Tục ngữ là gì cho ví dụ

Tục ngữ việt nam sưu tầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [422.47 KB, 15 trang ]

Chuyên đề VII: TỤC NGỮ
VII.1/ Khái niệm:
Khi nhắc đến tục ngữ, đó quả là một khái niệm quen thuộc đối với chúng
ta. Tục ngữ là gì? Bàn về điều này, đã có rất nhiều lời nhận xét. Dương Quảng
Hàm cho rằng: Tục ngữ là do những kinh nghiệm của cố nhân đã đúc lại, nhờ
đấy mà người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử
ở đời. Còn Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam Văn Học sử giản ước tân biên thì lại
nói: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụ
cũng như về nhân sinh. Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ và lưu
truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay. Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu
một cách đơn giản rằng tục ngữ là một câu tự, nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận
xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán của nhân dân về
thiên nhiên, lao động sản xuất hay về con người và xã hội.
Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là trí khôn dân gian. Trí
khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn
từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là
văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vân dụng trong đời sống sinh
hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên
răn.
Tục ngữ được hình thành từ đời sống thực tễn, trong đời sống sản xuất và
đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm
văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra từ tác phẩm văn học bằng con
đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục
ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết,
khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành nhũng phương châm, chân lý. Hình
tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại vần: vần liền và vần cách. Các
kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn
ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo nên sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững


chắc cho tục ngữ. Hình thưc đối: thối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có một vế,
chứa một phán đoán, nhưng cũng có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Tục ngữ có các kiểu suy luận như: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương
đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
1
VII.2/ NỘI DUNG:
VII.2.a. Tục ngữ về lao động sản xuất:
Tục ngữ là những bài học quý giá của nhân dân ta. Tục ngữ thiên nhiên và
lao động sản xuất chính là sự quan sát, đúc rút kinh nghiệm thường ngày, góp
phần làm mùa màng bội thu, giúp ta biết trước được thiên tai của khí hậu nhiệt
đới gió mùa như ở nước ta để sẵn sàng phòng chống. Chắc hẳn ta đã từng nghe
những câu nói như Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa
cười đã tối, Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa hay chớp đông nhay nháy, gà gáy thì
mưa Đó chỉ là một chấm nhỏ trong bức tranh đầy màu sắc của tục ngữ Việt
Nam nói chung và tục ngữ thiên nhiên và lao động sản suất nói riêng. Để hiểu rõ
hơn, chúng ta hãy tìm hiểu một vài câu tục ngữ nhé!
Tục ngữ thiên nhiên là sự quan sát thay đổi của trời đất, giới động thực
vật, từ đó rút ra những quy luật của tự nhiên hay phán đoán trước được những
biến động của thời tiết, Những ngôi sao tưởng chừng chỉ là nét đẹp quyến rũ
của bầu trời đêm, nhân dân ta đã biến chúng thành một chiếc máy dự báo thời
tiết rất chính xác:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Cũng tương tự như vậy, nhân dân ta luôn lấy sự vật trong thiên nhiên để biết
tiết trời:
Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Hay:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Nhân dân ta cũng đã quan sát những chuyển động của trời đất để đúc rút

ra một kinh nghiệm:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Nhân dân ta đã nhận ra rằng đây là một hiện tượng lặp đi lặp lại nhiều lần
và sự phân chia ngày đêm của các tháng trong năm không đồng đều nhau. Từ
đó, chúng ta biết bố trí công việc, mùa màng hợp lí, cũng như việc giữ gìn sức
khỏe theo mùa. Đó quả là một kinh nghiệm bổ ích.
Những dấu hiệu của thiên tai cũng được nhân dân ta đưa vào những câu
tục ngữ thiên nhiên:
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
Một phát hiện về sự biến đổi thất thường của thiên nhiên, ráng vàng xuất
hiện ở phía chân trời là dấu hiệu sắp có bão. Nhờ đó chúng ta có thể chủ động
giữ gìn nhà của và hoa màu.
Bên cạnh những câu tục ngữ thiên nhiên, nhân dân ta còn đút rút kinh
nghiệm sản xuất vào những câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ và giàu nhịp điệu.
bàn về vai trò của các ngành nông nghiêp, ông cha ta có câu:
Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền
Câu tục ngữ nói lên vai trò quan trong trong nền kinh tế của công việc làm
nông: nuôi cá, làm vườn, làm ruộng; giúp con người khai thác tốt hơn các điều
kiện hoàn cảnh thiên nhiên.
Rồi, để nói lên sự quý giá của đất, người xưa lại có câu:
Tấc đất, tấc vàng
Nghệ thuật so sánh, đất quý hơn vàng làm chúng ta phải biết trân trọng và
giữ gìn đất đai. Phê phán hiện tượng lãng phí đất, đề cao vai trò của đất.
Nhiều câu tục ngữ còn nói lên sự cần thiết của điều kiện thiên nhiên:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Hay:
Nhất thì, nhì thục
Nói tóm lại, các câu tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất đã cho ta
những kinh nghiệm quý báu về các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.

VII.2.b. Tục ngữ về tình cảm gia đình:
Gia đình-nơi quan trọng nhất đối với cuộc đời mỗi con người.Tại sao lại
thế? Bởi lẽ rằng, nếu như nhắc đến núi ta sẽ nghĩ ngay tới độ cao, nếu như nhắc
đến đại dương thì dĩ nhiên là độ sâu và rộng. Còn gia đình thì sao? Độ cao ư?
Không đúng. Độ sâu ư? Cũng không phải, mà là về tình cảm yêu thương. Độ
cao và độ sâu thì vẫn còn có thể đong đếm, nhưng tình cảm thì nó không có một
đơn vị đo nào cả, nó sẽ không thể so sánh qua những con số khô khan hay
những từ để miêu tả độ lớn. Nó cũng sẽ không thể đong được bằng cân nặng của
nó hay bất kì một hình thức gì khác, nhưng nó lại vô cùng cần thiết, bởi lẽ nó
xuất phát từ tận sâu thẳm trong tâm hồn mỗi con người.
Gia đình- hai tiếng gọi tuy giản đơn nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa sâu
sắc. Nó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách ta từ thời tấm bé, nơi có ông bà,
cha mẹ, những người thân yêu luôn quan tâm, chăm sóc, luôn dõi theo ta trên
bước đường đời đầy chông gai, khó khăn và thử thách. Nơi đã,đang và sẽ chắp
cánh cho mọi ước mơ ta bay cao, bay xa hơn về tương lai. Mặt khác, gia đình
còn là một phần tử quan trọng trong xã hội, đồng thời cũng là nơi phản ánh rõ
một nét văn hóa của mỗi dân tộc. Có lẽ vì thế nên tình cảm gia đình mới có thể
đi vào tục ngữ một cách rất đỗi tự nhiên mà sâu sắc. Một mảng đề tài vô cùng
quen thuộc trong kho tàng tục ngữ Việt Nam. Nội dung của mảng đè tài này
thường bao quanh về các mối quan hệ trong gia đình như quan hệ vợ chồng anh
em, ông bà,. Trong các môí quan hệ, vợ chồng là mối quan hệ cơ bản nhất.
Bên cạnh chức năng duy trì nòi giống, nó tồn tại một thứ tình cảm thiêng liêng,
bền chặt, gắn bó như một lẽ tự nhiên.
Nồi nào úp vung nấy
Đúng như vậy, nồi và vung, hai cái tuy tách rời nhưng lại có quan hệ rất
mật thiết với nhau. Vung không có nồi, vung trở thành vật vô dụng. Nồi không
có vung, thì khi nấu không thể tạo ra được những món ăn ngon và mất rất nhiều
thời gian. Dùng vung và nồi so sánh với mối quan hệ vợ chồng qua đó diễn
tả sự khăng khít, bền chặt giữa vợ và chồng, từ đo ta có thể hiểu hơn rằng dù
dung mạo, hoàn cảnh có thế nào đi chăng nữa thì con người cũng có thể tìm ra

được một người có duyên số với mình. Cuộc sống không ai giống ai, mối quan
hệ vợ chồng cũng thế, nên dù ở trong những hoàn cảnh nào, con người vẫn có
thể tìm ra cho mình một nửa còn lại để yêu thương, để gắn bó trọn đời. Ta cũng
có thể thấy được những mong ước của người xưa trong quan hệ tình cảm vợ
chồng, bằng chứng là còn có những câu ca dao khác nói về điều này đại loại
như:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Rõ ràng rằng, việc mong muốn có được một gia
đình êm ấm, hạnh phúc hòa thuận dù hoàn cảnh của
mọi người có như thế nào thì đó cũng là mong ước
chung mà hầu hết gia đình nào cũng muốn có, không chỉ thời xưa mà còn có
thời nay và cả sau này. Vậy muốn có được gia đình êm ấm đó thì phải làm như
thế nào? Xin thưa rằng vợ chồng phải hòa thuận, phải biết nhường nhịn lẫn
nhau, cùng nhau san sẻ, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn và đặc biệt hơn tất cả
thì vợ chồng phải hiểu được nhau, khi đó mới làm nên chuyện.
Mặc dù như vậy, vẫn còn có nhiều trường hợp không thuận hòa trong xã
hội, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc: chồng đánh, thậm chí còn có một số
trường hợp thẳng tay giết chết người bạn đời của mình chỉ vì những lí do nhỏ
nhặt, như vậy có đáng không? Những trường hợp đó chỉ là một trong vài trường
hợp mà nguyên nhân là do những bất hòa gây nên, nhưng dù gì thì vẫn nói rằng,
những trường hợp đó đáng bị lên án bởi vì nó làm mất đi môi trường lành mạnh
của xã hội bây giờ.
Qua tình cảm vợ chồng, ta sẽ nói đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đã
nhắc đến cha mẹ và con cái thì không thể không nhắc tới tình mẫu tử. Tình mẫu
tử là một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả và vĩ đại mà không gì có thể đong
đếm, đo lường được. Người xưa hiểu được điều đó nên đã tạo ra câu tục ngữ:
Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng
Ở đây , người ta nói tới công lao của người mẹ trong việc nuôi dạy con
cái. Mẹ là người quan trọng nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Chính

những người mẹ đã hy sinh hạnh phúc của riêng mình để nuôi lớn những đứa
con Họ hy sinh từng miếng ăn, áo mặc, thậm chí hy sinh cả giấc ngủ cho con
để đảm bảo con không bị thiếu thốn. Công lao dưỡng dục của người mẹ là rất
lớn, chúng ta không thể so sánh bằng bất cứ từ ngữ nào, bởi vì mỗi hành động
chăm sóc chúng ta chính là tâm huyết mà người mẹ đã dồn hết tất cả sự chân
thành cũng như tình cảm của họ vào trong đó, để làm cái nôi nuôi dưỡng chúng
ta trở thành những con người có ích cho xã hội.Thực sự rằng,cả cuộc đời mẹ là
tấm gương đẹp đẽ,sáng trong nhất,là ánh hào quang soi chiếu cả vòm trời con
đi.Tìm đến tình thương là nơi tâm hồn ta thánh thiên.Mà tình cảm mẹ hiền thì
không sao đong đầy bằng ngôn ngữ của trần gian,vũ trụ có nhiều kỳ quan nhưng
kỳ quan đẹp đẽ nhất là trái tim người mẹ,dẫu có là gì đi chăng nữa,trái tim mẹ
vẫn luôn dõi mắt hướng về con.Bởi vậy,hãy sống cho thật tốt,hãy giữ trọn chữ
hiếu,đó cũng chính là mang lại cho mẹ niềm vui,và báo đáp công ơn sinh thành
của mẹ.
Chính sự lớn lao ấy của tình mẹ,cho nên đã có người thắc mắc rằng tại sao
hình ảnh người cha trong câu tục ngữ lại bị so sánh thấp hơn so với vai trò của
người mẹ, điều đó cũng rất dễ hiểu: vào thời xa xưa- khi mà những câu tục ngữ
đẹp đẽ này ra đời, người cha phải đi làm quần quật để nuôi cả nhà- hoặc phải đi
ra chiến trường, nên hình ảnh người cha trong lúc đó khá là mờ nhạt nên trong
kí ức của những đứa trẻ chỉ có hình ảnh những người mẹ tần tảo sớm hôm giúp
họ ăn học, nuôi họ thành người, thế nên công lao của những người mẹ dĩ nhiên
là dược nhớ đến nhiều hơn cả. Ở bất cứ hình thức nào trong văn học dân gian
cũng có nhắc đến vấn đề này. Chẳng hạn như ở câu ca dao sau:
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.
Bởi thế nên chẳng trách được, bởi vì những ngày người cha không có nhà
thì những bà mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để nuôi con mình ăn học thành
tài. Vì thế công lao của những bà mẹ tần tảo ngày xưa được đề cao hơn hẳn.Ai
cũng biết việc nuôi con cái là khổ cực thế nào, vất vả ra sao, vậy mà những
người mẹ đó lại có thể nuôi dạy họ tốt như vậy, thật sự không còn lời nào để

diễn tả sự kính phục tới những người mẹ- ngày ấy cũng vậy mà bây giờ cũng
thế. Họ quả là những người vĩ đại nhất thế gian.
Tình mẫu tử vĩ đại là thế vậy mà có kẻ lại chẳng biết điều đó. Nhiều kẻ bất
hiếu đối xử tệ bạc với những người sinh thành và nuôi dưỡng mình. Chúng đánh
đập, hỗn láo với những người mẹ. Ở cái xã hội ngày nay, những vụ việc như con
giết mẹ chỉ để lấy tiền thỏa mãn cơn phê thuốc, vậy mà chúng lại chẳng biết ăn
năn, hối cải mà còn tỏ vẻ nhởn nhơ, thờ ở với những lời tuyên án. Những kẻ như
thế thật không bằng loài cầm thú và phải bị trừng trị nghiêm khắc trước pháp
luật.
Tình mẫu tử thật đẹp biết mấy, nhưng tình phụ tử cũng đâu kém cạnh gì. Từ
xa xưa đến giờ ai cũng biết, người mẹ lo cho con đầy đủ những điều kiện để con
ấm no, hạnh phúc, còn những người răn dạy con mình những điều hay lẽ phải,
thường thường là từ người cha. Người xưa biết
vậy, cho nên mới sáng tác ra một câu nói đề cao
tình cha con, một câu nói tuy chỉ vẻn vẹn bốn chữ nhưng
nó chứa đầy cả hàm ý khuyên răn trong đó. Câu nói đầy ý nghĩa
đó là:
Phụ tử tình thâm
Ý nghĩa của câu nói đã được nêu ở trên, đó
là đề cao tình cha con. Người cha có cách bày tỏ tình yêu
thương của mình đối với con cái khác
hẳn so với những người mẹ. Người
cha làm việc quần quật suốt cả ngày,cả năm, thậm chí suốt cả cuộc đời mình
để lo cho con được no đủ, bình yên, và sung túc, họ chịu nhiều nỗi vất vả, lo
toan để hy vọng rằng con có thể ngẩng cao đầu trước những người xung
quanh. Người cha dạy con điều hay lẽ phải, khuyên răn con về những thói
xấu trong xã hội. Nếu như người mẹ chăm sóc cho con mình bằng tình cảm
trong tim, thì người cha lại chăm sóc cho con mình bằng lí trí. Họ dạy con
phải đối mặt như thế nào với cuộc sống, dạy con cách lao động, dạy con
những thứ cần thiết để sau này có thể vững bước với con đường đời. Họ

không giỏi thể hiện tình cảm của mình trước mặt con cái, họ muốn con cái
coi họ là những người mạnh mẽ để có thể tin tưởng rằng mái ấm của mình đã
được bảo vệ bởi vòng tay của người cha đáng kính. Bởi vì cách dạy dỗ như
vậy nên nhiều khi cần thể hiện tình cảm đối với con mình thì họ lại lúng túng
và cứng nhắc, thế nên hình ảnh người cha đôi khi cũng hơi khó gần trong
mắt con cái của họ. Nhưng dù có cứng nhắc mấy đi chăng nữa, người cha
vẫn sẽ đứng ra bảo vệ mái ấm của mình, họ không làm thế vì trách nhiệm, vì
bổn phận mà họ làm thế bởi xuất phát từ chính những tình cảm của họ dành
cho mái ấm , dành cho những đứa con thân yêu.
Bởi cách thể hiện tình cảm và tình yêu,sự hi sinh của cha,chắc hẳn rằng
trong mắt những người con,cha là tuyệt vời ,là oai nghiêm nhất.Tình cảm của
con đáp lại công ơn cha:
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác[qua đời], gót con lấm bùn
Bên cạnh những điều tốt đã nói ở trên thì vẫn có những trường hợp trái
ngược,ta vẫn thấy hiện lên những hiện thực kinh hoàng: cha đánh con, hành hạ
con, bỏ bê con để rượu chè, Và cũng có cả những trường hợp con đánh cha,
hỗn láo với cha- người đã dạy bảo mình nên người.Tuy chỉ là một số ít trường
hợp nhưng cũng rất đáng lên án và chê trách.
Người xưa hiểu được công lao của cha mẹ lớn đến thế nào nên đã sáng tạo
ra những câu tục ngữ này để khuyên răn con cái hiếu thảo, đối tốt với cha mẹ.
Những câu nói dân dã ấy là một minh chứng thể hiện đúng,đủ và rất rõ ràng về
đức hi sinh của cha mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.Thật đáng kính.
Tình cảm vợ chồng đã có, tình cảm giữa cha mẹ và con cái cũng đã kể rồi,
vậy thứ tình cảm còn lại là gì? Câu trả lời chính là lòng kính yêu của chúng ta
giành cho ông bà. Từ xa xưa, người dân đã khuyên răn con cháu mình phải biết
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Và câu tục ngữ sau đây là một ví dụ :
Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại
Sau khi tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì không thể không nhớ tới ông bà
kính yêu của chúng ta. Dù không trực tiếp sinh ra chúng ta nhưng

họ cũng đã có một công lao rất lớn, đó là: sinh thành và nuôi dưỡng
cha mẹ của chúng ta nên người. Ở xã hội ngày nay, hầu hết các bậc
phụ huynh đều bận bịu với công việc của mình, họ không có thời
gian để chăm lo cho những đứa con của mình, vì thế cho nên hầu hết
đã gửi con về cho ông bà chăm sóc. Những người ông, người bà cũng đã
đóng góp một phần rất quan trọng trong việc xây dựng hạnh phúc gia
đình.
Có thể nói, những người cực khổ và phải chịu vất vả nhiều nhất chính là
ông bà của chúng ta. Khi còn trẻ, họ phải làm việc quần quật để nuôi cha mẹ của
ta, đến khi về già lại còng lưng chăm sóc các đứa cháu thơ dại. Dù thế, họ luôn
luôn yêu thương những người cháu của mình và không ngại công để chăm sóc
chúng như đã làm với cha mẹ chúng ta khi họ còn nhỏ.
Ở ngoài thực tế, chúng ta đã thấy một vài trường hợp có những đứa trẻ mồ
côi cả cha lẫn mẹ và chỉ còn lại ông bà, cháu thì còn thơ dại nên mọi cực khổ
đều phải gánh lên những chiếc lưng già cỗi và yếu ớt dần theo thời gian. Ông bà
phải làm tất cả mọi việc dù đã đến tuổi được chăm sóc với mục đích nuôi đứa
cháu nhỏ của mình lớn khôn và bù đắp tình thương bị thiếu thốn ở cha mẹ -
đồng nghĩa với việc là những đứa con của họ- không còn ở thế giới này nữa.
Cùng lúc phải hứng chịu nỗi đau đớn và gánh nặng nhưng họ vẫn cố chịu đựng
để nuôi những đứa cháu yêu thương của mình thành người, thật là cảm động và
khâm phục biết bao!
Nhưng nói cho cùng, dù có còn cha mẹ hay không, những người ông, người
bà vẫn sẽ bảo vệ và chăm sóc các đứa cháu yêu của mình chẳng khác gì những
người cha, người mẹ. Họ luôn muốn có một gia đình hòa thuận, vậy nên họ đã
hy sinh tất cả để tạo được môi trường tốt nhất cho con cái và cháu chắt của mình
được lớn lên một cách bình yên, trong vòng tay êm ấm của gia đình.
Ông bà đã làm nhiều điều như vậy để giúp chúng ta, vậy chúng ta phải làm
gì để giúp đỡ ông bà? Câu trả lời là phải bày tỏ lòng kính yêu, kính trọng của
mình với ông bà. Nhưng làm bằng cách nào? Từ những việc nhỏ như đấm lưng
giúp ông bà, làm việc nhà giúp, cho đến những việc lớn hơn như đưa ông bà

đi chữa bệnh cũng đã bày tỏ được lòng thành kính, nhưng phải làm bằng tấm
lòng thực sự của mình, như thế mới báo đáp dược phần nào công lao của ông
bà.
Tình cảm của các bậc làm cha, làm mẹ và những người ông, người bà được
ẩn ý trong những câu tục ngữ hàm súc là thế, vậy còn những câu tục ngữ về tình
anh em thì sao? Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh,
khái niệm quen thuộc trong cuộc sống.Đó là tình cảm giữa những người con
cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng
được nuôi dưỡng bằng một suối nguồn yêu thương có tình cảm thiêng liêng, gắn
bó và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Người xưa hiểu được điều đó, bởi vậy nên
đã có câu tục ngữ rằng :
Anh em như thể tay chân.
Người xưa đã rất tài tình khi ví anh em như cái chân, cái tay vậy. Chân
và tay tuy hai nhưng là một,chúng đều là bộ phận rất quan trọng trong công
việc lao động và sinh hoạt đời sống.
Hai bộ phận đó cùng bổ trợ cho nhau, phối hợp với nhau, thiếu đi một bộ phận
thôi thì khi làm việc sẽ rất vất vả. Họ đã ví cái chân, cái tay như anh em để nói
rằng sự hòa hợp của họ rất quan trọng trong cuộc sống. Từ thuở bé, ta vẫn
thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm
anh em như Hoa dâm bụt, Sự tích trầu cau,. Tuy mỗi câu chuyện đều
mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật
mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người
anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em
không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như Ăn khế trả
vàng, Hà rầm hà bạc,
Thử nghĩ xem, nếu ngoài tình mẫu tử, tình phụ tử, tình bạn bè mà không có một
thứ tình cảm đẹp như tình anh em thì chẳng phải cuộc đời này sẽ rất vô vị, tẻ
nhạt hay sao. Khi ta gặp một chuyện buồn hay những khó khăn, cha mẹ đôi khi
không thể lắng nghe chia sẻ thấu đáo vì ít nhiều cũng có khoảng cách về tuổi
tác. Những khi ấy ta tìm thấy một bến bờ khác cùng thế hệ, một người bạn trong

nhà có thể chia sẻ, dễ dàng cảm thông và tâm sự cùng ta mọi chuyện vui buồn,
khó khăn trong cuộc sống.
Những khi ta bế tắc hay gặp hoạn nạn, không còn gì cả thì bạn bè có thể rời
bỏ ta, nhưng anh chị em thì vẫn còn mãi bên ta, bởi lẽ những người thân trong
nhà biết yêu thương nhau thì sẽ luôn khuyến khích tinh thần, làm mọi điều tốt
đẹp cho nhau và giúp ta vượt qua vì dù gì đi nữa vẫn là ruột thịt. Có một câu nói
rất hay: Cảm ơn những lần lạc mất, để ta biết mình còn có ai. Vâng! Khi gặp
sóng gió, ta mới thực sự cảm nhận người thân trong gia đình là quan trọng đến
mức nào. Kho tàng văn học dân gian đã có rất nhiều thành ngữ tục ngữ, ca dao
như:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Thế nhưng trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn nhiều người chưa
hiểu được ý nghĩa của tình cảm
cao quý này. Họ mải mê theo đuổi tiền tài, danh vọng, kết
thân và hết lòng sẵn sàng làm
mọi việc vì người ngoài mà lãng
quên người anh em đang cần ta giúp đỡ. Trên mặt báo
hằng ngày vẫn có bao nhiêu chuyện đau lòng
khi anh em giết nhau , đánh nhau chỉ vì
tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ
nhặt Hay trong đời sống,
nhiều gia đình anh em không
thuận hòa, mỗi khi gặp mặt là cãi vã hay xung đột khiến cha mẹ rất buồn
phiền
Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh chị em, ta cần phải xây dựng
một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh em trong nhà. Đó là luôn biết nhường
nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi
khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, anh giận thì em bớt
lời để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ

lấn át tình thương.
Và cái cuối cùng được nhắc đến ở đây chính là cách nuôi dạy con cái thế
nào cho phải. Đừng nghĩ rằng cách nuôi dạy con cái không hề có liên quan gì
đến tình cảm gia đình, nó có liên quan, thậm chí còn là liên kết rất chặt chẽ với
nó. Bởi vì cách nuôi dạy con thé nào cho phải chính là chìa khóa để dẫn đến mọi
sự nói ở trên. Dạy con đúng thì sau này gia đình được hạnh phúc, dạy con sai thì
sau này gia đình bất ổn. Bởi vậy nên người xưa đã có một câu nói về cách nuôi
dạy con cái, tuy ngắn gọn, giản đơn nhưng sâu sắc, đó là:
Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
Thương cho roi cho vọt là nếu con trẻ
sai, ta phải nghiêm khắc dạy dỗ chúng
để chúng hiểu ra và kịp thời sửa chữa.
Có người đã nói rằng câu nói này chỉ
đũng với xã hội phong kiến, còn với xã
hội hiện nay thì việc dạy bảo con trẻ
bằng cách đó đã không còn đúng đắn,
nhưng xin thưa rằng dù có đến thế hệ
nào, dù nằm ở thời đại nào câu nói trên
vẫn đúng, và người đó đã hiểu không hết được ý nghĩa đích thực của câu nói
này.Đòn roi ở đây không phải là những trận đòn đau mà là những lời khuyên
răn để cho con trẻ hiểu ra việc mình làm là sai và khắc sâu vào tâm trí, làm cho
con trẻ nhớ thật lâu để không bị tái phạm. Có như vậy, sau này những đứa con
đó mới không bị những việc tương tự làm chúng sai lầm và đi lạc lối.
Ghét cho ngọt cho bùi có ý nghĩa rằng nếu các bậc làm cha, làm mẹ hết
mực cưng chiều con cho dù con làm sai hay làm đúng thì điều đó có nghĩa là họ
đang làm hư chính con mình. Khi cưng chiều quá mức thì những đứa con đó sẽ
dễ dẫn đến thói ỷ lại, lì lợm, bảo gì cũng không nghe và trở nên hư hỏng, rồi đến
lúc đó e rằng đã quá muộn để làm lại.
Có một câu nói mà theo tôi thấy là rất đúng, đó là : Cưng chiều quá mức sẽ
khiến con cái bị hủy diệt. Cưng chiều con thì có thể, nhưng đừng quá mức, vì

nó sẽ chỉ có thể làm hư con cái mình chứ không được gì, và câu tục ngữ trên
cũng có cũng một ý nghĩa với câu nói này, và đây chính là lời khuyên răn của
người xưa giành cho thế hệ sau: đừng làm hư con cái mình bằng cái ngọt, cái
bùi trước mắt mà không nghĩ đến những hậu quả sau này.
Vâng, đọc những câu tục ngữ này,cũng đã đến lúc chúng ta tự hỏi lại mình,
tuy rằng gia đình chiếm vị trí số một trong sự ưu tiên, nhưng mỗi ngày chúng ta
dành bao nhiêu thời gian cho gia đình của mình, cụ thể là cha mẹ, anh chị em ?
Một bữa cơm gia đình, với cơm dẻo canh ngọt - chứ không phải là những thức
ăn chế biến sẵn trong các siêu thị; những câu chuyện tâm tình ? Các bạn đã làm
được như vậy hay chưa? Nếu chưa,hãy suy nghĩ lại nhé,bởi khi những câu tục
ngữ xuất hiện trước mắt mình,đó cũng là lúc chúng ta càng trân trọng,càng thêm
yêu gia đình của mình hơn.Gia đình là số một
VII.3 / ĐẶC TRƯNG THI PHÁP CỦA TỤC NGỮ :
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu
ngắt nhịp: Trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ
thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho
tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có một vế, chứa một
phán đoán, nhưng cũng có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Các kiểu suy luận: Liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ
tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
Dựa vào các đặc điểm chung của tục ngữ Việt Nam, ta có thể rút ra được
một số đặc trưng thi pháp của tục ngữ như sau:
Tính ngắn gọn, hàm súc: Tục ngữ ra đời bắt nguồn từ những nhận xét, phán
đoán, suy luận của con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội.
Những nhận xét, phán đoán này cần phải được đúc rút lại thành những kinh
nghiệm, chân lý. Hơn nữa những kinh nghiệm này cần phải được lưu giữ,
phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
nhưng sự lưu giữ và phổ biến này chủ yếu bằng con đường truyền miệng.
Do đó, tục ngữ cần phải thật ngắn gọn để tiện lợi cho trí nhớ. Vì vậy, câu
càng ngắn gọn, hàm súc, càng gần với đặc trưng tục ngữ, ngược lại càng

dài, càng xa tục ngữ và dài đến một độ nào đó thì mất tính tục ngữ, trở
thành ca dao hoặc vè. Ý nhiều mà lại được gói trong một lượng lời ít, tiết
kiệm ngôn ngữ đến mức tối đa, đó là nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nổi
bật nhất của sự sáng tạo tục ngữ.
Tục ngữ ưa nói ngắn, quen nói ngắn, nói ngắn một cách thường xuyên, cũng
nội dung ấy nói càng ngắn càng hay. Lời nói ngắn của tục ngữ [xét về hình
thức biểu đạt] là cốt để nói nhiều [xét về phương diện nội dung], nghĩa là
nhằm làm tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm.
Tính đối xứng: Đây là một đặc điểm nổi bật của câu tục ngữ. Nó không
những góp phần tạo nên tính ngắn gọn, chặt chẽ của lối nói trong tục ngữ mà
còn tạo nên tính nhịp nhàng, dễ làm ngọt tai người tiếp nhận. Bởi lẽ tiếng
Việt vừa là thứ tiếng đơn âm tiết vừa là thứ tiếng giàu thanh điệu có rất nhiều
điều kiện để tạo nên tính hòa đối. Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều
câu có tính chất đối xứng. Hình thức cú pháp của tục ngữ thường rất phức
tạp, đa dạng. Có hai kiểu câu đối xứng trong tục ngữ là câu đối xứng đơn và
câu đối xứng kép.
+ Câu đối xứng đơn: là câu đảm bảo được hai đặc điểm sau:
Về mặt logic: nội dung của mỗi câu tục ngữ là một phán đoán.
Về mặt cú pháp: mỗi câu là một câu đơn mà mỗi thành phần câu tương
đương với một vế. Thí dụ: Con gái là cái bòn,Của mua là của được,
Tham thì thâm
+ Câu đối xứng kép: là câu đảm bảo đủ hai yêu cầu.
Về mặt logic: phải có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán.
Về mặt cú pháp mỗi câu là một câu phức mà mỗi thành phần câu tương
đương với một câu đơn.
*Thí dụ: Trẻ dôi ra, già rụt lại, Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống,
Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ
Trong hai loại câu đối xứng trên thì câu đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm
số lượng nhiều hơn và căn bản đáp ứng, thỏa mãn được những yêu cầu, đặc
điểm của một câu tục ngữ có tính đối xứng.

+ Tính đối xứng được thể hiện ở các bình diện sau:
Đối ý: là đối xứng giữa hai vế của câu tục ngữ với nhau về ý
Đối lời: là sự đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của câu tục
ngữ.
Thực tế thì các dạng đối trong tục ngữ rất nhiều. Quan hệ giữa các vế
cũng rất nhiều loại, muôn màu muôn vẻ, thêm vào đó hình thức cú pháp của tục
ngữ thường rất phức tạp, đa dạng. Do vậy, việc tìm hiểu cấu trúc đối xứng có ý
nghĩa rất quan trọng, giúp ta hiểu đúng nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ.
Tính vần điệu: đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc
của câu tục ngữ cả về phương diện hình thức nghệ thuật lẫn phương diện nội
dung
+ Về vần: Vần là chất keo có chức năng kết dính, liên kết các yếu tố,
các vế để tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ, bền vững, khó bị tan
vỡ. Bên cạnh đó, nhờ vần điệu mà câu tục ngữ có âm hưởng mượt mà, xuôi tai,
thuận miệng, người tiếp nhận tục ngữ có thể nhớ, thuộc, vận dụng một cách dễ
dàng hơn. Có hai loại vần trong tục ngữ là vần sát và vần cách.
Vần sát: là khuôn vần được láy lại liền sau nó, giữa chúng không có yếu tố
trung gian và chúng thường xuất hiện ở vị trí giữa câu
Vần cách: là những khuôn vần được láy lại mà giữa chúng có yếu tố trung
gian và thường xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu.
+ Về nhịp: nhịp là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên và làm rõ tình đối
xứng của câu tục ngữ. Thực tế thì nhịp trong tục ngữ rất đa dạng, linh hoạt, tự
do. Sự đa dạng của nhịp được biểu hiện ở một số khía cạnh: Cùng một câu tục
ngữ nhưng khi nói có thể ngưng giọng ở những chỗ khác nhau sẽ tạo nên những
sự ngắt nhịp khác nhau.
*Thí dụ: Dâu hiền/ hơn con gái. -Rể hiền hơn / con trai.
Giữa nhịp [hình thức] và ý nghĩa [nội dung] của một câu tục ngữ có liên
quan mật thiết với nhau. Trong một câu tục ngữ có thể có nhiều loại nhịp đan
xen với nhau.
*Thí dụ: Ruộng bề bề/ không bằng/ nghề trong tay [nhịp 3/2/3]; Lúc thì

chẳng có ai/ lúc thì ông xã/ ông cai đầy nhà [nhịp 5/4/4]
Phần lớn các câu tục ngữ nhịp trùng với ranh giới giữa các vế có số lượng
tiếng bằng nhau, đối nhau.
*Thí dụ: Tay đứt/ ruột xót, Nhất nghệ tinh/ nhất thân vinh, Quan cứ
lệnh/ lính cứ truyền
Nhịp và vần còn làm cho tục ngữ dễ ăn sâu vào trí nhớ con người. Trong
tục ngữ, vần và nhịp tự nhiên đồng thời là vần và nhịp logic giữa các vế. Nhịp
và vần cũng góp phần làm cho tục ngữ mặc dù là câu nói dùng hằng ngày nhưng
vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.
Tính hình tượng: Tục ngữ rất giàu hình tượng. Hình tượng tạo nên vẻ đẹp
tươi mát, sinh động, tính hàm súc và trong nhiều trường hợp tạo khả năng
mở rộng nghĩa cho tục ngữ. Cũng nhờ hình tượng chính xác, sinh động, cụ
thể và khái quát, kinh nghiệm, chân lý của tục ngữ trở nên có sức thuyết
phục hơn. Tục ngữ không đơn thuần chỉ là những hình thức nhận thức duy lý
mà còn là những hình thức đánh giá thẩm mỹ về các hiện tượng tự nhiên, xã
hội.
+ Hình tượng trong tục ngữ được tạo ra bằng nhiều biện pháp nghệ thuật
khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, cường điệu So sánh: là
phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối
chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng làm nổi bật đặc điểm, đặc
tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.
Ẩn dụ: đây là biện pháp nghệ thuật phổ biến trong tục ngữ. Biện pháp này sử
dụng phương pháp tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự
nhẳm thể hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi
một cách kín đáo.
Nhân hóa: là cách thức gán cho sự vật vô tri, đối tượng trừu tượng đặc tính
của con người thể hiện ở động từ, tính từ chỉ hành động hoặc phẩm chất
riêng vốn có ở con người. Trong tục ngữ nhân hóa thường được sử dụng kèm
với ẩn dụ.
Tóm lại, tục ngữ Việt Nam không chỉ là kho tàng kinh nghiệm, tri

thức vô cùng phong phú và quý giá, nó còn là một kho mỹ từ pháp, là những
văn bản mang tính nghệ thuật tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề