Viết đoạn văn ngắn trình bày theo cách diễn dịch

Đề bài: Hãy viết đoạn văn diễn dịch [8 đến 10 câu] chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

Hãy viết đoạn văn diễn dịch [8 đến 10 câu] chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống


1. Mẫu số 1:

Niềm tin là điều quan trọng nhất đối với mỗi người trong cuộc sống. Niềm tin chính là sự tự ý thức vào năng lực, phẩm chất của chính bản thân mình và chính điều đó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống hằng ngày. Có niềm tin, mỗi người chúng ta sẽ biết được vị trí của bản thân và từ đó không ngừng cố gắng học tập, phấn đấu để có thể đạt được mục đích đề ra. Thêm vào đó, có niềm tin sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ, tuyệt vời với biết bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nếu cuộc sống không có niềm tin, chúng ta sẽ dần mất đi phương hướng, cảm thấy mọi thứ trở nên nhàm chán, tẻ nhạt và dần dần sẽ rơi vào trạng thái bi quan, chán nản. Niềm tin là yếu tố cần có đối với mỗi người, nó chính là phương thuốc hữu hiệu và diệu kì nhất đưa chúng ta vượt qua những khó khăn và đạt đến được thành công.


2. Mẫu số 2:

Trong cuộc sống của chúng ta có thật nhiều điều có giá trị to lớn và niềm tin là điều quan trọng trong cuộc sống của con người. Có lẽ không quá khi có ai đó từng nói "mất niềm tin là mất đi tất cả" bởi lẽ có niềm tin sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp, thú vị trong cuộc sống. Có niềm tin, chúng ta sẽ xác định được hướng đi cho bản thân mình và từ đó sẽ không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được những mục tiêu của bản thân. Có niềm tin, trước những khó khăn, vấp ngã chúng ta sẽ có thêm động lực để đứng dậy, làm lại từ đầu và vươn đến thành công. Trong cuộc sống hằng ngày, có thật nhiều tấm gương sáng, dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn tin vào tương lai, vào những điều tốt đẹp. Đó chính là những người chúng ta học tập và noi theo. Niềm tin, nó là vật vô hình song lại có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với tất cả chúng ta.


3. Đoạn văn 3:

Đối với mỗi người chúng ta, niềm tin là điều quan trọng trong cuộc sống. Cuộc sống của mỗi người trên con đường đến thành công không phải luôn được trải những cánh hồng nhung đỏ rực rỡ mà luôn có những khó khăn, thách thức. Trước những sóng gió ấy, niềm tin chính là "liều thuốc" hữu hiệu nhất giúp chúng ta biết đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, có thêm động lực để cố gắng và đạt đến được đỉnh vinh quang. Niềm tin mang đến cho những người thất bại một tia sáng để có thể làm lại từ đầu. Niềm tin, mang đến cho những người đang chông chênh giữa ngã rẽ cuộc đời một lối đi, một phương hướng để cố gắng. Niềm tin mang đến cho những người trẻ một mục tiêu để phấn đấu. Có niềm tin, mọi thứ trong cuộc sống sẽ trở nên đơn giản, tươi sáng và tốt đẹp hơn. Cuộc sống của chúng ta có thể đánh mất nhiều thứ song niềm tin là điều không bao giờ chúng ta được phép đánh mất bởi như Steve Jobs đã từng nói rằng "Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin".

Củng cố kĩ năng viết đoạn văn, bên cạnh bài Hãy viết đoạn văn diễn dịch 8- 10 câu chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống, các em có thể luyện tập thêm với đề: Viết đoạn văn [từ 8 - 10 câu] nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi, Viết 5 đoạn văn diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp, song hành với nội dung tự chọn, Viết đoạn văn ngắn về môi trường trong đó có sử dụng các thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú, Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa.

Niềm tin là sức mạnh tinh thần to lớn để con người bức phá mọi khó khăn, chinh phục những mục tiêu đặt ra, em hãy Hãy viết đoạn văn diễn dịch [8 đến 10 câu] chủ đề: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống để trình bày quan điểm của em về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Diễn dịch là một trong những phương pháp suy luận được áp dụng phổ biến nhất. Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài văn nghị luận. Dưới đây là định nghĩa và ví dụ về đoạn văn diễn dịch cụ thể nhất để bạn tham khảo.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Phép diễn dịch là gì?

Một bài nghị luận thông thường có rất nhiều phương pháp để trình bày. Ví dụ như diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng phân hợp… Trong đó, diễn dịch vẫn là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng nhất. Đó là bởi nó dễ viết, dễ hiểu, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.

Đoạn văn diễn dịch là một đoạn văn với câu chủ đề nằm ở ngay đầu đoạn. Đây là câu khái quát và mang ý nghĩa bao hàm cả đoạn. Những câu sau có nhiệm vụ triển khai mệnh đề đưa ra ở câu chủ đề, minh họa cụ thể. Chúng có thể sử dụng các biện pháp giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích… Kèm theo đó là những câu nhận xét, đánh giá và cảm nhận chủ quan từ người viết.

Có thể bạn quan tâm:  Tình thái từ là gì và có chức năng thế nào trong câu?

Đọc thêm bài viết: Trường từ vựng là gì và đặc điểm nhận diện chính xác nhất!

Ví dụ về đoạn văn diễn dịch

Đoạn 1:

– Thức khuya là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Tác hại ngay trước mắt là các biểu hiện uể oải, thiếu tập trung vào ngày hôm sau. Có thể kèm theo các triệu chứng ù tai, chóng mặt hoặc mắt mờ, các cơ đau mỏi. Đặc biệt, với những người tập thể hình thì thức khuya sẽ giảm khả năng phát triển cơ bắp. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến trí nhớ suy giảm rõ rệt. Với phụ nữ, thức quá khuya khiến làn da nhợt nhạt, tăng tiết nhờn, dễ nổi mụn. Dễ thấy nhất là bọng mắt và quầng thâm mắt rõ rệt hơn, làn da kém mịn màng. Thức khuya liên tục khiến da kém đàn hồi, khô, tốc độ lão hóa nhanh hơn bình thường rất nhiều. Ngoài ra, thức khuya, thiếu ngủ khiến mắt phải làm việc nhiều, dẫn đến khô, mỏi mắt. Nếu thức khuya và tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều sẽ dẫn đến các bệnh về mắt.

Đoạn 2:

– Chúng ta nên ăn từ 20g chất xơ/ngày để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, nâng cao đề kháng. Rau xanh là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng tự nhiên dồi dào nhất. Các chất này có nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, các loại rau màu xanh đậm và củ quả màu đỏ, vàng rất giàu vitamin A và Sắt. Đây là loại vitamin rất tốt cho mắt, hỗ trợ đề kháng. Sắt giúp sản sinh hồng cầu, chống thiếu máu, hỗ trợ tăng trưởng toàn diện cho cơ thể. Rau củ quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa mạnh khác. Những chất này làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, duy trì sức khỏe và vóc dáng. Đồng thời phòng chống các bệnh tim mạch, huyết áp cao, ung thư… Rau xanh còn là thực phẩm vàng giúp kiểm soát cholesterol và tăng axit folic trong máu.

Có thể bạn quan tâm:  Trợ từ là gì?

Trên đây là khái niệm diễn dịch là gì và các ví dụ về đoạn văn diễn dịch cụ thể nhất. Hầu hết học sinh, không phân biệt năng lực, đều có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này. Diễn dịch thực sự rất hữu ích đối với văn nghị luận. Do đó bạn hãy luyện tập nó thật thuần thục nhé.

Các kiểu đoạn văn trong văn bản

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Cách thức trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành, so sánh.

Tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh biết cách viết các kiểu đoạn văn trong văn bản, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Cách thức trình bày các kiểu đoạn văn trong văn bản

- Đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề.

- Ví dụ:

Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề ở cuối đoạn. Nội dung của đoạn văn được triển khai chi tiết từ cụ thể đến khái quát. Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề không có tính định hướng nội dung cho toàn đoạn văn, mà sẽ khái quát lại nội dung.

- Ví dụ:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ được thể hiện qua những trang sử những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đến ngày hôm nay tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Tinh thần yêu nước luôn tồn tại trong mỗi người không phân biệt tuổi tác: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”. Hay giai cấp: “Từ những nam nữ công nhân… đến những đồng bào điền chủ…”. Thậm chí là cả khoảng cách địa lý: “Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”. Tinh thần yêu nước giống như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “thứ của quý”, và trách nhiệm của mỗi người dân là phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó.

3. Đoạn văn tổng phân hợp

- Đoạn văn tổng phân hợp có sự kết hợp giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu nêu khái quát về nội dung, câu kết đoạn có tính tổng hợp, liên hệ mở rộng. Các câu trong đoạn văn tập trung triển khai nội dung của đoạn văn.

- Ví dụ:

Thời đại công nghệ với sự ra đời của nhiều mạng xã hội đã phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Youtube... được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh. Bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, thì các trang mạng xã hội này cũng đem đến nhiều tác hại. Nhiều học sinh chìm đắm trong thế giới của mạng xã hội, dẫn đến tình trạng “nghiện mạng xã hội”. Mạng xã hội khiến chúng ta dần rời xa cuộc sống thực tế. Đôi khi trên các trang mạng xã hội còn những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy… ảnh hưởng không tốt đến nhân cách, đạo đức của học sinh. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải có biện pháp quản lí trong việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Bản thân mỗi học sinh cũng cần tỉnh táo trong việc sử dụng các trang mạng xã hội. Việc học sinh sử dụng mạng xã hội là tốt, nhưng cần biết sử dụng sao cho phù hợp và khoa học.

4. Đoạn văn song hành

- Đoạn văn song hành là đoạn văn mà các nội dung được triển khai song song nhau. Các nội dung tồn tại độc lập, mỗi câu trong đoạn nêu một khía cạnh chủ đề đoạn văn để làm rõ nội dung cho đoạn.

- Ví dụ:

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân [nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân], tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch tháng 11 năm 1951.

5. Đoạn văn móc xích

- Đoạn văn móc xích là đoạn văn triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cho đến hết đoạn.

- Ví dụ:

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

[Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh]

6. Đoạn văn so sánh

- Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu giữa các đối tượng để thấy được sự giống hoặc khác nhau, từ đó làm nổi bật luận điểm của đoạn văn. Có hai kiểu so sánh khi viết đoạn văn là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Ví dụ:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khuyên nhủ con người phải sống có ý chí:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm cùng từng viết trong nhật kí của mình: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Cũng đồng quan điểm đó, tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ đã để lại lời khuyên có giá trị cho mỗi người trong cuộc sống.

Cập nhật: 01/06/2021

Video liên quan

Chủ Đề