Ví dụ giao tiếp không thành công

Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Trong xã hội ấy giao tiếp là nhu cầu quan trọng và thiết yếu của con người. Đặc biệt các kỹ năng giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với giao tiếp. Để giúp độc giả hình dung rõ hơn vấn đề thì bài viết xin đưa ra Ví dụ về kỹ năng giao tiếp.

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Giao tiếp có thể được hiểu là các biểu hiện mang tính hướng ngoại và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng và nhằm mục đích nhất định. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ ý muốn nói mà còn bao hàm cả việc hiểu được những ý đó nữa.

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là một trong số các kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng mềm.

Kỹ năng giao tiếp có thể hiểu là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều. Kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả năng nghe – nói, quan sát và cảm thông của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được đúc kết thông qua những kinh nghiệm trong quá trình con người giao tiếp với nhau.

Bên cạnh đó kỹ năng giao tiếp bao gồm rất nhiều kỹ năng nhỏ và quan trọng khác như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng ngôn từ,….

Có thể thấy kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại. Kỹ năng giao tiếp tốt là điều kiện tất yếu dẫn đến thành công vì vậy cần phải giao tiếp hiệu quả và khéo léo.

Hồng và Hoa là hai nhân viên phòng kinh doanh. Khi Sếp giao tiếp cần có thông tin về giá dưa hấu Việt Nam thì Hồng trao đổi gia dưa Việt hiện tại 15.000 đồng/kg. Khác với Hồng thì khi đi tham khảo giá Hoa về và báo cáo với sếp hiện giá dưa hấu Việt Nam giá bán lẻ là 15.000 đồng/kg. Đối với giá bán buôn trên 100kg giá 12.000 đồng/kg, càng nhiều số lượng càng lớn. Dưa đang vào vụ nên sẽ rẻ hơn, ngon và mọng nước và xuất xứ chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Còn dưa hấu Trung Quốc giá bán lẻ hiện tại 12.000/kg, giá bán buôn trên 100kg giá 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên dưa Trung sẽ nhiều hạt và ngọt gắt hơn dưa Việt Nam. Qua Ví dụ về kỹ năng giao tiếp của Hồng và Hoa khi giao tiếp về giá dưa hấu cho thấy trước cùng một vấn đề thì người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ xử lý hiệu quả và đạt mục đích, đưa ra các thông tin đa dạng nhằm thoả mãn đối phương.

Đặc điểm của kỹ năng giao tiếp

Có thể thấy đặc điểm của kỹ năng giao tiếp thể hiện ở một số điểm:

Thứ nhất: Mục đích của việc kỹ năng giao tiếp là đảm bảo giữa 2 người giao tiếp với nhau cả đều đạt được mục đích riêng nào đó. Để có thể giao tiếp hiệu quả việc đầu tiên kỹ năng giao tiếp cần sử dụng để nhằm thoả mãn nhu cầu của người đối diện. Càng làm cho người đối diện thoả mãn bao nhiêu thì quá trình giao tiếp càng thành công bấy nhiêu. Tất nhiên việc làm thoả mãn đối phương phải nhằm mục đích làm thoả mãn nhu cầu thông tin của chính bạn.

Thứ hai: Kỹ năng giao tiếp không phải yếu tố bẩm sinh. Tức kỹ năng giao tiếp được hình thành từ việc giao tiếp tích lũy trong cuộc sống. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt cần rèn luyện, học hỏi không ngừng, thông qua các trải nghiệm thực tế mà đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

Thứ ba: Có thể thấy kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thuộc phạm trù của nhận thức cá nhân. Tức qua việc học tập nghiên cứu thu nhận thông tin mà phản ánh thông tin qua kỹ năng giao tiếp của bản thân.

Đặc điểm tiếp theo của kỹ năng giao tiếp là tính kế thừa và chọn lọc và sáng tạo. Đặc điểm này không chỉ thể hiện với các cá nhân mà còn xảy ra với nhóm người, cộng cồng và cả nền văn hoá. Bằng cách học hỏi, tự tích luỹ, truyền đạt kiến thức kỹ năng giao tiếp không ngừng được tiếp thu và kế thừa. Với các nhân mỗi người cũng có sự tìm tòi, tự thay đổi cải thiện đó là quá trình chọn lọc và học hỏi.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp có ý nghĩa hết sức trong cuộc sống lẫn công việc của mỗi con người. Có thể nhận thấy vai trò của kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng.

Trước hết việc có kỹ năng giao tiếp giúp con người tự tin, dám nghĩ dám nói và thể hiện quan điểm cá nhân và trình bày có mục đích, thuyết phục và dễ hiểu cho đối phương nắm được vấn đề. Từ đó giao tiếp hiệu quả.

Bên cạnh đó giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin nên nếu kỹ năng giao tiếp tốt chủ thể dễ dàng nhận được niềm tin, sự chia sẻ và thấu hiểu của mọi người xung quanh với bản thân.

Trong công việc thì người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng kết nối, truyền đạt thông tin tốt hơn tới đồng nghiệp, đối tác. Thông qua việc chia sẻ trao đổi thông tin mà các kế hoạch, mục tiêu trở nên suôn sẻ đạt hiện suất cao hơn. Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn kém có thể dẫn đến việc chia sẻ thông tin sai lệch gây hiểu nhầm và thiếu tính nhất quán.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Ví dụ về kỹ năng giao tiếp. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Nguyên nhân giao tiếp kém ? Giao tiếp kém có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó gây ảnh hưởng tới mối quan hệ, sự nghiệp của bạn rất nhiều. Cải thiện khả năng giao tiếp trở thành vấn đề quan trọng. Nguyên nhân từ đâu mà ra, ta cùng nhau tìm hiểu bài viết ở dưới nhé.

1. Nguyên nhân giao tiếp kém ?

Giao tiếp kém là một trong những vấn đề của rất nhiều người. Trên thực tế không ai sinh ra đã giao tiếp giỏi, nhưng đa số người giao tiếp kém họ có tư duy đổ lỗi. Họ càng ngày càng kém, không phải chỉ ở giao tiếp mà mọi việc họ đều kém đi, trừ những việc cần sự cần cù. Vậy nguyên nhân từ đâu và khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân của giao tiếp kém thường đến từ các yếu tố: Thiếu kiến thức, tự ti, đổ lỗi, tư duy cá nhân, không biết lắng nghe, ngại thay đổi, sợ thất bại,…Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi sẽ giúp các bạn khắc phục tình trạng này

1.1 Thiếu kiến thức.

Nguyên nhân số 1 dẫn đến việc giao tiếp kém là thiếu kiến thức và hiểu biết. Tại sao ư, những người thiếu kiến thức và hiểu biết thường không biết phải nói gì với người đối diện. Chúng ta đôi khi nghĩ rằng những kẻ lẻo mép đầu óc rỗng. Nhưng thực tế chính những người hoạt ngôn ” ngôn ngữ linh hoạt” Có thể kiến thức chuyên môn không sâu nhưng hiểu biết rất rộng. Vì khối lượng kiến thức lớn nên họ dễ dàng làm chủ cuộc trò chuyện. Họ có thể nói chuyện ở nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực đưa câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau.

Vì vậy để để có thể giao tiếp tốt, điều tối cần thiết là cải thiện lượng kiến thức của bạn. Hiểu biết rộng, giúp bạn có nhiều mối quan hệ, cũng đồng nghĩa khả năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện. 2 yếu tố này tương tác qua lại lẫn nhau. Khi bạn giao thiệp rộng thì bạn sẽ có nhiều kiến thức, khi có nhiều kiến thức thì bạn lại có nhiều mối quan hệ. Hãy nhớ liên tục cập nhật và bổ sung kiến thức, sự hiểu biết.

Bạn cần hiểu rằng trong giao tiếp đời thường “không phải công việc” hiểu biết rộng tốt hơn hiểu biết sâu. Vì bạn nói quá nhiều về chuyên môn sẽ chẳng ai hiểu. Tìm ra sự đồng điệu bằng cách hoà nhập với những người quanh bạn

1.2 Tự ti là nguyên nhân giao tiếp kém.

Tôi từng là một người rất tự ti, tôi tự ti vì là dân tỉnh lẻ, nhà nghèo, thiếu kiến thức… Đó là rào cản khiến tôi không thể bắt chuyện với người khác. Tôi thu mình lại, và tôi không biết phải giao tiếp với người xung quanh thế nào. Tự ti khiến bạn không thể bắt đầu và không thể chia sẻ mọi thứ vì sợ người ta xì xào đánh giá.

Bạn cần hiểu rằng, dù bạn thế nào bạn cũng có những điểm mạnh nhất định. Trong một hội thoại, đa số sẽ không quan tâm đến bạn là ai. Họ chỉ quan tâm vào những gì bạn chia sẻ, hãy hút mọi người vào câu chuyện của bạn. Và đôi khi những gì bạn đang cảm thấy thiếu tự tin lại chính là điểm mạnh của bạn. Ví dụ. Tôi từng tự ti về hoàn cảnh, nhưng giờ đây nó luôn xuất hiện trong câu chuyện mà tôi chia sẻ.

Không phải ngày một ngày hai mà bạn bỏ được sự tự ti. Thêm 1 mẩu chuyện để bạn tự tin giao tiếp hơn. Tôi từng nghèo đến mức là sinh viên phải mặc áo rách đi học, đi xe  dép đứt quay. Lúc đầu tôi không dám nói chuyện với ai, vì tôi cảm thấy họ sẽ đánh giá. Sau đó tôi đã thực sự quyết tâm, ra đường chả ai biết tôi là ai. Tôi luôn dẫn đầu mọi cuộc chơi, luôn ngồi trên làm trước… Bỗng nhiên thay vì bị soi người ta bị hút vào sự quá tự tin của tôi và họ gọi tôi là “chàng trai có phong cách bụi”

1.3 Thói quen đổ lỗi, phán xét là Nguyên nhân giao tiếp kém

Thói quen đổ lỗi là một trong thói quen xấu và trong giao tiếp cũng vậy. Đổi lỗi giết chết mọi cuộc giao tiếp của bạn. Bạn đổ lỗi cho người đối diện, có 2 loại đổ lỗi, âm thầm đỗ lỗi và trực tiếp đổ lỗi. Nếu bạn ra sức phán xét người đối diện, đổ lỗi cho họ khiến bạn không thể giao tiếp, như vậy bạn sẽ không thể mở lòng. Nếu bạn đổ lỗi trực tiếp khiến cho người bị đối diện tổn thương liệu bạn có thể có cuộc giao tiếp tốt hay không.

Nhiều người nói rằng “tính tôi nó thế”, đó là bảo thủ và đổ lỗi. Tính bạn thế thì bạn chơi 1 mình đi, và đừng hỏi tại sao mình giao tiếp kém. Để có thể giao tiếp hiệu quả, bạn cần tìm thấy sự đồng điệu, thoả mãn giữa 2 bên. Bạn cần tạo ra sự phấn khích để mọi người chia sẻ.

1.4 Trò chuyện không tương tác.

Một trong những hành vi giết chết cuộc hội thoại là tạo ra cuộc trò chuyện không tương tác. Rất nhiều người mắc phải “triệu chứng” này. Bạn chỉ cố gắng nói những gì mình muốn nói, trả lời những câu hỏi người khác hỏi. Nhưng vậy bạn đã đóng lại cánh của giao tiếp.

Bạn cần tạo ra sự tương tác qua lại, những câu hỏi mở giúp giải tỏ thế bế tắc. Những câu hỏi đại loại như, còn anh thì sao? Anh nghĩ gì về vấn đề này? Anh có thể mô tả kỹ hơn được không….. Những câu hỏi như vậy sẽ kéo dài cuộc hội thoại đến bất tận. Những lời nói khôi hài đúng lúc cũng khiến bạn trở nên hấp dẫn. Tại sao cần hấp dẫn? Nếu bạn tạo ra không khí đối phương sẽ có xu hướng muốn chia sẻ với bạn nhiều hơn.

1.5. Không lắng nghe nhau.

Hãy nghĩ đến việc chỉ có người nói mà không có người nghe thì sao? Chẳng có ai thích điều này cả, đối phương sẽ cảm thấy thiếu sự tôn trọng. Điều đáng tiếc đa số chúng ta được dạy cách để nói chuyện, chứ ít ai học cách để lắng nghe. Để có thể giao tiếp hiệu quả bạn cần cải thiện điều này.

Lắng nghe phải đi kèm hành động tán thưởng, cái nhìn chăm chú kết hợp với cái gật đầu nhẹ. Việc này tạo cảm giác được lắng nghe nhiều hơn. Nhiều người chỉ nghe những cái mình thích, quan tâm thôi. Không thích lắng nghe những điều mang tính chất cá nhân. Họ thường cắt ngang hoặc cướp lời người khác để không phải nghe đến chuyện đấy nữa. Đấy là tính ích kỷ của bản thân, chỉ biết về mình.

1.6. Tín hiệu truyền kém

Khi chúng ta quá chú trọng nói mà không quan tâm tới giọng nói và cách thể hiện. Người nghe sẽ khó hiểu hết ý của bạn được. Tùy từng đối tượng mà chúng ta có tốc độ nói khác nhau. Thường xuyên thực hành trong đời sống để có kỹ năng giao tiếp tốt.

1.7. Định kiến người khác.

Nhiều định kiến như kiểu nói Nông dân thì ăn nói cọc cằn, người tri thức ăn nói văn vẻ,… Bất đồng ngôn ngữ, thời gian trò chuyện không đúng lúc cũng là nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả. Bạn là người có năng lực, nhưng ăn nói thì kém cỏi, vụng về thì gây kém thiện cảm với người khác. Cần khắc phục bản thân và có giải pháp cải thiện lại kỹ năng ăn nói của mình nhé.

3. Kết luận. 

Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu những nguyên nhân giao tiếp kém và cách khắc phục. Mong rằng với những kinh nghiệm và chia sẻ của tôi sẽ giúp các bạn hoàn thiện mình hơn. Nếu bạn có bất kì ý kiến đóng góp hay thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé. Chúng tôi luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ phía các bạn để tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề