Trung gì gây ra bệnh kiết lỵ?

Để hiểu rõ kiết lỵ là gì, trước tiên, cần biết rằng kiết lỵ là một bệnh đường ruột gây ra do nhiễm vi khuẩn như salmonella và shigella. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua khi tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Chúng cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong môi trường nước bị ô nhiễm.

Kiết lỵ là bệnh phổ biến, có thể ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở trẻ em từ 2 – 4 tuổi, bệnh kiết lỵ xảy ra thường xuyên hơn. Kiết lỵ phổ biến trong mùa hè hơn mùa đông. Bạn có thể phòng ngừa căn bệnh này cho bản thân và gia đình bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng kiết lỵ là gì, kéo dài bao lâu?

Bạn thắc mắc triệu chứng kiết lỵ ở người lớn và trẻ em là gì? Các triệu chứng bệnh kiết lỵ thường gặp là tiêu chảy [thường phân sẽ có máu], sốt và đau quặn bụng, bắt đầu 1 hoặc 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Vậy, người lớn hoặc em bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi? Các triệu chứng bệnh kiết lỵ thường kéo dài 5 – 7 ngày. Ở một số người bị kết lỵ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, tình trạng tiêu chảy có thể rất nghiêm trọng cần phải nhập viện để được chăm sóc y tế đúng cách và kịp thời. Một số người bị nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng gì nhưng vẫn có thể lây lan mầm bệnh cho người khác.

Các triệu chứng khác của bệnh kiết lỵ là gì? Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh hay băn khoăn không biết bị kiết lỵ uống thuốc gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không?

Để biết kiết lỵ là gì thì không thể không tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh kiết lỵ. Người bị kiết lỵ nếu không được điều trị kịp thời có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như: thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa do amip…

Kiết lỵ là một căn bệnh về tiêu hóa và có khả năng lan truyền qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm phân. Bệnh thường được thấy ở những vùng nhiệt đới có tình trạng vệ sinh kém. 

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

2. Triệu chứng của bệnh kiết lỵ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ

4. Biến chứng của bệnh kiết lỵ

5. Điều trị bệnh kiết lỵ

6. Phòng chống bệnh kiết lỵ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng của ruột dẫn đến tiêu chảy nặng và có kèm theo máu. Trong một vài trường hợp, chất nhầy có thể có trong phân. Tình trạng này thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Kiết lỵ thường lây lan do hậu quả của tình trạng kém vệ sinh. Ví dụ, nếu một người nào đó bị kiết lỵ và không rửa tay sau khi đi vệ sinh, tất cả mọi thứ anh ta chạm vào đều có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh.

Sự nhiễm bệnh còn được lan truyền qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm phân. Rửa tay cẩn thận và vệ sinh hợp lý có thể giúp phòng ngừa bệnh kiết lỵ và giữ nó không lây lan. Hầu hết các trường hợp bệnh kiết lỵ thường do nguyên nhân vi khuẩn hoặc amibe.

Kiết lỵ do vi khuẩn thường được gây ra bởi một trong các loài vi khuẩn Shigella, Campylobacter, Salmonella, hoặc giống E. coli gây tiêu chảy ra máu. Tiêu chảy do Shigella còn được gọi là bệnh lỵ Shigella. Bệnh lỵ Shigella là thể thường gặp nhất của kiết lỵ, với khoảng 500.000 ca được chẩn đoán hàng năm tại Hoa Kỳ.

Kiết lỵ do amibe được gây ra bởi một loài ký sinh trùng đơn bào gây bệnh đường ruột. Thể này còn được gọi là bệnh lỵ amibe. Lỵ amibe ít gặp hơn ở những quốc gia phát triển. Bệnh thường được thấy ở những vùng nhiệt đới có tình trạng vệ sinh kém. 

Bên cạnh triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy ra máu, tiêu phân nhày đàm, các triệu chứng khác có thể gặp là:

  • Đau quặn bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt 38 độ C hoặc hơn
  • Mất nước, tình trạng này có thể trở thành nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị

Các biểu hiện của bệnh kiết lỵ

Không phải lúc nào cũng cần thiết phải gặp bác sĩ khi bạn bị kiết lỵ vì bệnh thường có xu hướng khỏi trong vòng một tuần hoặc hơn.

Tuy nhiên, cần phải đi gặp bác sĩ nếu triệu chứng của bạn trầm trọng hoặc nó không được cải thiện. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có đi du lịch dạo gần đây.

Nếu triệu chứng của bạn nặng nề hoặc kéo dài, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh ngắn hạn. Nếu bạn bị kiết lỵ rất nặng, bạn có thể phải cần điều trị tại bệnh viện trong một vài ngày.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

Bệnh lỵ Shigella và lỵ amibe chủ yếu là hậu quả của tình trạng vệ sinh kém. Điều này liên quan đến môi trường nơi mà người chưa bị kiết lỵ tiếp xúc với chất phân của người bị kiết lỵ.

Sự tiếp xúc này có thể qua:

  • Thực phẩm nhiễm bẩn
  • Nước uống nhiễm bẩn
  • Người nhiễm bệnh không rửa tay
  • Bơi lội tại nơi nước nhiễm bẩn, như ao hồ, bể bơi
  • Sự tiếp xúc cơ thể

Các vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ

Trẻ em có nguy cơ bị bệnh kiết lỵ Shigella cao nhất, Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có khả năng bị bệnh dù ở bất kì độ tuổi nào. Bệnh lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc người với người và qua thực phẩm, thức uống nhiễm bẩn.

Lỵ Shigella thường lây truyền cho những người tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh, chẳng hạn những người ở:

  • Chung nhà
  • Trung tâm chăm sóc y tế
  • Trong trường
  • Trong viện dưỡng lão

Lỵ amibe chủ yếu lây truyền qua việc ăn các thực phẩm bị nhiễm bẩn hay uống nguồn nước ô nhiễm trong các khu vực nhiệt đới có tình trạng vệ sinh kém.

Trong một số trường hợp, kiết lỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Chúng bao gồm:

Viêm khớp hậu nhiễm: Biến chứng này gặp ở khoảng 2% số người nhiễm một giống Shigella cụ thể có tên là S. flexneri. Những người này có thể phát triển triệu chứng viêm khớp, kích ứng mắt và tiểu gắt buốt. Viêm khớp hậu nhiễm có khả năng kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm.

Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này hiếm gặp và thường ảnh hưởng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn người bị HIV hoặc ung thư.

Động kinh: Thỉnh thoảng trẻ nhỏ có thể có các cơn co giật toàn thể. Nguyên nhân vì sao xảy ra động kinh vẫn chưa được hiểu rõ. Biến chứng này nhìn chung có thể hồi phục mà không cần điều trị.

Hội chứng tán huyết và tăng ure huyết [HUS]: Một type vi khuẩn Shigella, S. dysenteriae, đôi khi có thể gây HUS thông qua sự sản xuất độc tố gây phá hủy hồng cầu.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, lỵ amibe có thể dẫn đến abces gan, hoặc lây lan ký sinh trùng đến phổi hay não.

Phần lớn những người bị kiết lỵ có thể tự khỏi mà không cần đi khám bệnh. Nếu bạn hoặc con bạn có triệu chứng nặng nề hoặc sốt cao, bạn có thể cần sự điều trị.

Những gì bạn có thể làm

Trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể sẽ cần ghi lại một danh sách những câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Triệu chứng của bạn/con bạn là gì?
  • Triệu chứng bắt đầu khi nào?
  • Bạn/con bạn có từng tiếp xúc với người bị kiết lỵ không?
  • Bạn/con bạn có bị sốt không? Nếu có thì sốt bao nhiêu độ?

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trong khi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ đè lên một vài vùng bụng của bạn để kiểm tra triệu chứng đau bụng hoặc đau khi sờ. Bác sĩ có thể sẽ dùng miếng gạc cotton để thu lấy mẫu phân đem cấy hoặc hướng dẫn bạn lấy và vận chuyển mẫu phân từ nhà đến để có thể xét nghiệm tìm bằng chứng nhiễm bệnh.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng của bạn, nơi du lịch gần đây. Bạn nên viết lại bất kỳ nơi nào mà bạn đã đến. Những thông tin này có thể giúp bác sĩ thu hẹp nguyên nhân có khả năng gây ra những triệu chứng của bạn.

Nhiều bệnh khác nhau có thể gây tiêu chảy. Nếu bạn không có triệu chứng khác của kiết lỵ, bác sĩ sẽ yêu cầu những xét nghiệm để chẩn đoán xác định loại vi khuẩn đang tồn tại. Những xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm phân.

Có khả năng bác sĩ sẽ đề nghị thêm các xét nghiệm bổ sung để quyết định kháng sinh nào giúp ích cho điều trị.

Lỵ Shigella mức độ nhẹ thường chỉ cần chữa trị qua việc nghỉ ngơi và bù dịch. Một số thuốc không cần kê toa có thể giúp giảm nhẹ các cơn quặn bụng và tiêu chảy. Tránh dùng các thuốc làm chậm nhu động ruột, vì nó có thể làm tình trạng trở nên tệ hơn.

Lỵ Shigella nặng được điều trị bằng kháng sinh, nhưng vi khuẩn gây bệnh thường kháng thuốc. Nếu bác sĩ kê toa kháng sinh mà bạn không thấy cải thiện triệu chứng sau một vài ngày, hãy báo cho bác sĩ biết. Giống Shigella bạn mắc phải có thể là giống kháng thuốc, và bác sĩ cần điều chỉnh lại phác độ điều trị cho bạn.

Lỵ amibe thường được điều trị bằng kháng sinh diệt ký sinh trùng. Trong một vài trường hợp, thuốc bổ sung sau điều trị có thể cần để chắc chắn tất cả ký sinh trùng đã bị diệt.

Trong một số ca nặng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị truyền dịch qua tĩnh mạch để bù dịch và đề phòng mất nước.

Trường hợp bệnh nhân mất nước quá nhiều cần được truyền dịch

Lỵ Shigella có thể phòng chống bằng việc cải thiện tình trạng vệ sinh, chẳng hạn:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Cẩn thận khi thay tả lót cho em bé bị bệnh
  • Không nuốt phải nước khi đang bơi

Cách tốt nhất để phòng tránh lỵ amibe là cẩn thận trong việc ăn uống khi đi đến những nơi bệnh đang lưu hành. Khi tới những nơi này, bạn nên tránh:

  • Thức uống với đá viên
  • Thức uống không được đóng chai và niêm phong
  • Đồ ăn thức uống hàng rong
  • Trái cây, rau củ đã lột vỏ, trừ khi chính bạn tự gọt vỏ.
  • Sữa tươi, phô mai và các sản phẩm bơ sữa không được tiệt trùng

Những nguồn nước ăn toàn bao gồm:

  • Nước đóng chai, niêm phong còn nguyên vẹn
  • Nước có gas đóng lon hoặc đóng chai, niêm phong còn nguyên vẹn
  • Soda đóng lon hoặc chai, niêm phong còn nguyên vẹn
  • Nước vòi được đun sôi kéo dài ít nhất một phút
  • Nước vòi đã được lọc qua máy lọc 1-micron có bổ sung thuốc chlorine hoặc iodine

Làm sao để ngăn việc lây truyền bệnh kiết lỵ?

Rửa tay là phương pháp quan trọng nhất để ngăn lây truyền bệnh. Bạn sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh cho người khác khi bạn đang bệnh và có triệu chứng. Hãy thực hiện những điều sau đây để tránh việc lây truyền bệnh cho người khác:

  • Rửa tay kỹ với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh.
  • Tạm ngưng đến nơi làm việc hoặc trường học cho đến khi bạn hoàn toàn không còn triệu chứng ít nhất 48 tiếng.
  • Hướng dẫn con bạn rửa tay đúng cách.
  • Không nấu ăn cho người khác cho đến khi bạn hoàn toàn không còn triệu chứng ít nhất 48 tiếng.
  • Không đi bơi cho đến khi bạn không còn triệu chứng ít nhất 48 tiếng. 
  • Khi có thể, hãy tránh xa người khác cho đến khi các triệu chứng của bạn đã ngưng.
  • Giặt sạch tất cả đồ dơ, chăn đệm, khăn ở nhiệt độ nóng nhất có thể có của máy giặt.
  • Rửa sạch chỗ ngồi toilet, bồn cầu, giật bồn cầu, vòi nước, bồn rửa tay với chất tẩy rửa và nước sôi sau khi sử dụng, sau đó dùng chất tẩy uế gia đình.
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn không còn triệu chứng ít nhất 48 tiếng.

Vì Shigella rất dễ lây truyền cho người khác, bạn có thể sẽ cần gửi mẫu phân xét nghiệm xác nhận chắc chắn không còn bệnh để trở lại nơi làm việc, trường học, nhà giữ trẻ. Type shigella mà bạn mắc phải và việc bạn và những người khác có nằm trong nhóm nguy cơ hay không sẽ ảnh hưởng đến thời gian bạn cần phải ngưng việc. 

Khi thấy bản thân hoặc người nhà có các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Chủ Đề