Vì sao mắt bị sụp mí

Sụp mí mắt là một finh trạng khá phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và biện pháp điều trị ra sao?

Sụp mí

Dưới đây là chia sẻ về bệnh sụp mí mắt từ bác sĩ giảng viên !

BỆNH SỤP MÍ MẮT

Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên bị sụp xuống. Sụp mí mắt có thể chỉ ở mức độ nhẹ, hoặc có thể nặng đến mức mí mắt che phủ hết con ngươi của mắt. Vì vậy, sụp mí mắt có thể khiến bạn bị hạn chế, hoặc thậm chí choáng hết tầm nhìn của bạn.

Sụp mí mắt bệnh lý có thể gây ra do tai nạn, tuổi tác, hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Sụp mí mắt có thể ở một mắt hoặc cả hai mắt. Bệnh có thể chữa khỏi hoặc tồn tại mãi mãi, có thể xuất hiện ngay từ khi sinh [gọi là sụp mí mắt bẩm sinh] hoặc có thể mắc phải.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỤP MÍ MẮT

Bác sĩ chia sẻ một số nguyên nhân gây sụp mí mắt như sau:

Sụp mí mắt ở trẻ em

Trẻ có thể bị sụp mí mắt từ khi mới sinh được gọi là sụp mí mắt bẩm sinh. Tình trạng này có thể được gây ra bởi các vấn đề với cơ nâng mí mắt: yếu cơ nâng mí mắt, tổn thương các dây thần kinh kiểm soát cơ đó, hoặc da mí mắt trên lỏng lẻo.

Sụp mí mắt ở người lớn

Đa số các trường hợp sụp mí mắt một hoặc hai bên là do rách cơ nâng mi hoặc cơ bị lỏng lẻo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sụp mí mắt có thể liên quan đến bệnh hệ thống hoặc bất thường trong hộp sọ.

Trước khi tiếp cận các nguyên nhân lành tính, có 5 bệnh thực thể bệnh nguy hiểm có thể biểu hiện với sụp mí mắt một hoặc hai bên: Hội chứng Horner; liệt một phần hay hoàn toàn dây thần kinh số 3; bệnh nhược cơ; bệnh ác tính hoặc nhiễm trùng mí mắt trên, các túi cùng kết mạc, hốc mắt; liệt cơ mắt ngoài tiến triển mạn tính.

Hội chứng Horner

Bất kỳ bệnh nhân nào có biểu hiện sụp mí mắt một bên đều cần nghi ngờ mắc hội chứng Horner cho đến khi có bằng chứng ngược lại.

Hội chứng Horner là một tình trạng hiếm gặp do tổn thương các dây thần kinh giao cảm ở mắt với bộ 3 triệu chứng: Sụp mí mắt, co đồng tử dẫn đến mất cân xứng hai bên, giảm tiết mồ hôi nửa mặt.

Sụp mí mắt ở người già

Ở người lớn tuổi, ngoài các nguyên nhân gây sụp mí mắt ở người trẻ, sụp mí mắt lành tính thường phát triển từ từ qua nhiều năm. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân từ 65-85 tuổi và ảnh hưởng cả nam và nữ.

Có hai nguyên nhân gây sụp mí mắt, một trong số đó là nếp gấp da dư cần thủ thuật tạo mi. Nguyên nhân thứ hai là mí mắt rủ xuống gọi là sụp mí mắt thoái triển, khi đó cơ mỏng nâng mí mắt đã mỏng hơn và không còn giữ mí mắt ở vị trí bình thường và chúng xuất hiện.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH SỤP MÍ MẮT

Bác sĩ thường đánh giá mức độ nghiêm trọng của sụp mí mắt bằng cách đo chính xác mí mắt và độ rộng của mắt khi mắt mở. Bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách nhìn thẳng vào gương. Khi nhìn vào mắt của mình, một phần khá lớn của tròng đen bên trên con ngươi phải quan sát được, và mí mắt trên không được che khuất con ngươi của bạn.

Nếu bị sụp mí mắt, mí mắt làm thu hẹp độ rộng khi mở mắt, khiến mắt của bạn trông nhỏ hơn bình thường, mắt cũng có thể mất mí. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhận ra triệu chứng này hoặc triệu chứng chỉ xảy ra thoáng qua. Bạn có thể cảm thấy khô mắt hoặc chảy nước mắt quá nhiều, có thể để ý thấy khuôn mặt mình trông mệt mỏi. Nếu sụp mí mắt làm che khuất đồng tử và giới hạn tầm nhìn, bạn có thể sẽ vô ý nhướng mày thường xuyên để thấy rõ hơn. Điều này có thể gây nên tình trạng đau đầu căng cơ và khiến mắt bạn có hình dạng khác lạ. Bạn cũng có thể nâng cằm lên và nhìn xuống mũi để nhìn qua khe mắt hẹp.

tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỤP MÍ MẮT

Điều trị sụp mí mắt không cần phẫu thuật

Dụng cụ nâng mí mắt là một phương pháp điều trị không xâm lấn, thực hiện bằng cách lắp khung nâng mí vào mắt kính của bệnh nhân. Dụng cụ này ngăn mí mắt bị rủ xuống bằng cách giữ mí mắt tại chỗ. Có hai loại dụng cụ nâng: loại có thể điều chỉnh và loại cố định. Loại điều chỉnh được gắn vào một bên của gọng kính, loại cố định được gắn vào cả hai bên của gọng kính. Dụng cụ nâng mí có thể lắp trên gần như tất cả các loại kính mắt, nhưng tốt nhất là trên gọng kim loại.

Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Mặc dù phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị sụp mí mắt, có một số phương pháp điều trị khác cũng có tác động tốt. Theo Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, bạn có thể sử dụng trà hoa cúc hoặc nhiều chất dinh dưỡng.

Trà hoa cúc: Trà hoa cúc chứa các chất kháng viêm rất phù hợp với hệ thần kinh. Uống trà lài giúp bạn thư giãn mí mắt, nhưng bạn cũng có thể sử dụng túi trà hoa cúc thoa lên mắt để điều trị sụp mí mắt. Tốt nhất là cất giữ túi trà hoa cúc ướt trong tủ lạnh qua đêm trước khi đặt chúng vào mắt vào buổi sáng. Giữ chúng trên mí mắt mỗi lần 20 phút để giảm sụp mí mắt.

Sử dụng nhiều chất dinh dưỡng: Chứng liệt Bell có thể gây ra tình trạng sụp mí mắt, và các bác sĩ thường đề nghị một số chất dinh dưỡng cho bệnh. Nhìn chung, vitamin B rất hữu ích cho toàn bộ hệ thần kinh; vitamin B2 cũng được biết là để bảo vệ chống lại các vấn đề về thị lực và mỏi mắt. Các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho hệ thần kinh và sức khỏe của mắt bao gồm canxi, magie, kẽm, vitamin C, vitamin E, taurine, lecithin và các axit béo thiết yếu.

Bệnh sụp mi có nhiều nguyên nhân, có thể không gây mù mắt, nhưng làm giảm chức năng thị giác [đặc biệt là ở trẻ em] và gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt người bệnh.

Nguyên nhân sụp mi

Bình thường mi trên che qua vùng rìa giác mạc [ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen] phía trên khoảng 2mm. Nếu vượt quá giới hạn đó, người ta gọi là sụp mi. Có hai nhóm nguyên nhân là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

-Sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50-70% các trường hợp sụp mi, gồm sụp mi bẩm sinh đơn thuần, sụp mi bẩm sinh phối hợp [ví dụ phối hợp với liệt cơ nâng mi trên bẩm sinh, liệt dây thần kinh 3 bẩm sinh, hội chứng Marcuss-Gunn: nháy mi trong khi bệnh nhân nhai, sụp mi bẩm sinh phối hợp với dị dạng ở mặt: mi trên ngắn, 2 mắt xa nhau,…].

-Sụp mi mắc phải có thể gặp do liệt dây thần kinh III do hội chứng khe giơi [liệt dây thần kinh VI, IV, V, III] do hội chứng đỉnh hố mắt, do hội chứng xoang hang, sụp mi do bệnh nhược cơ, sụp mi do cân cơ, sụp mi sau chấn thương, sụp mi do u mi, sụp mi sau bỏng…].

Ngoài ra, cần phân biệt với giả sụp mi, có thể gặp do nhãn cầu nhỏ, do viêm giác mạc…

Cơ chế sụp mi bẩm sinh  

Còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ chế của sụp mi bẩm sinh. Nhưng ở các trường hợp sụp mi bẩm sinh, dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy một phần sợi cơ nâng mi trên bị thay thế bằng tổ chức sợi, tổ chức mỡ hoặc thoái hóa cơ nâng mi trên.   

Phát hiện bệnh sụp mi như thế nào?

Khi mi trên che quá 1/5 trên của đường kính giác mạc [lòng đen] ở kinh tuyến 6-12 giờ [theo chiều trên dưới của lòng đen], cần phải đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa mắt.

Hậu quả của việc không điều trị bệnh sụp mi kịp thời?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chứng sụp mi, trẻ em có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt có thể bị lác, hậu quả là làm giảm thị lực, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt.

Sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh nặng khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III [do u não,…], nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Khi nào cần điều trị sụp mi?

Trước hết, phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị bệnh toàn thân ổn định [như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III,…] mắt vẫn còn sụp mi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Điều đặc biệt quan trọng là ở trẻ em, nếu sụp mi độ 3, độ 4 [bờ mi trên đã che qua đồng tử của bệnh nhân], cần phải điều trị sớm, đề phòng nhược thị.

Các kỹ thuật mổ điều trị sụp mi

Căn cứ vào chức năng cơ nâng mi trên, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chỉ định  phương pháp phẫu thuật phù hợp.

+ Nếu chức năng cơ nâng mi trên yếu, người ta khuyên nên làm phẫu thuật treo mi trên vào cơ trán bằng các nhiêu liệu như silicon, farcialata, dây treo sinh học…

+ Nếu chức năng cơ nâng mi trên tốt hoặc trung bình, người ta khuyên dùng phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi trên.

Đây là 2 nhóm phẫu thuật đang được dùng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Hình trước và sau khi mổ sụp mi

Các biến chứng có thể gặp ở sụp mi

Hở kết mạc [lòng trắng], giác mạc [lòng đen] khi ngủ có thể gây viêm kết giác mạc, nếu mức độ hở ít có thể hết một thời gian sau mổ. Còn hở kết mạc phía trên giác mạc nhiều[mổ già], nhắm mắt lộ giác mạc [tròng đen], biến chứng này cần được theo dõi và xử lý kịp thời.

Viêm loét giác mạc do hở mi, đây là một biến chứng nặng cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chăm sóc sau mổ sụp mi

Bệnh nhân cần được thay băng, theo dõi và điều trị theo dõi chỉ định của bác sĩ. Tập nhắm mắt và tra thuốc mỡ kháng sinh, nước mắt nhân tạo dạng gel và nước thường xuyên để tránh khô kết giác mạc, nhất là khi ngủ. 

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

 ThS. BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng 

Tài liệu tham khảo:

//www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12925861

//www.webmd.com/eye-health/ptosis

//medlineplus.gov/ency/article/003035.htm

Video liên quan

Chủ Đề