Viết đoạn văn 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh hiện nay

Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 3 đến 5 câu ] về ông, bà hoặc một người thân của em.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 3 đến 5 câu] nói về một người thân của em [ông, bà, bố, mẹ]

Nghị luận 200 chữ về ý nghĩa của việc học tập

Viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc học gồm 5 đoạn văn mẫu dưới đây không chỉ giúp các em có thêm những ý tưởng hay cho bài viết của mình mà còn nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc học. Qua đó thấy được ý nghĩa, vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.

Việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới. Vậy dưới đây là 5 đoạn văn nghị luận về việc học hay nhất, mời các bạn đón đọc.

Viết đoạn văn nghị luận về tầm quan trọng của việc học

Chỉ cần một ngày còn sống là con người cần phải học tập bởi: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Học tập là học hỏi và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng. Cuốn vở là dụng cụ để ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập. Câu nói nhằm khuyên chung ta rằng học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ. Đó là một hành trình dài lâu chứ không phải là một giai đoạn ngắn. Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức- kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay. Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập. Lê- nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Đac-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Học tập là cuốn vở không trang cuối, đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự. Thật dáng chê trách những ai tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập… Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta. Học kết hợp với hành thì mới có thành tựu. Có kiến thức rồi đem kiến thức ấy giúp ích cho đời thì việc học ấy mới thực hữu ích. Hiểu được ý nghĩa câu nói, hãy nỗ ực học tập hết mình, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời để hoàn thiện bản thân và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.

Viết đoạn văn 200 chữ về tầm quan trọng của việc học

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Viết đoạn văn nghị luận ý nghĩa của việc học

Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.

Nghị luận 200 chữ về tầm quan trọng của việc học

Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta. Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy. Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai mà mọi người học sinh phải trả qua. Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình. Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập. Chỉ có như vậy học mới thành công. Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã. Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác. Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước. Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển. Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội. Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công. Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng, tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,. . .

Xem thêm: Nghị luận về tầm quan trọng của việc học

Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập hay nhất

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

Cập nhật: 13/04/2022

Viết đoạn văn về một hiện tượng xã hội

Viết đoạn văn nghị luận về mục đích học tập của học sinh gồm 4 đoạn văn mẫu hay được chúng tôi tổng hợp từ bài làm của các bạn học sinh giỏi. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, ôn luyện từ đó biết sử dụng vốn từ, kiến thức để viết đúng, viết hay tự tin hơn với khả năng viết đoạn văn nghị luận.

Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ngoài đoạn văn viết về mục đích học tập các em có thể tham khảo thêm một số đoạn văn khác như 109 đoạn văn nghị luận 200 chữ, Đoạn văn nghị luận về giá trị của thời gian. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đoạn văn nghị luận về mục đích học tập của học sinh

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đacuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Đoạn văn nghị luận về mục đích học tập của học sinh

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn… Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập. Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó. Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đình và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này. Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày. Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Đoạn văn nghị luận về mục đích trong học tập của học sinh

Trên thực tế, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, từ đó có những phương pháp học tập khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Còn với em, mục đích học tập của em đó chính là học để có được kiến thức nền tảng vững chắc, để có được một công việc tốt sau này và để có thể tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt hơn. Việc học trên trường sẽ giúp em có được kiến thức cơ bản của các môn học, kiến thức ấy có thể sẽ được ứng dụng vào cuộc sống của em sau này. Hơn nữa, với em, học là để phát triển bản thân, giúp bản thân tiếp cận được với những cơ hội giáo dục tốt hơn sau này. Ví dụ: thành tích học tập tốt sẽ được cấp học bổng tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới, được trở thành sinh viên trao đổi,.... Đồng thời, việc có thành tích học tập tốt cũng sẽ là điều kiện để các nhà tuyển dụng có thể xét duyệt hồ sơ xin việc sau này. Tóm lại, mỗi người cần xác định cho mình những mục tiêu học tập phù hợp để có phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Cập nhật: 17/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề