Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Nếu bạn tò mò muốn tìm hiểu về tài sản đảm bảo, nó bao gồm những gì? Bạn muốn hiểu quy trình đánh giá ra sao và những lợi ích, rủi ro mà nó mang lại là gì? thì bài viết này dành cho bạn. Hãy cũng Vietcap tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Tài sản đảm bảo bao gồm những gì?

Tài sản đảm bảo là tài sản mà một cá nhân hoặc tổ chức thế chấp đặt làm đảm bảo cho khoản vay hoặc các nghĩa vụ tài chính khác. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản vật chất như nhà cửa, tài sản vô hình như quyền sử dụng đất, hoặc tài sản tài trợ như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nó giúp đảm bảo cho người cho vay có đủ tài sản để thế chấp cho khoản vay của họ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho người cho vay và đồng thời cũng tạo động lực cho người vay để duy trì sự thực hiện các khoản vay của họ. Nếu người vay không thực hiện các khoản vay của mình đúng thời hạn, người cho vay có thể tiến hành thực hiện tài sản đảm bảo để thu hồi khoản vay của họ.

Tài sản đảm bảo đối với người vay là giúp họ có được khoản vay một cách dễ dàng hơn và với lãi suất thấp hơn. Tài sản đảm bảo cũng giúp nâng cao khả năng vay vốn của người vay và cải thiện các điều kiện vay của họ.

Tài sản đảm bảo sẽ bị tịch thu nếu bên vay không thực hiện trả các khoản vay của mình đúng thời hạn. Do đó, người vay nên tận dụng khoản vay của mình một cách có trách nhiệm và tránh tình trạng thiếu khả năng trả nợ.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Ví dụ về tài sản đảm bảo: Khi một người muốn vay tiền để mua một căn nhà. Ngân hàng có thể yêu cầu người vay cung cấp căn nhà đó là tài sản đảm bảo cho khoản vay. Trong trường hợp người vay không thể trả nợ, ngân hàng có thể sử dụng căn nhà đó để đảm bảo trả lại số tiền vay. Nếu người vay không thể hoàn trả khoản nợ, ngân hàng sẽ đấu giá căn nhà và sử dụng số tiền thu được để trả nợ cho họ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi cho vay tiền.

Tài sản đảm bao gồm những gì?

Có nhiều loại tài sản có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo, tùy thuộc vào từng loại hợp đồng hay khoản vay cụ thể. Dưới đây là một số loại tài sản đảm bảo phổ biến:

Tài sản bất động sản: Bao gồm đất đai, nhà cửa, tòa nhà, văn phòng, kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn...

Tài sản thế chấp: Bao gồm tài sản cầm cố như ô tô, máy móc, thiết bị, hàng hóa, chứng khoán, quyền sử dụng đất...

Tài sản trí tuệ: Bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, giấy phép kinh doanh...

Tiền gửi tại ngân hàng: Khi vay tiền từ ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tiền gửi tại ngân hàng của mình làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Quyền thu phí, doanh thu: Bao gồm các khoản thu phí hoặc doanh thu từ các dự án đang triển khai, chẳng hạn như thu phí cầu đường, phí sử dụng các công trình hạ tầng...

Quy trình đánh giá tài sản đảm bảo

Quy trình đánh giá tài sản đảm bảo thường bao gồm 5 bước sau đây:

Bước 1: Xác định các tài sản đảm bảo

Đầu tiên, người đánh giá sẽ xác định các tài sản được sử dụng làm đảm bảo cho khoản vay. Các tài sản này có thể là tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh, tài sản khác.

Bước 2: Xác định giá trị của tài sản đảm bảo

Tiếp theo, người đánh giá sẽ xác định giá trị thực của tài sản đảm bảo. Điều này thường đòi hỏi phải có sự chuyên môn trong lĩnh vực định giá tài sản như định giá tài sản bất động sản, định giá tài sản chứng khoán, định giá tài sản thương hiệu v.v.

Bước 3: Đánh giá tình trạng của tài sản

Sau khi xác định giá trị của tài sản, người đánh giá cũng cần phải đánh giá tình trạng của tài sản để đưa ra nhận định về khả năng bảo vệ tài sản và giá trị của tài sản trong thời gian tới.

Bước 4: Phân tích rủi ro

Tiếp theo ở bước này, người đánh giá sẽ phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản đảm bảo và ước tính mức độ rủi ro của khoản vay.

Bước 5: Đưa ra đánh giá tổng thể

Cuối cùng, người đánh giá sẽ đưa ra đánh giá tổng thể về khả năng của khoản vay được đảm bảo bởi tài sản đảm bảo. Đánh giá này sẽ được sử dụng để xác định mức độ rủi ro của khoản vay và giá trị của tài sản đảm bảo, từ đó giúp các nhà tài chính đưa ra quyết định về việc cho vay và các điều kiện vay.

Lợi ích và rủi ro của tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo (collateral) là một khoản tài sản được đưa ra nhằm đảm bảo cho khoản vay của người vay. Tài sản đảm bảo được xem như một công cụ bảo đảm cho bên cho vay, và có những lợi ích và rủi ro riêng đối với cả bên cho vay và bên cho vay.

Tài sản bảo đảm là gì và những điều cần lưu ý là điều mà chúng ta cần biết rõ trước khi thực hiện các giao dịch thế chấp. Tài sản bảo đảm đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đặc biệt là để bảo đảm các khoản vay và nghĩa vụ tài chính. Hãy cùng Yuanta Việt Nam khám phá thêm những thông tin về thuật ngữ này và tầm quan trọng của nó trong thế giới tài chính.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Tài sản bảo đảm là gì? Những lưu ý trước khi thực hiện thế chấp

Tài sản bảo đảm là các loại tài sản được sử dụng với mục đích làm bảo đảm cho một khoản vay hoặc là nghĩa vụ tài chính khác. Mục đích của các loại tài sản bảo đảm thường là để chắc chắn rằng người vay có thể trả nợ đúng hẹn và đáp ứng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình.

Ví dụ trong các cuộc giao dịch tài chính, khi xuất hiện hoạt động vay tiền của một người hoặc một tổ chức nào đó từ các ngân hàng, tổ chức tài chính; người vay thường phải mang các loại tài sản khác như bất động sản, tài sản vật chất (như máy móc, xe) hoặc các tài sản tài chính (như chứng khoán, tiền gửi ngân hàng) để ấn định làm tài sản bảo đảm.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Tài sản bảo đảm thường xuất hiện trong giao dịch tài chính

Trong trường hợp người vay không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay đó có quyền thụ hưởng hoặc thanh lý tài sản bảo đảm để có thể thu hồi lại được số tiền cho vay. Việc sử dụng tài sản bảo đảm cũng sẽ có thể khác nhau tùy thuộc vào giá trị của khoản vay. Nội dung hợp đồng, các điều kiện và điều khoản sẽ được thống nhất giữa bên vay và bên cho vay.

Tài sản bảo đảm là các tài sản được sử dụng với mục đích làm bảo đảm cho các khoản vay tài chính và các nghĩa vụ liên quan. Thuật ngữ này xuất hiện cũng giúp cho bên cho vay được bảo vệ về quyền lợi. Khi không thu hồi được nợ thì bên cho vay vẫn có thể thu hồi nợ nhờ vào các tài sản thế chấp của người vay. Và không phải tất cả các khoản vay đều yêu cầu có tài sản bảo đảm.

Quy định của pháp luật hiện hành về tài sản bảo đảm

Tại Điều 4, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã đề ra các quy định về tài sản bảo đảm:

  • Các lĩnh vực có quy định xử lý tài sản bảo đảm đặc thù thì phải thực hiện theo những quy định đó. Một số lĩnh vực đó là: đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ…

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Quy định về tài sản bảo đảm có tính đặc thù

Trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc các bên liên quan tuyên bố phá sản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của Pháp luật về trường hợp phá sản.

  • Thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm được chấp nhận khi các thỏa thuận đó phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Dân sự, không vi phạm luật.
  • Trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.
  • Trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài sản để bảo đảm cho các giao dịch dân sự

  • Thỏa thuận bảo đảm: Khi sử dụng tài sản để làm bảo đảm cho các cuộc giao dịch, các bạn cần phải có biên bản thỏa thuận sự hợp tác giữa các bên liên quan.
  • Tuân thủ pháp luật: Cần tuân thủ các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm được quy định để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng.
  • Giá trị tài sản: Việc xác định giá trị của tài sản là việc rất quan trọng. Trên thực tế, giá trị của tài sản bảo đảm thường lớn hơn so với nghĩa vụ tài chính phải thực hiện. Để khi xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu được đủ để chi trả cho các nghĩa vụ tài chính liên quan như chi phí xử lý tài sản, các thủ tục,…

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Giá trị tài sản bảo đảm rất quan trọng

Nguyên tắc của tài sản bảo đảm

Để mang tài sản ra bảo đảm cũng cần phải đáp ứng theo những quy định của Pháp luật. Tại Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra định nghĩa về tài sản như sau:

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Để tài sản trở thành tài sản bảo đảm, Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã đề cập tại Điều 8, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
  2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
  3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
  4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Tài sản đảm bảo là gì là khái niệm mà người đi vay nên hiểu

Xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn như thế nào?

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn cũng có thể được quy định rõ theo luật tại các địa phương, hoặc các bên tự đề cập và quy định trong hợp đồng thế chấp. Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đều phải được xác định rõ ràng để đảm bảo quá trình xử lý tài sản được diễn ra một cách công bằng và tuân thủ quy định của pháp luật.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Xử lý tài sản bảo đảm phải được nêu rõ trong hợp đồng

Theo Điều 299, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Trong Bộ luật Dân sự 2015, Điều 303 cũng đã có một số quy định sau về phương thức xử lý tài sản bảo đảm:

  1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
  2. a) Bán đấu giá tài sản;
  3. b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  4. c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  5. d) Phương thức khác do các bên liên quan thống nhất.
  6. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều này đồng nghĩa với việc, các bên liên quan có quyền lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm, nhưng khi không thống nhất được biện pháp xử lý thì tài sản sẽ được tiến hành bán đấu giá.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Hình thức đấu giá áp dụng khi không thống nhất cách giải quyết

Bán đấu giá tài sản

Khi lựa chọn xử lý tài sản bảo đảm bằng cách bán đấu giá tài sản, thì bên nhận bảo đảm đã có quyền đấu giá tài sản đó nếu xuất hiện sự vi phạm của bên bảo đảm. Nếu bên bảo đảm vi phạm thỏa thuận, không thực hiện nghĩa vụ hoặc quá ngày thực hiện nghĩa vụ tài chính, thì ngân hàng hoặc tổ chức cho vay có quyền hợp tác với các tổ chức bán đấu giá để bán tài sản đó đi nhằm thu hồi nợ.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Bên cho vay có quyền ký hợp đồng với đơn vị đấu giá tài sản

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

Theo quy định của Pháp luật tại Điều 430 đến Điều 449 Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản, thì việc ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện việc bán tài sản cũng phải thực hiện đầy đủ các quy trình và tuân thủ đúng Pháp luật. Bên nhận đảm bảo phải thực hiện các quy trình từ chuyển nhượng quyền sở hữu đến việc hoàn thành các thủ tục nộp thuế… Số tiền nhận được từ việc bán tài sản sẽ được xử lý dựa vào quy định trong Bộ luật Dân sự, Điều 307.

Nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

Đây cũng là một trong những phương thức xử lý tài sản bảo đảm phổ biến, được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Điều 305. Việc tiếp nhận tài sản bảo đảm cũng phải tuân thủ về các quy định để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Tài sản bảo đảm được tiếp nhận để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên bảo đảm khi các bên liên quan cho sự thỏa thuận rõ ràng, được trình bày dưới dạng văn bản. Hoặc sự thỏa thuận đó cũng có thể được nêu ra khi tiến hành ký hợp đồng bảo đảm.

Trung tâm giao dịch tài sản đảm bảo là gì năm 2024

Quá trình thỏa thuận phải được thể hiện dưới dạng văn bản

Để hoàn tất các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu tài sản bảo đảm, bên bảo đảm cần phải thực hiện đầy đủ các bước chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Với những trường hợp tài sản bảo đảm có giá trị thấp hơn so với nghĩa vụ tài chính cần phải thực hiện, thì phần nghĩa vụ chưa thanh toán sẽ được xem là nghĩa vụ tài chính không có tài sản bảo đảm. Khi tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ tài chính, thì bên nhận tài sản bảo đảm có nghĩa vụ phải hoàn lại số tiền chênh lệch đó cho bên cung cấp tài sản bảo đảm.

Vậy là Yuanta Việt Nam đã giải thích cho các bạn về tài sản đảm bảo là gì và vấn đề pháp luật liên quan. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích.