Vào công ty bao lâu thì được đóng bảo hiểm

Em năm nay 23 tuổi, hiện tại em đang làm CEO cho 1 công ty dược tư nhân. Công ty đã thành lập được 5 năm. Em đang gặp phải 1 vấn đề nhờ tổng đài tư vấn. Em vào làm cho công ty đầu tháng 7/2018 và công ty quy định thử việc là 2 tháng, đến cuối tháng 9 là em xong thử việc. Đầu tháng 10 em được nhận vào làm chính thức. Và bây giờ công ty quy định em phải làm đủ 1 năm [14 tháng] em mới được tham gia BHXH. Cho em hỏi theo quy định luật thì công ty em làm vậy có đúng không ạ? Em cảm ơn !

Tư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Đi làm chính thức bao lâu thì được tham gia bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động năm 2012 về Kết thúc thời gian thử việc:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Theo đó, khi thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Do đó, bạn đã thử việc được 2 tháng nên đầu tháng 10 bạn sẽ trở thành nhân viên chính thức, và khi trở thành nhân viên chính thức thì phía công ty buộc phải giao kết hợp đồng lao động với bạn. 

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng áp dụng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b] Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Theo đó, trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì công ty phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên việc công ty quy định bạn phải đợi sau 1 năm mới được tham gia bảo hiểm xã hội là không đúng quy định của pháp luật.

Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172

Kết luận

Như vậy trong trường hợp này, nếu công ty ký hợp đồng lao động nhưng lại giải thích sau 1 năm làm việc mới được đóng bảo hiểm thì không đúng với quy định của pháp luật. Bạn có thể kiến nghị lên ban giám đốc công ty, nếu không được giải quyết thì bạn có thể khiếu nại đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng bảo hiểm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Đi làm chính thức bao lâu thì được tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Có được giữ bản chính văn bằng của người lao động khi giao kết hợp đồng?

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế

Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Em làm qua ba nơi thì họ đều nói là thử việc 1-2 tháng sau đó đưa cho tờ giấy là công nhận chị A làm việc chính thức nhưng cứ làm rồi đến 6-8 tháng sau mới được đóng bảo hiểm.

Tóm tắt câu hỏi:

Em làm qua ba nơi thì họ đều nói là thử việc 1-2 tháng sau đó đưa cho tờ giấy là công nhận chị A làm việc chính thức nhưng cứ làm rồi đến 6-8 tháng sau mới được đóng bảo hiểm. Vậy em muốn hỏi theo quy định thì sau mấy tháng được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm, nếu quá thời gian trên thì họ có vi phạm quy định không ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

“Bộ luật lao động 2019” quy định về thời gian thử việc như sau:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm rủi ro đặc biệt là gì? Đặc điểm và các lưu ý?

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy, kết thúc thử việc nếu đạt yêu cầu thì hai bên phải ký hợp đồng lao động theo quy định. Hợp đồng lao động có thể là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng xác định thời hạn [từ đủ 12 tháng đến 36 tháng] hoặc không xác định thời hạn [Điều 22 BLLĐ 2012]. Lưu ý, không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Trong khi đó, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, Luật Bảo hiểm y tế 2008 [sửa đổi bổ sung năm 2014] và Luật Việc làm 2013 quy định: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên” có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Mức đóng bảo hiểm tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động [%]

Người lao động [%]

Tổng cộng [%]

01/2014 trở đi

18

3

1

8

1,5

1

32,5

Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 03 tháng trở lên. Trường hợp người lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động là trái với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] mới nhất

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người sử dụng lao động vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bị xử phạt như sau:

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568    

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a] Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b] Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c] Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Lao động thử việc có phải nộp thuế TNCN? Tính thuế TNCN trong giai đoạn thử việc?

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b] Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Trong trường hợp người sử dụng lao động có hành vi vi phạm ở trên, bạn cần gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra lao động thuộc Sở lao động thương binh xã hội để yêu cầu giải quyết.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Không thông báo kết quả thử việc có bị xử phạt không?

– Có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội khi thử việc?

– Mang thai sau khi thử việc được hưởng quyền lợi gì?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

Video liên quan

Chủ Đề