Vì sao john chau ra đảo của người

Một góc của đảo Bắc Sentinel - Ảnh: AP

Theo Hãng tin AFP, John Chau, 27 tuổi, đã đi bằng tàu cùng ngư dân địa phương trước khi mạo hiểm di chuyển một mình đến đảo Bắc Sentinel thuộc quần đảo Andaman và Nicobar [hay thường gọi là quần đảo Andaman] của Ấn Độ.

Đây là nơi các thổ dân sống hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Theo các nguồn tin, khi bước khỏi canô và đặt chân lên đảo, Chau đã bị dính một trận "mưa tên" từ trong đảo bay ra.

Việc tiếp xúc với các bộ lạc ở quần đảo Andaman, vốn nằm xa xôi ở Ấn Độ Dương, là hành động phi pháp. Chính quyền New Delhi ban hành quy định này nhằm bảo vệ cuộc sống của các thổ dân và để ngăn họ bị nhiễm các loại bệnh nguy hiểm từ bên ngoài.

Cảnh sát Ấn Độ ngày 21-11 cho biết trường hợp thiệt mạng này đã được ghi nhận là chống lại "những thành viên bộ lạc vô danh". Có 7 người đã bị bắt liên quan tới cái chết của Chau.

"Cuộc điều tra về vụ việc đang được tiến hành", một sĩ quan cảnh sát tên Deepak Yadav cho biết trong cuộc họp báo ngày 21-11.

Các nguồn tin cho biết tên đầy đủ công dân Mỹ này là John Allen Chau. Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2015 với trang du lịch The Outbound Collective, khi được hỏi dự định mà anh muốn làm nhất sắp tới, Chau đã đáp rằng anh muốn quay lại quần đảo Andaman và gặp các bộ lạc ở đây.

Vị trí của đảo Bắc Sentinel thuộc quần đảo Andaman và Nicobar - Ảnh: AL JAZEERA

Gần đây, John Chau đã tự thực hiện vài chuyến đi đến quần đảo Andaman sau đó mới tìm cách thuê ngư dân hỗ trợ đi vào khu vực xa xôi có thổ dân sống.

Các nguồn tin cho biết Chau đã tìm cách đến đảo Sentinel hôm 14-11 nhưng bất thành. Hai ngày sau đó, anh chuẩn bị kỹ hơn. Anh đã rời con tàu giữa đường và tự mình dùng canô di chuyển tới hòn đảo.

"Anh ấy đã bị tấn công bằng tên, nhưng lúc đó anh tiếp tục đi vào đảo. Các ngư dân nhìn thấy những người trong bộ lạc buộc dây quanh cổ anh ấy và kéo lê anh ấy đi. Các ngư dân hoảng sợ. Họ bỏ đi nhưng sáng hôm sau đã quay lại để tìm xác của Chau trên bờ biển", một nguồn tin nói với AFP.

Truyền thông Ấn Độ cho biết các ngư dân đã thông tin lại sự việc trên cho chính quyền địa phương và phía nhà chức trách đã liên lạc với gia đình Chau ở Mỹ.

Ấn Độ đã ban hành quy định cấm du khách tới một số đảo xa xôi có thổ dân sinh sống - Ảnh: TWITTER

Quần đảo Andaman là nơi ở của bộ lạc Jarawa với khoảng 400 thành viên. Các nhà hoạt động cho biết họ đang gặp nguy hiểm do mối đe dọa từ những người bên ngoài.

Theo AFP, các du khách thường hay hối lộ cho chính quyền địa phương để được thử cảm giác sống một ngày chung với bộ lạc này.

Tuy nhiên, các bộ lạc như Sentinel trên đảo Bắc Sentinel lại cắt hoàn toàn mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Do đó, họ không thân thiện với những ai xâm phạm vào lãnh thổ mình.

Các thành viên bộ lạc Sentinel, ước tính khoảng 40 người vào năm 2011, làm nghề săn bắn và hái lượm trong rừng. Họ cũng bắt cá quanh bờ biển. Theo quy định của Ấn Độ, việc du khách di chuyển vào khu vực 5km cách bờ biển đảo Bắc Sentinel là bất hợp pháp.

Mỹ ra quy định mới 'kiềm' tham vọng công nghệ cao của Trung Quốc

BÌNH AN

Nhà truyền giáo John Chau - Ảnh: REX

Bộ tộc Sentinel là dân tộc hòa bình. Chúng ta là những người xâm lăng, những người cố xâm nhập lãnh thổ của họ. Chúng ta phải để cho họ yên.

Nhà nhân loại học Triloki Nath Pandit

Nhà truyền giáo Tin Lành John Allen Chau, 27 tuổi, người Mỹ, là người có đầu óc phiêu lưu. Ngày 17-11-2018, anh thuê các ngư dân chở đến đảo North Sentinel trên Ấn Độ Dương [quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ].

Vừa đặt chân lên đảo, anh đã bị các thổ dân bộ tộc Sentinel bao vây và bắn tên giết chết. Họ cột dây vào thi thể nạn nhân kéo vào rừng, sau đó mang thi thể ra phơi trên bãi biển.

Không thể thu hồi thi thể

John Chau có cha người gốc Hoa và mẹ người Mỹ, đã trải qua lớp huấn luyện truyền giáo của hội thánh Tin Lành All Nations. Anh đã từng đến quần đảo Andaman bốn lần. Vài ngày sau biến cố, mẹ của nạn nhân đến báo Washington Post trao nhật ký của con trai dài 13 trang.

Theo nhật ký, John Chau đã đến đảo North Sentinel ba lần. Lần đầu anh không thể tiếp xúc với thổ dân. Lần thứ hai anh mang theo quà gồm hai con cá lớn, cái đục, kim băng, một trái bóng và dùng ít câu thổ ngữ Xhosa học được để giao tiếp.

Các thổ dân và anh ngồi với nhau khoảng một tiếng. Khi anh đưa quà, một thổ dân trẻ tuổi bắn tên vào cuốn Kinh thánh anh cầm. John Chau sợ hãi quay về đất liền. Đến lần thứ ba, anh nói với các ngư dân anh sẽ ở lại đảo suốt đêm nên họ quay về để anh một mình.

Và rồi biến cố đã xảy ra. Trong thư để lại cho cha mẹ, John Chau giải thích anh kiên trì tiếp xúc với các thổ dân hung hãn nhằm giảng đạo cho họ.

Sau khi hay tin nhà truyền giáo John Chau bị sát hại, cảnh sát Ấn Độ đã mở cuộc điều tra và bắt giữ bảy ngư dân vì giúp đỡ John Chau lên đảo North Sentinel.

Cảnh sát cũng đã điều động một máy bay trực thăng và một tàu ra đảo North Sentinel với hi vọng xác định vị trí thi thể nạn nhân. Tuy nhiên, tàu và máy bay trực thăng giữ khoảng cách với đảo và quan sát chứ không vào gần. Công tác khảo sát có thể sẽ mất nhiều ngày.

Tình hình hiện nay hết sức khó xử. Nếu lực lượng tìm kiếm lên đảo để tìm thi thể nạn nhân, tình trạng sống biệt lập của thổ dân Sentinel sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gây hậu quả khôn lường.

Chính quyền Ấn Độ đã kêu gọi các nhà nhân chủng học cùng các chuyên gia về các bộ tộc và rừng tư vấn giải pháp tiếp theo. Quan điểm của Ấn Độ là thận trọng và bất cứ giá nào cũng không gây rối loạn đến thổ dân Sentinel và môi trường sống của họ.

Tổ chức phi chính phủ Survival International đã kêu gọi Ấn Độ đừng nên tìm cách thu hồi thi thể John Chau vì đội tìm kiếm có thể gặp phản ứng nguy hiểm từ phía thổ dân, còn các thổ dân cũng có nguy cơ nhiễm bệnh ngoại lai.

Mục sư Justin Graves nhận xét về John Chau: "Điều anh ấy làm không khôn ngoan. Bộ tộc ấy có thể nhiễm căn bệnh chết người và các ngư dân đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tôi tôn trọng John và nhiệt huyết của anh ấy nhưng đây không phải là tấm gương cần bắt chước mà là một bài học đắng cay".

Thổ dân bộ tộc Sentinel trên đảo North Sentinel - Ảnh: National Geo

Bộ tộc biệt lập nhất thế giới

Lối sống và luật tục của thổ dân Sentinel hiện nay vẫn còn là điều bí ẩn vì không ai dám đến gần. Họ sống ẩn mình trên đảo North Sentinel rộng 72km2 từ 60.000 năm qua. Ước tính bộ tộc chỉ còn từ 50-200 người. Tổ chức Survival International đánh giá đây là bộ tộc biệt lập nhất thế giới.

Năm 1879, bộ tộc Sentinel tiếp xúc lần đầu với thực dân Anh. Trong thập niên 1970 và 1980, Chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần tổ chức khảo sát để tiếp xúc nhưng đều thất bại.

Chỉ duy nhất vào đầu năm 1991, đoàn khảo sát của nhà nhân loại học Ấn Độ Triloki Nath Pandit tiếp cận được thổ dân Sentinel sau 24 năm kiên trì để vật dụng nấu ăn, dừa trái, dao búa trên bãi biển. Song ông cũng chỉ có thể trao quà cho họ ở mép nước. Lúc ông định bước lên bãi, một thổ dân vung dao ra dấu ông sẽ bị chặt đầu.

Thổ dân Sentinel là bộ tộc săn bắt, hái lượm, không rõ nói thổ ngữ gì. Thế giới biết đến bộ tộc này nhờ một bức ảnh nổi tiếng. Sau trận sóng thần kinh hoàng trên Ấn Độ Dương vào tháng 12-2004, cảnh sát biển Ấn Độ đi máy bay trực thăng ra đảo North Sentinel để đánh giá hậu quả bão.

Lúc bấy giờ một thổ dân dưới đất đã bắn tên lên máy bay và cảnh sát đã ghi lại được hình ảnh này từ trực thăng. Ấn Độ đã cấm đến gần bộ tộc này trong phạm vi 5km.

Nhà dân tộc học Patrick Bernard người Pháp từng đến gần đảo North Sentinel ở phạm vi ngoài tầm bắn cung tên [tối đa 200m]. Ông giải thích bộ tộc Sentinel nhận thức về thế giới bên ngoài khá hạn chế.

Trong quá khứ, các tàu ghé đảo North Sentinel thường là tàu của bọn xấu như hải tặc, dân buôn lậu. Chúng nhìn thấy thổ dân là bắn. Do đó, thổ dân nghĩ rằng những gì từ biển vào đất liền đều gây hại cho họ nên hễ nhìn thấy người là họ tấn công.

Tính hung hăng của họ xuất phát từ thực tế đó chứ không phải bản chất tự nhiên của bộ tộc săn bắt - hái lượm. Năm 2006, tàu của hai ngư dân Ấn Độ trôi dạt vào đảo và họ cũng đã bị giết chết. Các thổ dân đã móc thi thể vào cọc cắm trên bãi biển.

Ông Stephen Corry, giám đốc Tổ chức Survival International, lưu ý: "Bộ tộc Sentinel đã nhiều lần tỏ thái độ muốn sống biệt lập. Mong muốn của họ cần được tôn trọng. Trong thời kỳ chiếm đóng quần đảo Andaman, thực dân Anh đã giết chết hàng ngàn thổ dân và chỉ còn một ít dân bản địa sống sót. Vì vậy thái độ sợ người lạ của thổ dân Sentinel cũng dễ hiểu".

Nhà nghiên cứu Fiore Longo người Argentina nhận xét: "Đây là một bộ tộc thời hiện đại như chúng ta. Rừng của họ còn nguyên vẹn vì họ là những người gác rừng tốt nhất".

Năm 1991, nhà nhân loại học Ấn Độ Triloki Nath Pandit [thứ hai từ trái] trao quà cho thổ dân Sentinel - Ảnh: Indian Express

Phản ứng từ Bộ Ngoại giao Mỹ

Ngày 7-2, ông Samuel Brownback - đại sứ lưu động về tự do tôn giáo quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ - tuyên bố Chính phủ Mỹ không yêu cầu cũng như theo đuổi bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong vụ thổ dân Sentinel sát hại nhà truyền giáo người Mỹ John Chau dù đánh giá đây là tình huống bi thảm.

Thông thường Mỹ phản ứng rất mạnh mẽ với các vụ tấn công nhà truyền giáo. Tuy nhiên lần này thái độ của Mỹ có chừng mực vì trên thực tế nhà truyền giáo John Chau có thể đe dọa đến sự sống còn của bộ tộc Sentinel. Gia đình nạn nhân cho biết đã tha thứ cho bộ tộc này và mong muốn chính quyền Ấn Độ trả tự do cho các ngư dân bị bắt.

Kỳ tới: Phát hiện bất ngờ từ một tiếng cười

Bộ lạc Sentinel: ‘Ngoại giao dừa’ và lằn ranh đỏ dẫn tới ‘mưa tên’


HOÀNG DUY LONG

Video liên quan

Chủ Đề