Chính sách thặng dư cổ tức được coi là thích hợp:

Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tài chính chắc hẳn khái niệm thặng dư vốn cổ phần sẽ không còn xa lạ với giới đầu tư. Nhưng vẫn còn có một số người vẫn còn mơ hồ chưa hiểu rõ được nội dung cơ bản của thặng dư vốn cổ phần là gì. Vì vậy, với bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm một số kiến thức cơ bản về vấn đề này.

Thặng dư vốn cổ phần [Capital surplus] là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu ở hiện tại so với giá phát hành. Khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần và chuyển thành vốn của chủ công ty trong tương lai. Thông thường, khoản thặng dư này không được xem là vốn cổ phần cho tới khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi và chuyển vào vốn đầu tư.

Để bạn hình dung, tôi có thể lấy một ví dụ:

Công ty A phát hành 100.000 cổ phiếu với giá ban đầu là 20.000 đồng/cổ phiếu. Tổng khoản tiền mà công ty này thu về sau khi bán hết số cổ phiếu trên là 2.000.000.000. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhu cầu của người dùng với cổ phiếu này cao, công ty A đã tăng giá cổ phiếu này lên 25.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, số tiền sau khi bán hết thu về là 2.500.000.000 đồng. 

Phần chênh lệch giữa giá phát hành và giá bán là 500 triệu đồng. Do đó, thặng dư vốn cổ phần của công ty A chính là 500 triệu đồng. 

Để tính thặng dư vốn cổ phần, các nhà đầu tư có thể tham khảo qua công thức sau:

Thặng dư vốn cổ phần = [Giá phát hành – Mệnh giá cổ phiếu] x Số lượng cổ phần phát hành

Ví dụ vốn thặng dư cổ phần:

Để có thể hiểu được rõ về công thức tính thặng dư vốn cổ phần, bạn tham khảo vào ví dụ sau: Công ty X đưa ra thị trường 200.000 với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau này, cổ phiếu này được tăng giá đạt mức 15.000 đồng/cổ phiếu, công thức tính thặng dư lúc này:

[15.000 – 10.000] x 200.000 = 1.000.000 đồng.

Công thức tính thặng dư cổ phần khá đơn giản cho các nhà đầu tư

Ngoài định nghĩa thặng dư vốn cổ phần là gì, thì ý nghĩa này cũng vô cùng quan trọng. Thặng dư vốn giúp các công ty cổ phần có thể huy động được nhiều vốn hơn giúp cho công ty mở rộng kinh doanh của mình. Do vậy, nếu công ty cổ phần nào có số này cao thì càng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển.

Từ đó, ý nghĩa thặng dư vốn cổ phần là giúp công ty số vốn lên để đầu tư mở rộng kinh doanh, tăng sức cạnh tranh với thị trường, đặc biệt giúp lợi nhuận ngày càng nhiều. Ngoài ra, các công ty cổ phần sẽ có thêm nhiều uy tín hơn trong kinh doanh, nhờ vậy mà sẽ có nhiều nhà đầu tư hơn nữa vào công ty.

Thặng dư vốn không chỉ là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn nhà nước quản lý và quy định rõ theo “thông tư 19/2022/TT-BTC” của bộ tài chính có quy định như sau:

Khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ không cần phải tính thuế thu nhập của doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

Các khoản tiền chênh lệch tăng từ mua hoặc bán cổ phiếu giá trị cao hơn mệnh giá so với trước đó đã được niêm yết hoạt toán vào tài khoản thặng dư vốn. Những khoản này không được hạch toán trong mục thu nhập tài chính của doanh nghiệp.

Các khoản tiền chênh lệch cũng là một cách tính TDVCP

Tuỳ vào từng trường hợp doanh nghiệp có thể biến đổi linh hoạt điều chỉnh số vốn hoạt động sao cho hợp lý như sau:

Tăng vốn điều lệ dựa trên việc chuyển nguồn thặng dư đảm bảo mục đích tăng vốn điều lệ. Nhưng doanh nghiệp cần lưu ý để đáp ứng các điều kiện về khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua trong cổ phiếu quỹ.

Dựa trên tình hình số lượng cổ phiếu được bán ra, việc chào bán và kêu gọi vốn bằng việc mua cổ phiếu, công ty sẽ phát hành ra thị trường số lượng cổ phiếu có giới hạn.

Nếu trong trường hợp công ty không thể bán hết số lượng cổ phiếu đó ra ngoài thị trường cho các nhà đầu tư. Đặc biệt đối với các với các công ty mới thành lập, công ty, vừa và nhỏ… Trong trường hợp này, doanh nghiệp, công ty chỉ được tăng thêm số vốn điều lệ trên cơ sở sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cổ phiếu trong vốn thặng dư với giá vốn trong lượng cổ phiếu chưa chào bán.

Đặc biệt, nếu tất cả phần vốn của cổ phiếu quỹ chưa được chào bán trên thị trường bằng nguồn vốn thặng dư, doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh tăng hay giảm nguồn vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn cổ phần

Trên thị trường chứng khoán, bất kỳ công ty nào thực hiện các thủ tục bán cổ phiếu phải đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực chứng khoán liên quan đến TDVCP cụ thể như sau:

Nếu bán cổ phiếu ra thị trường với giá thấp hơn mệnh giá, thì công ty phải có TDVCP dựa trên các báo cáo tài chính năm gần nhất và phải được kiểm toán đầy đủ bù vào phần thặng dư âm phát sinh từ việc bán cổ phiếu dưới mệnh giá.

Trường hợp công ty đăng ký bán trái phiếu, cổ phiếu kèm theo chứng quyền ra thị trường mà giá thay đổi. Giá phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá niêm yết thì chỉ được thực hiện khi có TDVCP để bù vào phần thặng dư âm nếu có phát sinh, thì cần tiến hành theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật hiện nay.

Doanh nghiệp cần hiểu về các quy định chứng khoán liên quan đến TDVCP

Khái niệm thặng dư vốn cổ phần là gì, công thức tính, ý nghĩa đã được chia sẻ thì quy định về tăng vốn điều lệ cũng vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật tại thông tư 19/2003/TT-BTC của bộ tài chính được quy định như sau:

Các khoản chênh lệch do việc mua hay bán cổ phiếu do giá chênh lệch phát hành cổ phiếu phải lớn hơn mệnh giá cần được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không được hạch toán vào thu nhập tài chính doanh nghiệp. 

Nếu giá bán cổ phiếu quỹ có giá mua nhỏ hơn, thì mệnh giá chênh lệch giảm  của giá bán cổ phiếu mới thấp hơn mệnh giá không được hạch toán vào chi phí. Đặc biệt không dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp mà phải dùng vốn thặng dư để bù đắp. Nếu số vốn thặng dư không đủ để bù đắp thì doanh nghiệp cần dùng các nguồn lợi sau thuế hay các quỹ công ty để bù đắp.

Trường hợp nếu kết chuyển thặng dư vốn nhằm mục đích tăng thêm vốn điều lệ. Thì việc chuyển thặng dư vốn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về việc các khoản chênh lệch từ giá bán và giá mua cổ phiếu quỹ. Chính vì thế, nếu thỏa mãn các điều kiện đó thì công ty mới được sử dụng các nguồn vốn thặng dư để tăng vốn điều lệ.

Còn nếu chưa bán hết các cổ phiếu đang chào bán ra ngoài thị trường thì công ty chỉ được sử dụng khoản vốn nguồn thặng dư với tất cả giá vốn của cổ phiếu chưa bán và có bổ sung thêm khoản vốn điều lệ.

Quy định vốn điều lệ từ TDVCP

Trên đây là một số chia sẻ thông tin thặng dư vốn cổ phần là gì. Hi vong qua bài viết này sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn trong lĩnh vực này. Điều này sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thêm phần thuận lợi, suôn sẻ hơn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Với quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của thị trường chứng khoán, số lượng các công ty cổ phần mới liên tục tăng cùng những khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu vốn và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn phải “đắn đo” rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp

Trong hoạt động kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau. Công ty sử dụng vốn vay phải trả lãi vay cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, nhưng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả lợi gốc và lãi vay đúng hạn; làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ. Trong khi đó, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty không phải đáo hạn vốn gốc, giảm khả năng rủi ro về nợ. Do đó, công ty cần xem xét đặc điểm của từng loại vốn và từng giai đoạn kinh doanh để lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý. Công ty khi sử dụng nợ vay vào hoạt động kinh doanh có thể làm gia tăng hoặc giảm sút tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ vì lãi tiền vay phải trả cho tổ chức tín dụng tài chính hoặc trái phiếu là chi phí sử dụng vốn mang tính cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Do đó, hoạt động của công ty đòi hỏi phải đạt mức doanh lợi tối thiểu từ việc sử dụng vốn vay để không ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông hoặc mỗi cổ phần. Bà Vũ Thị Hồng Loan, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính nhận xét: “Việc sử dụng vốn vay sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Mức độ hiệu ứng của đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ: Công ty có hệ số nợ cao thì hệ số đòn bẩy tài chính cao và ngược lại”. Công ty sử dụng vốn vay để bù đắp thiếu hụt về vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác có thể làm gia tăng tỷ suất vốn chủ sở hữu. Bởi vì khi sử dụng vốn vay, công ty trả lãi tiền vay với mức cố định. Do đó, nếu công ty tạo ra khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế lớn thì sau khi trả tiền vay và thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận dôi ra là lợi ích của chủ sở hữu. Ngược lại, khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn lãi tiền vay phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì nó làm sút giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Một vấn đề nữa trong cơ cấu vốn doanh nghiệp là tỷ lệ cổ phiếu người lao động được nắm giữ trong quá trình phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty. Theo Thông tư 18/2007/TT-BTC, tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình không được vượt quá 5% vốn cổ phần đang lưu hành của công ty. Điều này tạo ra sự thắc mắc trong cộng đồng doanh nghiệp về tỷ lệ trên là của vốn điều lệ hay của vốn phát hành thêm. Hơn nữa, với nhiều doanh nghiệp, việc quy định một tỷ lệ nhỏ như vậy là không hợp lý, vì nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động lớn, việc phân chia theo tỷ lệ này dẫn đến việc mỗi người lao động chỉ được nhận một vài cổ phiếu, không tương xứng với công sức đóng góp của họ. Qua việc xem xét đặc điểm của mỗi loại vốn huy động của công ty cũng như mức độ hiệu ứng đòn bẩy tài chính bằng việc xem xét chi phí sử dụng vốn vay tác động ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, công ty có thể tính toán và lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp với điều kiện cụ thể. Theo đó, quyết định việc huy động vốn dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu hay huy động vốn dưới hình thức vay nợ để bổ sung vốn kinh doanh nhằm mục đích gia tăng lợi ích cổ đông của công ty.

Khôn khéo trong chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức được xem là một trong những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị tài chính của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, nguồn tiền công ty có thể sử dụng để tái đầu tư và có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của các cổ đông hiện hành. Hiện tại, hai mô hình trả lợi tức cổ phần phổ biến là mô hình lợi tức cổ phần ổn định và mô hình lợi tức cổ phần thặng dư. Với mô hình lợi tức cổ phần ổn định, chính sách cổ tức ổn định đưa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của công ty. Với mô hình lợi tức cổ phần thặng dư, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tư hoặc trả nợ. Theo PGS.TS.Nguyễn Đăng Nam, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp nên sử dụng mô hình này trong trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư, tăng trưởng tốt hơn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Chính sách lợi tức cổ phần có thể có những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Ví dụ như công ty có thể lựa chọn một chính sách phân chia cổ tức ổn định hoặc có thể lựa chọn chính sách cổ tức thặng dư, tức là ưu tiên phần đầu tư hơn là phần chia lợi tức trước mắt, điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, sự khôn ngoan của các nhà quản trị công ty. Mọi mô hình ưu tiên trả lợi tức cổ phần trước hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, tất nhiên, nếu để đạt được mục đích trước mắt thì phải hy sinh một số lợi ích dài hạn và ngược lại. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp để thực hiện chính sách lợi tức phù hợp. Nhiều ý kiến cũng cho rằng trong điều kiện hiện nay, nếu các công ty sử dụng quá nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức để “đánh bóng” hình ảnh của công ty thì không nên mà nên hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Theo các chuyên gia, các công ty cổ phần nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán; nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư để duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty. Công ty nên đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức ngay cả khi công ty có cơ hội đầu tư tốt và nên duy trì hệ số nợ tối ưu của công ty theo cơ cấu vốn mục tiêu.

Video liên quan

Chủ Đề