HỌC247

A Mục tiêu.Giúp học sinh.

- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch hoặc qui nạp.

- Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đoạn văn nghị luận, xây dựng luận điẻm, luận cứ, lập luận và viết hai đoạn văn nghị luận : diễn dịch và qui nạp.

- GD học sinh tinh thần say mê, sáng tạo khi học bài.

B.Chuẩn bị.

 I Giáo viên : Một số đoạn văn mẫu trình bày theo hai cách diễn dịch và qui nạp

Nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C Tiến trình lên lớp.

 I Ổn định tổ chức: 1'

 II Bài cũ. 5'

Luận điểm là gì ? Nêu mối quan hệ giữa luận điểm với luận điểm , luận điểm với vấn đề .

 II Bài mới

Giới thiệu bài : 2' Tìm ra luận điểm là tìm ra “ sườn” trong bài văn nghị luận. Nhưng nó chỉ là bước đầu, mặc dù rất quan trọng. Việc tiếp theo là nghĩ cách trình bày luận điểm, phát triển luận điểm như thế nào .

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn : 6/3/07 Tiết 100 : VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM. A Mục tiêu.Giúp học sinh. - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. - Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đoạn văn nghị luận, xây dựng luận điẻm, luận cứ, lập luận và viết hai đoạn văn nghị luận : diễn dịch và qui nạp. - GD học sinh tinh thần say mê, sáng tạo khi học bài. B.Chuẩn bị. I Giáo viên : Một số đoạn văn mẫu trình bày theo hai cách diễn dịch và qui nạp Nghiên cứu nội dung bài giảng. II Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV. C Tiến trình lên lớp. I Ổn định tổ chức: 1' II Bài cũ. 5' Luận điểm là gì ? Nêu mối quan hệ giữa luận điểm với luận điểm , luận điểm với vấn đề . II Bài mới Giới thiệu bài : 2' Tìm ra luận điểm là tìm ra “ sườn” trong bài văn nghị luận. Nhưng nó chỉ là bước đầu, mặc dù rất quan trọng. Việc tiếp theo là nghĩ cách trình bày luận điểm, phát triển luận điểm như thế nào . TG Hoạt động GV và HS Nội dung bài học 15' 18’ Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc lần lượt hai đoạn văn và hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Xác Xác định câu chủ đề trong mổi đoạn văn ? Câu chủ đề trong mỗi đoạn được đặt ở vị trí nào ? Trong hai đoạn trên đoạn nào được viết theo cách diễn dịch , qui nạp ? Phân tích cách diễn dịch và qui nạp trong mỗi đoạn ? HS trao đổi, thảo luận, trả lời. HS đọc lại đoạn văn b, trả lời câu hỏi như đoạn văn a. Từ đó GV yêu cầu HS chỉ rõ yêu cầu của luận điểm trong câu chủ đề và vị trí câu chủ đề liên quan đến nhận diện đoạn văn nghị luận. HS đọc và quan sát kĩ đoạn văn. GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK Xác định câu chủ đề, luận điểm của đoạn văn ? Từ đó xác định kiểu đoạn văn. Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Vì sao ? Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì có ảnh hưởng đến đoạn văn như thế nào ? Những cụm từ : chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đễu được sắp xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì ? GV yêu cầu HS đọc to điểm 3 ghi nhớ. Gv nhấn mạnh ý chính. Hoạt động 2: GV chia lớp thành 2 nhóm làm bt 2,4. Sau đó đại diện nhóm trình bày Gv gọi hs đọc bài tập 4. Hs làm việc theo nhóm. Đại diện trình bày, lớp nhận xét. I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. 1.Đọc các đoạn văn. 2. Nhận xét. *Đoạn văn a.Câu chủ đề nêu luận điểm đặt ở vị trí cuối đoạn. Đó là câu : '' Thật là chốn hội tụ......"- Đây là đoạn qui nạp. - Cách lập luận theo trình tự: Vốn là kinh đô cũ. Vị trí trung tâm trời đất Thế đất quí hiếm : rồng cuộn hổ ngồi. Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú.. Kết luận : Xứng đáng là kinh đô . - Luận cứ đưa ra rất toàn diện, lập luận mạch lạc, đầy sức thuyết phục. Đoạn văn b. - Câu chủ đề nêu luận điểm đặt ở đầu đoạn : Đồng bào ta ngay nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Luận điểm :Tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay.- Đoạn diễn dịch. - Trình tự lập luận : theo lứa tuổi- theo không gian vùng miền- theo vị trí công tác, nghành nghề, nhiệm vụ được giao. Lập luận toàn diện, đầy đủ, khái quát, cụ thể . Ghi nhớ : SGK 2. a. Đọc đoạn văn. b. Nhận xét. - Câu chủ đề của đoạn văn đặt ở vị trí cuối cùng. Đoạn văn qui nạp. - Luận điểm : Vợ chồng Nghị Quế chó đểu mua chó. - Cách lập luận tương phản : đặt chó bên cạnh người, quí chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó. Cách lập luận này có tác dụng đến việc làm rõ luận điểm Cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ, không thể đảo đổi tùy tiện. - Những cụm từ đặt bên nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy sâu vào luậnđiểm, vào vấn đề. Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập. Bài tập 2: Câu chủ đề : Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Luận điểm : Tế Hanh là một người tinh tế. Luận cứ 1: Thơ ông đã ghi được đôi nét rất chân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Luận cứ 2: Thơ ông đưa ta vào một thế giới rất gần gũi. Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến. Bài tập 4: Luận điểm : Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu. Luận cứ 1 : Mục đích của văn giải thích viết ra để người đọc hiểu rõ hơn vấn đề, một luận điểm nào đó. Luận cứ 2 : Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiểu, dễ nhớ. Luận cứ 3 : Bởi vậy văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu. Luận cứ 4 : Viết dễ hiểu là viết ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể...viết đúng trìng độ người đọc. IV .Củng cố - Dặn dò. 5' 1 .Củng cố : Nêu cách trình bày luận điểm thành đoạn văn . 2 .Dặn dò : Làm bài tập 1,3 SGK Chuẩn bị bài : Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. Chuẩn bị đề : Viết bài báo để khuyên các bạn cần phải học tập chăm chỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • t100.doc

Có thể nói, nhân vật là linh hồn của cả một tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Với dạng đề yêu cầu phân tích nhân vật thì nhiệm vụ của chúng ta là làm sáng tỏ những đặc điểm của nhân vật đó đồng thời thể hiện được “ý đồ” mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật ấy.

Dạng đề này khá quen thuộc với học sinh, tuy nhiên các em chưa có kĩ năng phân tích tốt. Các luận điểm đưa ra còn chưa đầy đủ, chưa thuyết phục. Bài viết này sẽ giúp các em có một cấu trúc bài viết hoàn hảo nhất cho dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

I. Mở bài:

Giới thiệu nhân vật? Trong tác phẩm nào? Tác giả?

Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì?

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

2. Tóm tắt tác phẩm:

Lưu ý: Tóm tắt ngắn gọn, tập trung vào những chi tiết đắt giá, tạo ra tình huống truyện để nhân vật chính bộc lộ đặc điểm.

3. Lần lượt phân tích các phương diện của nhân vật:

a. Lai lịch

b. Ngoại hình

c. Ngôn ngữ

d. Nội tâm

e. Cử chỉ hành động

f. Những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích.

Liệt kê trên đây giúp các bạn không bỏ sót phương diện nào khi phân tích nhân vật chứ không phải là Trình tự phân tích. Thông thường, chúng ta sẽ phân tích theo luận điểm, mỗi luận điểm là một đặc điểm/nét tính cách/vẻ đẹp [cả ngoại hình lẫn tâm hồn] của nhân vật.

Cuối phần này, nên có một đoạn tổng kết lại những điểm đặc biệt về nhân vật.

4. Nghệ thuật:

Khác với phân tích cả tác phẩm, đề bài dạng này chỉ yêu cầu phân tích nhân vật. Cho nên, phần nghệ thuật nên chăm chút cho những thủ pháp giúp nhân vật trở nên điển hình, ví dụ như: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện [giúp nhân vật bộc lộ tính cách], Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, Kết cấu, nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật khác..vv.

5. Mở rộng, liên hệ [nếu có]:

Trong phần này, có thể liên hệ nét tương đồng hay so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác để bài viết thêm sâu, rộng. Những đánh giá, nhận định khác về Nhân vật cũng là những chi tiết đắt giá để bài phân tích của bạn có thêm điểm sáng!

III. Kết bài: 

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: [1] đặc điểm điển hình của nhân vật và [2] đặc điểm/phong cách/ bút pháp nổi trội của tác giả trong việc xây dựng thành công nhân vật.

Hi vọng với dàn ý chung trên đây sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài phân tích nhân vật của mình. Chúc các em học tốt!

Mod Văn

Video liên quan

Chủ Đề