Vì sao tưởng giới thạch thất bại

Cuối năm 1949, hầu hết đất đai trên đại lục Trung Quốc đã nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không cam chịu đầu hàng, Tưởng Giới Thạch cùng Quốc dân Đảng rút ra đảo Đài Loan xây dựng căn cứ nuôi chí phục thù sau này.

Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông ở Trùng Khánh năm 1945.

Cá nằm trên thớt

Đảo Đài Loan có diện tích hơn 35.000 cây số vuông, xếp thứ 28 về diện tích trong các hải đảo thế giới. Khoảng cách từ Đài Loan vào Đại lục Trung Quốc, chỗ gần nhất là 130 km. Năm 1948, tổng số nhân khẩu Đài Loan có 6 triệu người. Đến cuối năm 1949, hòn đảo này nhận thêm 1,3 triệu người. Trong số đó có đến 60 vạn là bộ đội của Tưởng.

60 vạn quân đồn trú trên một hòn đảo như Đài Loan là khá nhiều nếu nói về mật độ. Tuy nhiên, so sánh với lực lượng Quân giải phóng của Đại lục thì mới chỉ bằng 1/10 vì lúc này lực lượng của Đại lục đã lên tới 5,5 triệu quân. Trong không khí thắng lợi dồn dập, Mao Trạch Đông đã sớm ra lệnh cho Quân giải phóng chuẩn bị kế hoạch đổ bộ lên Đài Loan tiêu diệt căn cứ cuối cùng của Tưởng Giới Thạch.

Diệp Vĩnh Liệt trong cuốn Những nhân vật lịch sử Trung Quốc hiện đại cho biết: từ 31/12/1949, khi Tưởng vừa mới ra Đài Loan, chân chưa đứng vững, Ban chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ giải phóng Đài Loan trong năm 1950. Bức “thư gửi các tướng sĩ tiền tuyến và đồng bào toàn quốc” của Trung ương ĐCS Trung Quốc có đoạn viết: “Nhiệm vụ chiến đấu vẻ vang của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong năm 1950 là giải phóng Đài Loan, đảo Hải Nam và Tây Tạng, tiêu diệt bọn tàn quân cuối cùng của bọn phỉ Tưởng Giới Thạch…”

Trước đó, ngày 5/12/1949, Mao Trạch Đông đã ra lệnh cho Tư lệnh Không quân của ĐCS bắt tay vào sửa chữa sân bay các nơi. Hai tháng sau, vào 4/2 ông lại gửi điện cho Túc Dụ – Phó tư lệnh quân khu Hoa Đông 3, yêu cầu tăng cường huấn luyện lính dù để phục vụ cho kế hoạch đổ bộ Đài Loan. 6 ngày sau, Mao Trạch Đông lại gửi điện cho Lưu Thiếu Kỳ nói: “Đồng ý cho Túc Dụ điều động 4 sư đoàn để diễn tập hải chiến”. Thực chất 4 sư đoàn này là lực lượng nhằm vào việc tấn công Đài Loan.

Trong khi Đại lục đang chuẩn bị ráo riết để tấn công ra khơi thì ở Đài Loan, tin xấu liên tiếp bay tới với Tưởng. Ngày 5/1/1950, Tổng thống Mỹ Truman công bố chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, thừa nhận vô điều kiện Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc. Bản tuyên bố của Truman có đoạn: “Nước Mỹ không có ý định dùng lực lượng vũ trang để can dự vào tình thế hiện nay. Chính phủ Mỹ không bao giờ thực hiện phương châm dẫn đến việc bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến của Trung Quốc. Tương tự như vậy, Chính phủ Mỹ sẽ không cung cấp viện trợ quân sự hoặc cố vấn quân sự cho Đài Loan”.

Tuyên bố của Truman ngầm biểu thị rằng nếu Mao Trạch Đông dùng vũ lực tấn công Đài Loan, nước Mỹ sẽ khoanh tay đứng nhìn, không can thiệp vũ lực. Từ trước đó, vào ngày 5/8/1949 nước Mỹ đã công bố sách trắng về quan hệ Trung – Mỹ công kích Tưởng và các lãnh đạo Quốc dân Đảng là bất tài nên tự làm sụp đổ. Cũng từ đó, Mỹ vứt bỏ Tưởng để ủng hộ một con bài khác trong Quốc dân Đảng là Lý Tôn Nhân.

Bị mất chỗ dựa là Mỹ, với thực lực trong tay không lấy gì làm mạnh mà phải chống giữ trên một hòn đảo chơ vơ trước binh lực dồi dào của Đại lục, tình cảnh của Tưởng Giới Thạch những tháng đầu năm 1950 thật như đứng trên chảo lửa, cá nằm trên thớt.

Triều Tiên cứu Đài Loan

Đang trong lúc Tưởng khốn cùng thì tiếng súng chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên nổ ra đã giải thoát Tưởng khỏi cơn nguy cấp. Ngày 25/6/1950, quân đội8 Bắc Triều Tiên dưới sự chỉ huy tối cao của Kim Nhật Thành đồng loạt nổ súng vượt qua vĩ tuyến 38 tấn công chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.

Là kẻ “bảo hộ” Đại Hàn bấy lâu nay, nước Mỹ lập tức điều binh khiển tướng viện trợ. Tổng thống Truman cùng các viên chức hàng đầu về quân sự, chính trị nhóm họp khẩn cấp và đưa ra đối sách với 3 điểm chính. Một là chỉ thị cho tướng MacArthur cung cấp vũ khí trang bị cho quân Đại Hàn. Hai là tổ chức oanh tạc bộ đội Bắc Triều Tiên khi các nhân viên tùy thuộc của Mỹ rút ở bất kỳ vị trí nào. Ba là đưa Hạm đội 7 từ Philippiné tiến về phía bắc để đề phòng Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Có thêm điều thứ 3 là vì Truman tiếp thu ý kiến của MacArthur rằng “Đài Loan là phòng tuyến của Mỹ ở Thái Bình Dương, hình thành một vòng cung từ quần đảo Aliusan đến Nhật Bản, Okinawa cho đến Philippines” và nó “có thể trở thành một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”.

Ngày 27/6/1950, Truman công khai tuyên bố về cuộc chiến Triều Tiên đồng thời có đề cập đến Đài Loan. Lần này, chính Truman quay ngoắt 180 độ so với tuyên bố của ông ta vào ngày 5/1, ông ta nói: “Vì quân đội của Đảng Cộng sản [Trung Quốc] chiếm Đài Loan, sẽ trực tiếp uy hiếp sự an toàn của khu vực Thái Bình Dương, đồng thời uy hiếp hoạt động của quân đội Mỹ một cách hợp pháp và cần thiết ở khu vực đó. Do vậy, tôi đã ra lệnh cho hạm đội 7 của Mỹ đề phòng mọi sự tấn công vào Đài Loan”.

Tưởng Giới Thạch có thể thở phào. Rốt cục thì ông ta lại có cái ô bảo vệ của lực lượng Hải quân Mỹ. Về phía Đại lục, Bắc Triều Tiên là đồng minh được họ ủng hộ, lúc này đang bị quân Mỹ dồn ép có nguy cơ thất bại. Nếu Đại Hàn tiêu diệt được chế độ Kim Nhật Thành thì Trung Quốc sẽ mất đi cái vành đai an ninh. Căn cứ Mỹ sẽ đặt ngay sát biên giới đông bắc Trung Quốc. Bởi thế, Mao Trạch Đông đành phải tạm dừng kế hoạch đánh Đài Loan lại để cử quân sang Triều Tiên cứu Kim Nhật Thành.

Ngày 8/8/1950, Mao gửi điện cho Túc Dụ [người được giao nhiệm vụ chuẩn bị tấn công Đài Loan] đang bị ốm với nội dung: “Nhiệm vụ trước mắt không thật bức thiết nữa, anh có thể yên tâm dưỡng bệnh, cho đến khi khỏi bệnh”. Cho đến hết cuộc chiến Triều Tiên thì Tưởng đã củng cố vững chắc được thế đứng nên thời cơ để ĐCS Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan đã qua đi. Thêm vào đó Mỹ cũng thay đổi quan điểm, coi Đài Loan là một phòng tuyến chống cộng của Mỹ nên càng ra sức bảo vệ Tưởng.

Theo ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT

Tags: Trung Quốc, Đài Loan, Tưởng Giới Thạch

Thời báo New York cho rằng, trong con mắt của những nhân sĩ thế giới, Tổng thống Tưởng Giới Thạch với vóc dáng hao gầy, chỉnh tề mà rắn rỏi chính là thể hiện cho sự cương nghị và quyết tâm. Sự khổ hạnh, tiết kiệm và đạo đức của ông dường như rất phù hợp với phong thái của người đứng đầu một đất nước “lắm tai nhiều nạn” như Trung Quốc. 

“Nhật ký Tưởng Giới Thạch” tiết lộ nhiều tư liệu lịch sử mới mẻ, đầy bất ngờ

Năm 2005, gia đình Tưởng Giới Thạch quyết định công bố cuốn nhật ký của ông, đồng thời gửi bản gốc đến lưu trữ tại Viện Hoover [California, Mỹ]. Trong cuốn nhật ký này, Tưởng Giới Thạch đã ghi chép tường tận hầu hết sự kiện lớn trong đời mình. Và ông đã viết nó liên tục trong suốt 55 năm [1917 – 1973]. 

Nội dung cuốn nhật ký cho người ta một cái nhìn hoàn toàn khác về Tưởng Giới Thạch, thu hút sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu. Các học giả nhất loạt kêu gọi phải đánh giá xứng đáng công lao kháng Nhật, giải cứu Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch, đính chính lại những thông tin sai lệch, xuyên tạc vốn được tuyên truyền, rao giảng trước đây. 

Cho đến khi bản gốc của cuốn nhật ký được Viện Hoover công bố tại Mỹ, giới học thuật mới bắt đầu thay đổi ấn tượng đã ăn sâu về Tưởng Giới Thạch lâu nay. Họ sững sờ phát hiện ra “kẻ độc tài” mà chính phủ Trung Quốc rêu rao bao năm qua thực ra là một vĩ nhân, thẳng thắn, cương trực, đường hoàng, đạo đức. 

Jay Taylor là một nhà ngoại giao lâu năm, từng 2 lần đảm nhiệm chức vụ đại sứ Mỹ tại cả Trung Quốc và Đài Loan. Sau khi xem xong cuốn “Nhật ký Tưởng Giới Thạch”, ông mới hiểu được họ Tưởng đã cống hiến biết bao mồ hôi, tâm huyết cho đất nước, dân tộc. Từ đó ông trở thành một học giả phương Tây kêu gọi “bình phản” [lấy lại công bằng] một cách toàn diện cho Tưởng Giới Thạch.

Sự thực lịch sử cuối cùng cũng được trả lại nguyên vẹn. Người nhân nghĩa dẫu bị vùi lấp bởi những lời vu cáo, bịa đặt nhưng hào quang của họ vẫn tỏa sáng tận muôn đời sau.

Tưởng Giới Thạch 3 lần từ chối lời đề nghị đánh bom nguyên tử vào Đại lục của Mỹ

Năm 1943, Tưởng Giới Thạch, Franklin Delano Roosevelt và Winston Churchill tại hội nghị Cairo. Ảnh dẫn theo  soundofhope.org

Khi nhật ký của Tưởng Giới Thạch được công bố, có một chi tiết khiến người ta phải giật mình. Nước Mỹ 3 lần muốn giúp Tưởng Giới Thạch phản công vào Đại lục, lật đổ Mao Trạch Đông bằng cách thả bom nguyên tử. Nhưng Tưởng Giới Thạch đều nhất quyết từ chối. 

Ông nói rằng mình không muốn trở thành kẻ tội nhân, giết hại sinh mệnh của vô số người dân vô tội. Đánh bom nguyên tử chắc chắn sẽ giúp Tưởng có được lợi thế trên chiến trường, nhưng lại hại biết bao nhiêu con dân Đại lục, phản công như thế thà rằng không làm còn hơn. 

Khi xảy ra nạn đói ở Đại lục, Tưởng Giới Thạch đã phát động, kêu gọi người Đài Loan quyên góp viện trợ. Nhưng đáng tiếc là chính phủ Mao Trạch Đông ở bên kia bờ eo biển lại không thèm ngó ngàng gì tới đề xuất của ông. Còn Tưởng Giới Thạch vẫn không nản chí mà nghĩ ra cách thả lương thực từ trên máy bay xuống, men theo vùng duyên hải để cứu trợ người dân. Từ nghĩa cử này có thể thấy được tấm lòng lương thiện, yêu dân như con của ông. 

Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh nhiều lần xuất hiện trên con phố nguy hiểm nhất để chỉ huy cứu viện

Ông Trương bồi hồi nhớ lại: “Vào tháng 5 năm 1939, quân Nhật tiến hành trận đột kích quy mô lớn vào khu trung tâm phụ đô Trùng Khánh. Lúc này trên bầu trời Trùng Khánh cảnh sát phòng không không quân cảnh báo liên tục. Người dân Trùng Khánh nháo nhác trong cơn hoảng loạn“. Khói lửa chiến tranh như hiện ra trong đôi mắt ông.

Ông Trương nói tiếp: “Trên bầu trời gần 100 chiếc máy bay đánh bom của quân Nhật đang gầm thét. Sau trận đánh bom quy mô lớn vào khu trung tâm Trùng Khánh này, ngay cả chiếc xe Buick mà chính phủ Mỹ tặng cho Tống Mỹ Linh cũng được trưng dụng để làm công tác cứu viện. Tại Hội nghị quốc phòng tối cao của chính phủ Quốc Dân, nơi ở của Tưởng Giới Thạch không thấy bóng dáng bất kỳ một chiếc xe nào. Tất cả đều đang tham gia cấp cứu, chuyên chở những người bị thương. Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh cũng nhiều lần xuất hiện trên những con phố nguy hiểm nhất để trực tiếp chỉ huy cứu viện“. 

Tưởng Giới Thạch đã rửa được nỗi nhục hàng trăm năm của Trung Quốc

So với Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch chính là một chính nhân quân tử có nhân cách vô cùng cao thượng. Ảnh dẫn theo soha.vn

Jay Taylor đã phân tích cả hai thời kỳ mà Tưởng Giới Thạch cầm quyền ở Đại lục và Đài Loan. Trước năm 1949, Tưởng Giới Thạch liên tiếp 3 lần chỉ huy kháng chiến chống Nhật, thống nhất Trung Quốc. Chiến thắng trong kháng chiến chống Nhật là công lao hiển hách của Tưởng Giới Thạch.

Dẫu sử sách bị sửa đổi, nhưng sông biển, núi non vẫn ghi công người anh hùng ấy và trả lại thanh danh cho ông. Tưởng Giới Thạch thực sự đã rửa được nỗi nhục cả trăm năm của Trung Quốc, biến Trung Quốc trở thành một trong 5 cường quốc, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ. 

“Nhật ký Tưởng Giới Thạch” là bảo vật lịch sử xưa nay chưa từng có

Tưởng Giới Thạch tôn sùng các nhà nho. Khi rút về Đài Loan, ông tập trung phát triển kinh tế và tổ chức bầu cử dân chủ. Ông đã biến Đài Loan từ một nơi nghèo khó trở thành vùng đất trù phú, nhân văn và thấm đẫm tinh hoa của văn hóa Thần truyền 5000 năm.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc tại Đại lục lại phát động cuộc vận động Hồng Kỳ Tam Diện [Cờ đỏ 3 mặt] và Đại cách mạng Văn hóa nhằm lật đổ văn hóa Nho gia một cách triệt để thông qua con đường cực tả. Công cuộc “hiện đại hóa” ấy của Trung Quốc đã kéo nước này thoái lùi không biết bao nhiêu năm.

Có không ít các nhà sử học phải kinh ngạc thốt lên rằng “Nhật ký Tưởng Giới Thạch” chính là “bảo vật lịch sử xưa nay chưa từng có, có quyền lực tuyệt đối“. Nội dung cuốn nhật ký đã thể hiện rõ khí phách anh hùng và chiến công kháng Nhật, thống nhất Trung Quốc của Quốc Dân Đảng. Cuốn sách này cũng bộc lộ được nhiều ưu khuyết điểm trong đặc điểm nhân cách của Tưởng Giới Thạch, từng lời văn đều vô cùng chân thật, vốn không phải là kiểu hồi ký viết ra để cho người khác đọc. 

Dương Thiên Thạch là một học giả chuyên nghiên cứu về Tưởng Giới Thạch của Trung Quốc. Sau khi đọc và suy ngẫm về “Nhật ký Tưởng Giới Thạch”, ông nói: “Nhật ký Tưởng Giới Thạch” có giá trị tư liệu lịch sử rất cao, đủ để viết nên những trang sử cận đại của Trung Quốc!”. 

Dẫn dắt nhân dân, giành lấy thái bình là việc làm của bậc hào kiệt. Nhưng tha thứ cho kẻ thù thì chính là bậc thánh nhân

Tưởng Giới Thạch văn võ song toàn, mến mộ các giá trị truyền thống, luôn hết mình vì nước vì dân. Ảnh dẫn theo soha.vn

Du Đại Duy, một thành viên Quốc Dân Đảng dưới thời Tưởng Giới Thạch cho biết: “Khó khăn trong thời đầu kháng Nhật chỉ có thể tưởng tượng chứ không thể nào hiểu được thực tế khốc liệt ra sao. Lúc đó tôi làm sở trưởng Sở công binh. Khi ấy, chỉ biết rằng tổng số đầu đạn sản xuất từ các xưởng công binh trên toàn quốc trong 1 tháng cũng không đủ dùng 1 ngày ngoài tiền tuyến Tùng Hỗ!”. 

“Nhờ áp dụng sách lược chính trị của Trưởng ủy viên Tưởng Giới Thạch, chúng tôi mới có thể duy trì được sĩ khí và lòng dân, từ đó mới từng bước giành được một chút thắng lợi. Khi một nước yếu bị một cường quốc xâm lược, lâm vào cảnh bách chiến bách bại, nguy cấp ngàn cân treo sợi tóc thì sẽ sản sinh ra một lãnh tụ kiên cường bất khuất, có trí huệ hơn người, lãnh đạo nhân dân đi tới thắng lợi. Những người như vậy này đã từng xuất hiện trong lịch sử.

Nhưng sau khi giành thắng lợi, lại có thể áp dụng chính sách đại khoan hồng “không nhớ thù cũ”, “hành thiện với người”, buông tha cho chính kẻ thù truyền đời đã từng hoành hành xâm lược, tàn phá đất nước mình suốt nửa thế kỷ qua thì xưa nay chưa từng có! Dẫn dắt nhân dân vượt qua gian nguy, giành lấy thái bình là việc làm của bậc hào kiệt. Nhưng có thể tha thứ cho kẻ thù của mình thì đó chỉ có thể là bậc thánh nhân!”

Những con sóng Trường Giang bạc đầu cuồn cuộn chảy mãi về đông, lần lượt tiễn đưa các bậc anh hùng về nơi thiên cổ. Nhưng khí phách và tấm lòng yêu nước, thương dân của họ thì vẫn mãi trường tồn cùng núi sông, lịch sử. Dẫu con người vì danh lợi, quyền lực, dùng mưu mô mà rắp tâm đổi trắng thay đen nhưng lịch sử trước sau gì cũng trở về với bộ mặt vốn có của mình. 

Video liên quan

Chủ Đề