Trung quốc đặt giàn khoan 981 vào năm bao nhiêu năm 2024

Theo tin từ Cảnh sát biển Việt Nam, từ 21 giờ ngày 15.7, giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển ra khỏi vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, quay về đảo Hải Nam [Trung Quốc].

Từ ngày 2.5, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung về không mở rộng, làm phức tạp tình hình biển Đông. Trung Quốc còn điều một lực lượng hùng hậu với hơn 100 tàu hộ tống, tàu chiến cùng nhiều máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan. Tuy lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đã ôn hòa, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng biển Việt Nam nhưng phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều động thái khiêu khích làm “dậy sóng” biển Đông, gây mất ổn định và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh khu vực. Các tàu Trung Quốc còn hung hăng, ngang ngược và vô nhân đạo khi nhiều lần rượt đuổi, ném đá, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Trung Quốc bố trí gần 60 tàu các loại để hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Nghiêm trọng nhất là vào ngày 26.5.2014, tàu cá ĐNa 90152 cùng 10 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm và ngăn cản nỗ lực cứu ngư dân từ các tàu Việt Nam. Thậm chí, trong những ngày đầu tháng 7, Trung Quốc còn bắt giữ 2 tàu cá cùng 13 ngư dân Việt Nam khi những người này đang hành nghề đánh bắt cá tại vịnh Bắc Bộ. Trước đó, vào ngày 23.6, Trung Quốc phát hành bản đồ hình dọc với “đường 10 đoạn” “ôm trọn” biển Đông, bị cộng đồng quốc tế lên án và không công nhận tấm bản đồ trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Còn nhớ, trong lúc tình hình tiếp tục leo thang trên biển Đông thì tại một hội nghị quốc gia, người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo tăng cường phòng thủ biên giới cả trên bộ và trên biển.

Trong 75 ngày, căng thẳng biển Đông trở thành điểm nóng trong khu vực và trên trường quốc tế, tin bài về biển Đông xuất hiện dày đặc trên các trang báo nhiều nước. Người Việt khắp năm châu đã có những hành động thiết thực hướng về quê hương, biển đảo, các chuyên gia, học giả, các nhà lãnh đạo các quốc gia cùng đông đảo bạn bè quốc tế bày tỏ quan điểm ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, mặt khác, tất cả đều lên án hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp của Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đem lại hòa bình cho khu vực.

Trong 75 ngày qua cũng như trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục kêu gọi cả dân tộc Việt Nam đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để giải quyết căng thẳng theo luật pháp quốc tế cũng như yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi gây leo thang căng thẳng trong khu vực, trên hồ sơ biển Đông.

Giàn khoan Trung Quốc sẽ tiếp tục khoan thăm dò ở vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Reuters nói, chỉ vài hôm sau khi Tân Hoa Xã tuyên bố hoàn tất hoạt động tại một địa điểm ngoài khơi Việt Nam.

Trang mạng của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc hôm thứ Ba 25/6 đăng thông báo mới nói giàn khoan này sẽ tiếp tục thăm dò cho tới 20/10 tại một địa điểm chỉ lui lên phía bắc một chút so với địa điểm trước.

Vị trí mới sẽ cách bờ biển Việt Nam về phía đông khoảng 110 hải lý, và cách thành phố Tam Á của đảo Hải Nam chừng 72 hải lý về phía nam.

Đây sẽ là đợt hoạt động thứ ba liên tiếp của giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực gần với đường bờ biển của Việt Nam.

Trước đó, trong thời gian từ 25/6 đến 20/8, Hải Dương 981 đã hoạt động tại vùng biển có tọa độ được một chuyên gia giải thích là cách Việt Nam 104 hải lý và cách Hải Nam 68 hải lý, là vị trí mà Trung Quốc nói hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc.

Hồi tháng Năm, giàn khoan 981 tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1, chỉ khác chút ít so với vị trí nó chuyển tới sau đó.

Nguồn hình ảnh, bizlive.vn

Chụp lại hình ảnh,

Sự kiện giàn khoan 981 vào Biển Đông hồi tháng 5/2014 đã dẫn tới đối đầu trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc

Giới chức Việt Nam trong các phỏng vấn với báo giới trong nước nói vị trí giếng Lăng Thủy "ở ngoài vùng biển Việt Nam".

Lân đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam là 1/5/2014, đặt tại địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý, sự kiện làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt Nam cả ở trong và ngoài nước.

Trung Quốc trong những năm gần đây đã ngày càng quyết liệt trong việc tỏ thái độ xác lập chủ quyền trên Biển Đông, nơi có tuyến hải hành quan trọng với hàng hóa qua lại trị giá 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm.

Bắc Kinh đã lên án việc Philippines mang vấn đề ra trọng tài quốc tế đòi phân xử, trong lúc tiếp tục xây lấn, mở rộng đảo và các bãi đá mình đang kiểm soát.

Hồi tuần trước, một bản phúc trình mới của Ngũ Giác Đài nói Trung Quốc đã xây lấn ở quần đảo Trường Sa nhiều hơn nhiều so với những gì người ta biết trước đó.

Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đôla thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc [CNOOC], một công ty quốc doanh và là hãng sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.

Đợt thăm dò từ cuối tháng Sáu tới cuối tháng Tám vừa rồi của giàn khoan 981 được Tân Hoa Xã nói là lần thăm dò lần đầu tiên ở vùng có nhiệt độ cao, áp suất lớn và nước sâu.

Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan 981?

Vào tối hôm 15/7, phía Trung Quốc thông báo họ đã rút giàn khoan Hải Dương 981 về vị trí gần đảo Hải Nam vì lý do 'mùa mưa bão đã đến', theo Tân Hoa Xã.

Giàn khoan 981 vào Việt Nam khi nào?

Đến 16h ngày 02/5/2014, giàn khoan HD- 981 được thả trôi tại tọa độ 15°29'58” vĩ Bắc - 111°12'06”, kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cùng 27 tàu bảo vệ của phía T.Q. - Ngày 04/5/2014: Giàn khoan HD- 981 mới thả được 02 neo và 1 số neo phụ.

Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam khi nào?

Từ ngày 2/5/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 trên Biển Đông, tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Đặt giàn khoan để làm gì?

Giàn khoan là một cấu trúc nặng tới hàng chục ngàn tấn, được con người xây dựng và lắp đặt trên bề mặt nước biển để khoan các giếng dưới đáy đại dương nhằm khai thác và xử lý dầu, khí thiên nhiên. Tùy thuộc vào dạng địa hình, cấu trúc đáy biển hay mục đích sử dụng mà người ta sử dụng các loại giàn khoan khác nhau.

Chủ Đề