Vì sao người châu âu mắt xanh

Ngày nay, người ta đã biết được độ sáng tối của da là do số lượng các hắc tố trong da quyết định. Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt; người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen. Ở người da vàng, lượng hắc tố ở mức giữa hai loại người trên nên da màu vàng. Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.

Tia tử ngoại của ánh nắng tuy có thể giúp cơ thể hợp thành vitamin D, tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật nhưng lại có thể gây hại nếu có quá nhiều. Hắc tố da giống như một cái "dù" để che ánh nắng, ngăn ngừa tia tử ngoại xâm nhập vào cơ thể. Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng nên da có nhiều hắc tố. Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, không bị ánh nắng mặt trời chiếu mạnh, màu da sáng sẽ giúp họ hấp thụ được nhiều tia tử ngoại hơn.

Vì sao màu tóc người phương Đông khác người phương Tây?

Tóc của người cũng có nhiều màu: có tóc đen, tóc vàng, tóc đỏ... Nhìn chung, người da vàng có tóc đen nhánh, người da trắng tóc màu vàng bạch kim. Giống như màu da, màu tóc sở dĩ khác nhau cũng là do số lượng hắc tố trong tóc nhiều hay ít. Người hắc tố nhiều sẽ có tóc đen, ngược lại là tóc vàng hoặc bạch kim. Màu tóc khác nhau cũng là một chứng minh về sự thích ứng đối với môi trường của con người. Người phương Tây sống ở vùng lạnh, ánh nắng yếu; còn người phương Đông sống ở vùng nắng nhiều, hắc tố sẽ bảo vệ tóc trước sự tấn công của tia tử ngoại.

Vì sao màu mắt người phương Đông khác người phương Tây?

Màu mắt của người phương Đông và người phương Tây có khác nhau. Mắt người phương Đông màu vàng hoặc đen, mắt người phương Tây ngược lại là màu lam nhạt hoặc màu sáng. Trên thực tế, màu mắt chính là màu của củng mạc [màng nửa hình cầu nằm phía trước nhãn cầu]. Lượng hắc tố trên củng mạc sẽ quyết định màu sắc của nhãn cầu. Ở người phương Đông hoặc người châu Phi, châu Mỹ la tinh, hắc tố trên củng mạc tương đối nhiều nên nhãn cầu mang màu đen hoặc vàng nâu. Ở người da trắng phương Tây, hắc tố trên củng mạc ít, mạch máu ở đó lại nhiều nên nhãn cầu có màu lam nhạt hoặc xám [cũng giống như với người da trắng, ta dễ dàng thấy được các mạch máu li ti ở dưới da].

Mắt màu xanh dương thuộc top màu mắt đặc biệt của thế giới, thường thấy ở các nước nằm gần biển Baltic ở Bắc Âu. Đôi mắt quý hiếm có rất nhiều điều thú vị. Hãy theo dõi bài viết để xem màu mắt xanh dương có điều gì làm bạn bất ngờ không nhé!

Mắt xanh dương là gì? Tại sao mắt có màu xanh dương?

Mắt thường có 5 màu cơ bản: đen, nâu, xám, xanh lá cây, xanh da trời. Màu sắc của mắt được quyết định bởi lượng melanin có trong mống mắt. Mắt màu đậm thì có lượng melanin cao nhất [đen, nâu], và ít melanin thường tập trung ở mắt màu nhạt [xám, xanh lá cây, xanh dương].

Mắt màu xanh dương là màu mắt ít phổ biến, chỉ chiếm 8% dân số thế giới. Nếu sở hữu đôi mắt màu xanh, bạn thuộc về nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới.

Vì mắt xanh thuộc gen lặn, chỉ xuất hiện ở một nhóm nhỏ, được tìm thấy ở những người thuộc nhóm quốc tịch nằm gần biển Baltic ở Bắc Âu.

Nếu sở hữu đôi mắt màu xanh dương, bạn thuộc về nhóm người đặc biệt trên thế giới

Một số sự thật về màu mắt xanh dương

Đôi mắt xanh dương ngoài mang vẻ đẹp độc đáo, thu hút mọi ánh nhìn, chúng còn có nhiều điều thú vị.

1. Đôi mắt màu xanh nhưng không có sắc tố xanh dương trong mắt

Màu mắt được quy định bởi lượng melanin có trong mống mắt. Melanin là một sắc tố màu nâu kiểm soát màu da, mắt và tóc của chúng ta. Điều đó cho thấy sắc tố nâu, xám hay xanh đều chỉ có melanin. Mắt nâu có lượng melanin cao nhất trong mống mắt và mắt xanh dương có ít nhất. Vì vậy, đừng nghĩ mắt màu xanh là có sắc tố xanh nằm trong mắt nhé.

2. Những người có đôi mắt xanh dương đều có chung tổ tiên

Các nghiên cứu tại trường Đại học Copenhagen cho rằng, ban đầu tất cả chúng ta đều có mắt màu nâu, nhưng có lẽ do đột biến gen ở một cá thể ở châu Âu cách đây hàng nghìn năm đã hình thành nên mắt màu xanh trên hành tinh này.

Đột biến di truyền ảnh hưởng đến gen OCA2 trong nhiễm sắc thể của cơ thể, dẫn đến việc tạo ra một “công tắc” tắt khả năng tạo ra mắt màu nâu. Đồng thời, gen OCA2 mã hóa “protein “, có liên quan đến việc sản xuất melanin.

Tuy nhiên, “công tắc” không tắt hoàn toàn gen mà hạn chế hoạt động của nó trong việc giảm sản xuất hắc tố trong mống mắt - “làm loãng” mắt nâu thành xanh lam một cách hiệu quả. Do đó, các chuyên gia kết luận tất cả các cá thể mắt xanh đều có liên quan đến tổ tiên. Tất cả chúng đều thừa hưởng cùng một loại “công tắc” tại chính vị trí trong DNA của chúng.

3. Màu mắt xanh dương không phải hiếm nhất

Mặc dù mắt xanh dương thấp hơn nhiều so với mắt nâu, nhưng chưa phải là màu mắt hiếm nhất trong tất cả các màu mắt. Theo một báo cáo trên World Atlas, mắt màu xanh dương chiếm tỷ lệ 8% trên thế giới, trong khi mắt màu xám chiếm 1%, màu xanh lục chỉ 2%.

4. Một số trẻ sơ sinh có màu mắt xanh nhưng lại chuyển sang màu nâu

Kinh nghiệm cho thấy mắt trẻ sơ sinh có thể thay đổi màu sắc, từ xanh dương sang xanh lục, hoặc nâu. Vì vậy, cha mẹ sẽ không biết chắc màu mắt của trẻ cho đến khi chúng 6 tháng tuổi. Lý do là do cách thức hoạt động của hắc tố trong cơ thể con người.

Khi đứa trẻ mới sinh ra, melanin vẫn chưa được tích tụ đầy đủ vào mống mắt, do đó lúc này mẹ có thể thấy mắt bé màu xanh nhạt. Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định, sự tác động của môi trường dẫn đến quá trình sản xuất melanin tăng lên, làm thay đổi màu mắt của trẻ hoặc khiến màu mắt của mống mắt có màu xanh suốt đời.

5. Bố mẹ mắt màu nâu có thể sinh con có mắt màu xanh dương

Nghe có vẻ tréo ngoe, nhưng đó là sự thật. Bố mẹ có thể sở hữu đôi mắt màu nâu, nhưng con hoàn toàn có thể có đôi mắt màu xanh. Lý do màu mắt không do một gen lặn hay gen trội nào quyết định mà có thể do bởi một số gen khác, tác động qua lại giữa chúng.

Vì vậy, bố mẹ đừng ngạc nhiên nếu thấy con có màu mắt không giống mình nhé.

Bố mẹ có mắt màu nâu nhưng hoàn toàn có thể sinh con có màu mắt màu xanh dương

Màu mắt xanh dương và các vấn đề về mắt

Người ta thường ví đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tuy nhiên, đôi mắt không chỉ là vẻ đẹp tâm hồn mà đôi mắt khỏe mạnh còn tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, đôi mắt màu xanh lam dù rất quyến rũ nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

1. Nhạy cảm với ánh sáng [tia UV]

Melanin trong mống mắt không chỉ quyết định màu sắc của mắt mà còn là yếu tố bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do tia UV và ánh sáng “xanh lam” có năng lượng cao có thể nhìn thấy từ ánh sáng mặt trời và các nguồn nhân tạo khác.

Vì mắt xanh chứa ít hắc tố hơn các màu mắt khác nên mắt khá nhạy cảm với tia UV. Do vậy, những người này cần phải bảo vệ mắt nhiều hơn khỏi tia UV của ánh nắng mặt trời như nên tránh nắng trong thời gian dài và cố gắng đeo kính bảo vệ mắt khi bạn ở ngoài trời.

2. Các bệnh về mắt

Ngoài yếu tố về ngoại hình, khoa học nghiên cứu cho thấy, đôi mắt màu xanh dương còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh sau:

a] Ung thư mắt

Các bác sĩ nhãn khoa cho biết hầu hết mọi người có đôi mắt xanh nên đeo kính râm để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư võng mạc, ung thư mắt tiềm ẩn như u ác tính ở mắt. Mặc dù u ác tính ở mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn già đi.

b] Bệnh tiểu đường loại 1

Trong khi vẫn còn nhiều câu hỏi cần điều tra và giải thích, các nhà nghiên cứu ở châu Âu đang nhận thấy một phần đáng kể những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cũng có mắt xanh.

c] Mất thính lực

Theo một nghiên cứu vào năm 2015, các nhà khoa học đang xem xét khả năng những người có đôi mắt xanh có nguy cơ bị mất thính giác thần kinh nhạy cảm cao hơn. Mất thính lực xuất phát từ tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh đi từ tai đến não.

Vì tai trong sử dụng melanin và mắt xanh là do thiếu melanin, một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết có thể có mối liên hệ giữa màu mắt và chứng mất thính lực mắc phải. Trong khi các nhà nghiên cứu chưa thể chứng minh màu mắt cho thấy có vấn đề về thính giác, họ đã phát hiện ra rằng những người có đôi mắt màu sáng hơn bị giảm thính lực đáng kể sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

  • Xem thêm: MẮT HỔ PHÁCH CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Giải pháp khoa học giúp đôi mắt sáng khỏe từ bên trong

Đôi mắt sáng là tài sản vô giá của con người, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ mà màu mắt tạo nên, điều quan trọng là cần giữ cho đôi mắt sáng khỏe với thời gian. Theo các chuyên gia nhãn khoa, để bảo vệ đôi mắt sáng, cần chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học.

Với những người làm việc văn phòng thì cần chú ý cho mắt nghỉ ngơi, áp dụng quy tắc “20-20-20” [cứ 20 phút làm việc với máy vi tính thì cho mắt nhìn xa 20 feet, khoảng 6m trong 20 giây]. Nên ưu tiên hoạt động ngoài trời, khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần. Nên đeo kính râm khi đi ra ngoài. Ngoài ra, cần chủ động bổ sung tinh chuyên biệt dành cho mắt.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, sở dĩ thị lực suy giảm và gặp các bệnh lý về mắt là do thiếu hụt dưỡng chất Thioredoxin. Thioredoxin là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, đặc biệt Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác.

Do đó, để có đôi mắt khỏe cần có biện pháp gia tăng Thioredoxin, được xem là biện pháp bảo vệ mắt từ gốc an toàn và hiệu quả. Wit chứa tinh chất

Broccophane thiên nhiên có tác dụng tăng sinh Thioredoxin an toàn và hiệu quả, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thủy tinh thể, võng mạc từ bên trong

Với ứng dụng công nghệ tân tiến, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên [chiết xuất từ bông cải xanh] và nhiều tinh chất quý khác có tác dụng tối ưu trong việc gia tăng tổng hợp Thioredoxin.

Thành phần sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Để đôi mắt xanh dương quyến rũ, tinh anh, mọi người cần biết cách chăm sóc mắt từ sớm, bên cạnh điều chỉnh lối sống lành mạnh, thì nên bổ sung dưỡng chất chuyên biệt, bảo vệ mắt từ bên trong như sản phẩm Wit. Liều dùng đơn giản, dễ nhớ, chỉ mỗi ngày chỉ cần 1 viên Wit giúp nuôi dưỡng và bảo vệ thị lực.  


Video liên quan

Chủ Đề