Khủng hoảng nghĩa là gì

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác Lênin, Karl Marx đã đưa ra đến cho người đọc về khái niệm của khủng hoảng kinh tế như sau: Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kì kinh tế.

Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia [Mỹ]định nghĩakhủng hoảng kinh tế là một 'sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng'. Sự tụt giảm hoạt động kinh tế được đo lường bởi 5 chỉ báo: GDP thực tế, thu nhập thực tế, tỷ lệ có việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và phân tích cho rằng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp. Ngoài ra, ta có thể nhận biết suy thoái kinh tế khi nhiều doanh nghiệp phá sản, doanh số bán lẻ sụt giảm do khách hàng ít chi tiêu mua sắm, giá nhà giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế

Ví dụ, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 là vì sự dư thừa một cách bất hợp lý trên thị trường nhà đất. Tất cả mọi người đều nghĩ giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng, vì thế họ bỏ tiền ra mua những căn nhà mà mình không đủ khả năng chi trả. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lại cho vay với mức lãi suất thấp khiến họ vay tiền nhiều hơn và đến cuối cùng vỡ bong bóng kinh tế vì các khoản cho vay chỉ trả tiền lãi.

Các cơ quan tài chính tạo ra những sản phẩm tài chính phức tạp trộn lẫn cả nợ xấu và nợ tốt. Khi người vay không trả được nợ, thị trường trở nên mất kiểm soát và cuối cùng khiến các ngân hàng phá sản và buộc chính phủ phải chi 700 tỷ USD cho chính sách cứu trợ.

Trong khi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 xảy ra vì nợ không thu hồi được, thì khủng hoảng kinh tế thế giới 2001 xảy ra vì lạm phát giá tài sản trên thị trường cổ phiếu công nghệ khiến 'bong bóng công nghệ' vỡ. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế xảy ra có thể khác nhau nhưng chúng vẫn có những điểm chung như lãi suất cao, bong bóng giá tài sản và lạm phát cao.

Phân loại khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng thừa

Đi cùng với sự quan tâm khủng hoảng kinh tế là gì thì nhiều nhà kinh tế vẫn luôn phân loại về khủng hoảng kinh tế. Khi nào thì khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản nói riêng và khủng hoảng kinh tế thế giới nóng chung được gọi là khủng hoảng thừa?

Đó chính là khu cung lớn hơn cầu, hàng hoá sản xuất nhiều hơn mức nhu cầu của con người và các hoạt động đầu cơ của các ông chủ lớn đã làm cho giá cả bị đẩy lên mức quá cao, mức giá bong bóng bất hợp lí.Đến một thời điểm, bong bóng bị vỡ và dẫn tới giá của các loại hàng hoá quay trở lại sụt giảm nghiêm trọng, nhà đầu tư mất tiền, người lao động thất nghiệp còn các doanh nghiệp bị phá sản.

Khủng hoảng thiếu

Không chỉ dừng lại ở khái niệm khủng hoảng kinh tế là gì hay những đặc điểm trái với khủng thừa, khủng hoảng thiếu xảy ra khi nguồn cung các sản phẩm hàng hoá bị sụt giảm nghiêm trọng, trong khi nhu cầu tăng cao.

Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thiếu có thể được kể đến như do tăng dân số, do thiên tai, thiếu kiệt nguồn tài nguyên và sự hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệ của các doanh nghiệp. Người dân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cuộc khủng hoảng thiếu bởi lúc này giá cả mọi mặt hàng hoá sẽ bị đẩy lên cao một mức khó chấp nhận được.

Khủng hoảng nợ

Chính phủ ở một số nước hoặc trong phạm vi nhỏ hơn là các doanh nghiệp không có khả năng trả được những món nợ đã mượn, lúc này ta gọi đó là cuộc khủng hoảng nợ. Khủng hoảng nợ không quá nguy hiểm như khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu, bởi suy cho cùng nó chính là mối quan hệ cần giải quyết giữa chủ nợ và con nợ.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới

Thế giới đã phải chứng kiến rất nhiều các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, để lại những hậu quả khó khắc phục trong khoảng thời gian ngắn.Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đã chứng minh tầm quan trọng cho vấn đề khủng hoảng kinh tế là gì. Có thể kể đến một số cuộc khủng hoảng kinh tế như sau.

  • Khủng hoảng hoa Tuylip Hà Lan năm 1637 hay còn được nhắc đến với tên gọi Hội chứng hoa Tuylip
  • Khủng hoảng tín dụng ở Anh năm 1772
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 hay còn gọi là Cuộc đại suy thoái từ 1929 đến 1939 bắt đầu từ phố Wall Mỹ
  • Khủng hoảng giá dầu OPEC năm 1973 nổ ra khi các quốc gia thành viên của OPEC chống lại Mỹ vì sự hỗ trợ vũ trang của Mỹ cho Isreal trong thời kì chiến tranh lần thứ tư giữa Ả Rập và Isreal
  • Khủng hoảng kinh tế châu Á diễn ra vào năm 1997 bắt đầu tại Thái Lan, sau đó lan rộng đến các nước Đông Á
  • Khủng hoảng tài chính 2007 2008 bắt đầu từ khu bong bóng nhà đất ở Mỹ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam một cách sâu sắc.
Người đăng: hoy Time: 2020-10-02 16:04:20

Video liên quan

Chủ Đề