Vì sao lý nam đế mất

Chống quân Lương xâm lược

Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch [Hà Nội]. Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh [Việt Trì - Phú Thọ]. Đầu năm 546, quán Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

Hồ Điển Triệt [nay thuộc Lập Thạch - Vĩnh Phúc] nằm ở bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km. Xưa có con ngoi nối sông với hồ ; ba mặt Đông, Nam, Bắc của hồ là các dải đồi cao; phía Tây là những đồi thấp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía Bắc của hồ.

Lý Nam Đế. Hình minh họa. Nguồn: Hào khí ngàn năm.

Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế lại phải chạy vào động Khuất Lão [Tam Nông - Phú Thọ]. Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử [một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế] đem một cảnh quân lui về Thanh Hoá. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

Triệu Quang Phục [con của Triệu Túc] là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí rất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quán Lương.

Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch [Hưng Yên].

Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.

Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực,

Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng.

Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên.

Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua [Triệu Việt Vương], tổ chức lại chính quyền, 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.

Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi. Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên [Bắc Ninh], Ô Diên [Hà Nội], còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa [Hà Nội].

Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tư bị vây hãm Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

* Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 6, tr. 60-61-62.

Mô phỏng sức mạnh khủng khiếp của siêu lỗ đen khổng lồ nằm giữa dải ngân hà

Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi [ tức ngày 17 tháng 10 năm 503 sau CN], quê gốc ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tháng giêng năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên [nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội].

Lý Nam Đế chính là vị vua đầu tiên sáng lập ra nhà Tiền Lý và khai sinh nên nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông còn được gọi là Lý Bí hay Lý Bôn. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi [ tức ngày 17 tháng 10 năm 503 sau Công Nguyên ]. Theo sử sách ghi lại thì Lý Bí là người có tài văn võ song toàn. Từ nhỏ, đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, tư chất khác người. Ông được một vị Pháp tổ thiền sư nhận nuôi và cho học. Nhờ có văn võ song toàn, Lý Bí sớm được tôn lên làm thủ lĩnh một vùng. Có thời ông từng làm quan cho nhà Lương, nhưng rất bất bình với bọn quan lại đô hộ tàn ác bóc lột và đàn áp dân chúng, ông đã bỏ quan về quê chiêu binh, liên kết với nhiều hào kiệt, Tù trưởng giỏi khác khởi nghĩa chống lại quan, quân đô hộ nhà Lương tại Giao Châu.

Tranh vẽ chân dung vua Lý Nam Đế [503-548].

Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương. Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên [Hải Dương] là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ cho chức "gác cổng thành", nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có các võ tướng là Phạm Tu, Trịnh Đô, Lý Công Tuấn. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư - Tướng nhà Lương khí đó, liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót để được tha chạy thoát về Quảng châu. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.

Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cũng hợp binh đánh Lý Bí. Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao châu. Cuối năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Giao châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị quân Lý Bí đánh bại, 10 phần chết đến 6, 7 phần.

Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cộng thêm quận Hợp Phố thuộc Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay.

Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và đánh lên quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào Nam đánh giặc. Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.

Tháng giêng năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân. Đóng đô ở Ô Diên [nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội]. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Lấy Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Tháng 6 năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm Tư mã, Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây cùng đem quân xâm lấn nước Vạn Xuân.

Khi quân của Trần Bá Tiên đến Giao Châu; Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra đánh, bị thua ở Chu Diên và ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh [xã Gia Ninh nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ].

Tháng giêng năm 546, Trần Bá Tiên chiếm thành Gia Ninh, tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, ông đem 2 vạn quân từ đất Lạo sang đóng ở hồ Điển Triệt [xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc]. Quân Lương dừng lại ở cửa hồ không dám tiến đánh ngay. Đến đêm, mưa lũ, nước sông lên mạnh, tràn ngập vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.

Lý Nam Đế phải lui về động Khuất Lão xã Văn Lương, huyện Tam Nông [ngày nay], giao binh quyền cho Triệu Quang Phục là con Thái phó Triệu Túc tiếp tục chống lại Trần Bá Tiên.

Ngày 20 tháng 3 [tức ngày 13-4 dương lịch], năm 548, Lý Nam Đế qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm [544-548], thọ 46 tuổi. Thi hài của ông được an táng ngay trong động Khuất Lão. Trải qua hàng ngàn năm Lăng mộ của Vua Lý Nam Đế được nhân dân trong vùng chăm sóc thờ tự.

Đình thờ vua Lý Nam Đế ở xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Theo sách "Việt Nam văn minh sử cương" của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, bị nhiễm lam chướng nên mù cả hai mắt, sau ốm chết. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ, khi cúng, thường phải xướng rõ tên các đồ lễ để Vua nghe thấy.

Vương triều Tiền Lý tồn tại trong thời gian khoảng 60 năm [544-602], với 4 đời vua: Lý Nam Đế [544-548], Lý Đào Lang Vương [549-555], Triệu Việt Vương [549-570] và Hậu Lý Nam Đế [571-602].

Các nhà sử học khẳng định trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài hơn 1.000 năm; cuộc khởi nghĩa Lý Bí nói riêng và Vương triều Tiền Lý nói chung giữ một vị trí rất quan trọng, bởi cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã thu được thắng lợi vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng hiệu Đế và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu "Thiên Đức". Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của vùng đất Hà Nội xưa...

Chiếc giếng cổ trong Khu di tích thờ vua Lý Nam Đế ở huyện Bình Xuyên- Vĩnh Phúc.

Di tích thờ Lý Nam Đế hiện nằm rải rác trên địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ…nhưng chỉ duy nhất ở Phú Thọ có đền thờ tại nơi Ngài mất và Lăng mộ của nhà Vua.

Nhân kỷ niệm 1.470 năm [542 - 2012] ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp UBND tỉnhThái Nguyên đã tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế". Hội thảo đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên [chứ không phải Sơn Tây - Hà Nội như trước đây từng hiểu].

Nguồn: Bảo tàng lịch sử

Video liên quan

Chủ Đề