Vị vua cuối cùng của nước ta là ai

Câu hỏi:

Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai?

A. Lý Cao Tông

B. Lý Chiêu Hoàng

C. Lý Huệ Tông

D. Lý Trấn Quán

Đáp án đúng B.

Đời vua cuối của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225, Lý Chiêu Hoàng là hoàng đế nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cũng là vua cuối cùng của triều đại nhà Lý.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Triều Lý [1010-1226] có 9 đời vua: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.

Lý Chiêu Hoàng [1218 – 1278] còn được gọi là Chiêu Thánh Hoàng hậu, là Hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, nhưng không phải là vị vua nữa giới đầu tiên, vị nữ quân chủ đầu tiên là Nữ vương Trưng Trắc. Bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong có khả năng sắp đặt của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, người đang nắm quyền lực trong triều đồng thời cũng là chú họ bên ngoại của bà.

Năm 1226, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cản [Trần Thái Tông], triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 vì không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế ngôi vị hoàng hậu sau đó chính là chị ruột của bà. Sau năm 1258, ở tuổi 40 bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Trần Thái Tông khỏi bị truy kích trong lần quân Nguyên vào cướp. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy Công chúa. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.

Vị vua cuối cùng của nước Việt Nam là vua Bảo Đại, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn. Tại vị từ ngày 6 tháng 11 năm 1925 đến ngày 30 tháng 8 năm 1945 [tổng cộng 19 năm, 297 ngày].

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, tên thường gọi lúc nhỏ là mệ Vững, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại kinh thành Huế, là con trai duy nhất của vua Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc.

Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.

Nam Phương Hoàng hậu [vợ vua Bảo Đại]

Ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai người này, chiều ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín và bảo kiếm, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu. Ông trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ”.

Sau khi thoái vị, Bảo Đại được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoản đãi rất tốt. Ông được chính phủ chu cấp về tài chính. Tháng 9 năm 1945, Vĩnh Thụy được Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”, ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.

Bảo Đại đã sống những năm cuối đời tại một căn hộ nhỏ ở số 29, đường Fresnel, quận 16, thủ đô Paris. Tất cả gia tài đồ sộ và quyền lực một thời đều đã không còn, ông sống dựa vào khoản trợ cấp 20.000 Franc/tháng của chính phủ Pháp.

Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Ông cũng là vị vua thọ nhất của nhà Nguyễn, là vị vua sống thọ thứ 2 của Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều vị vua được biết đến với tài năng, đức độ hay công lao hiển hách. Thậm chí có cả những người nhắc đến là nhớ tới sự ăn chơi sa đọa đến mất ngôi.

Còn riêng nói về Bảo Đại, phần nhiều mọi người sẽ chẳng mấy tỏ tường về cuộc đời của ông. Có chăng chỉ nhớ đến những giai thoại tình trường đào hòa cùng danh phận vị vua cuối cùng của Việt Nam.

Vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam. [Ảnh: VietNamNet]

Lịch sử vẫn luôn ghi nhận Bảo Đại là con trai duy nhất của vua Khải Định cùng bà Từ Cung Thái Hậu. Song xung quanh đó, thắc mắc về thân thế thực sự của vị vua cuối cùng triều Nguyễn vẫn chưa ai dám khẳng định.

Hình ảnh vua Bảo Đại khi còn là Hoàng thái tử Vĩnh Thụy. [Ảnh: Elle]

Bởi lẽ theo một số nhà ghi chép lịch sử cả trong lẫn ngoài nước, vua Khải Định bị cho là không có khả năng sinh con cũng như không thích gần gũi phụ nữ nên nhiều khả năng Bảo Đại không phải con ruột của ông. Nhưng suy cho cùng, tất cả chỉ mới là giả thuyết và chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục để chứng minh nghi vấn trên.

Tạm gác lại những tranh cãi về thân thế, thì sự thật là đến năm 9 tuổi, Bảo Đại [khi đó là Vĩnh Thụy] đã được phong làm Đông Cung Thái Tử. Năm 1922, trong một lần cùng vua Khải Định sang Pháp công du, ông đã được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean Francois Eugène Charles nhận làm con nuôi. Đây cũng là khởi đầu cho việc Bảo Đại sang Pháp du học và tiếp nhận nền văn hóa nước này.

Cho đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn xung quanh thân thế thực sự của ông. [Ảnh: Dân Trí]

>> Xem thêm: Lê Thần Tông: Vị vua Việt đầu tiên lấy vợ người châu Âu

Vua Bảo Đại gần như không biết gì về lịch sử triều đại

Sau khi vua Khải Định qua đời năm 1925, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy đã từ Pháp trở về để nối ngôi, lấy hiệu là Bảo Đại. Vua Bảo Đại tiếp đó lại quay về Pháp để học tập, giao lại triều chính cho quần thần.

Vua Bảo Đại từng được tiếp xúc với văn hóa phương Tây trong một thời gian dài. [Ảnh: VietNamNet]

Ông đã có một thời gian dài tiếp xúc với văn hóa Pháp, cùng với đó là bị “cách ly” với văn hóa Việt Nam. Chẳng thế mà đã từng có lần, vua Bảo Đại thú nhận rằng bản thân gần như không nắm được lịch sử triều đại.

Khi Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại đã quyết định thoái vị để trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Có một câu nói ở trong Tuyên ngôn thoái vị mà cho đến nay trở nên nổi tiếng nhất của vua Bảo Đại: “Trẫm muốn làm dân một nước tự do, hơn là làm vua một nước nô lệ”.

Ông thoái vị năm 1945 và tham gia vào Chính phủ Việt Nam khi đó. [Ảnh: Thanh Niên]

Trở thành một công dân, Bảo Đại tiếp tục có 10 năm hoạt động chính trị trước khi sang Pháp sống Cho đến ngày 31/7/1997, cựu hoàng Bảo Đại đã qua đời ngay trên đất Pháp vì bệnh tật.

>> Có thể bạn quan tâm: Vị vua háo sắc bậc nhất Việt Nam và cái chết bi thảm lúc cuối đời

Tình trường đào hoa cùng lời hứa bị phá vỡ với Nam Phương Hoàng hậu

Với gương mặt điển trai, chiều cao 1m82 cân đối cùng với việc tiếp xúc văn hóa phương Tây từ nhỏ mà vua Bảo Đại có đời sống tình cảm khá phức tạp. Ông có một chuyện tình đẹp với bà Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan mà sau này chính là Nam Phương Hoàng hậu.

Chuyện tình của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã trở thành giai thoại nổi tiếng được nhiều người biết đến. [Ảnh: Thanh Niên]

Để theo đuổi được bà Nguyễn Hữu Thị Lan, vua Bảo Đại đã phải đặt ra lời hứa kiếp này chỉ “một vợ một chồng”. Cuộc sống giữa vua và Nam Phương Hoàng hậu bên 5 người con tưởng chừng cứ hạnh phúc như thế cho đến khi chính Bảo Đại là người đã phá vỡ lời hứa đó.

Sau này khi ra Hà Nội, vua Bảo Đại còn quen với bà Bùi Mộng Điệp, phong làm thứ phi rồi có với nhau 3 người con chung. Rồi lần lượt ông còn có các mối quan hệ khác với vũ nữ Lý Lệ Hà, bà Lê Thị Phi Ánh, cô gái tên Jenny Woong… và có thêm nhiều con cái nữa.

Thứ phi Mộng Điệp [trái] và bà Phi Ánh [phải] là hai trong số nhiều bóng hồng xuất hiện bên cạnh vua Bảo Đại. [Ảnh: 24h]

Bà Monique Baudot được biết đến là người phụ nữ cuối cùng ở bên Bảo Đại khi ông mất trên nước Pháp. [Ảnh: VietNamNet]

>> Đừng bỏ lỡ: "Ông vua 3 ngày" của triều Nguyễn và câu chuyện bị bỏ đói đến chết

Sinh ra trong thời điểm lịch sử Việt Nam và thế giới gặp nhiều biến động phức tạp nên có thể nói cuộc đời và sự nghiệp của vua Bảo Đại cũng long đong không kém. Thế nhưng vị vua cuối cùng của Việt Nam vẫn tìm được cho mình những bóng hồng sát cánh bên ông ngay cả khi trong lúc khó khăn cho tới cuối đời.

Video liên quan

Chủ Đề